Tác phẩm “Cải ơi!” của Nguyễn Ngọc Tư kể về ba mảnh đời khác nhau. Ông Năm Nhỏ có đứa con gái tên Cải đã bỏ nhà ra đi. Không chịu nổi lời đàm tiếu của làng xóm xung quanh, ông Năm khăn gói đi tìm con. Tuy đã bôn ba qua nhiều nơi, tìm nhiều cách nhưng ông Năm vẫn chưa tìm thấy con Cải. Thậm chí ông còn đi trộm trâu để được lên truyền hình, xin mọi người cho ông nhắn đôi lời “Về nghen con, ơi Cải” nhưng cũng không thành. Tiếng gọi con “Cải ơi” vẫn não nùng khắp ngã ba Sương. Thàn là một anh chàng mê ca hát, quyết định bỏ nhà để đi theo đam mê. Nhưng sau cùng, anh vẫn chỉ là người hát rong. Diễm Thương là cô gái bị ba mẹ bỏ lại ngã ba Sương đã mười tám năm. Hiện cô đang làm tiếp viên tại đây, chờ một ngày ba mẹ sẽ đến tìm lại cô.
Ông Năm có một đứa con gái tên Cải, vì làm mất đôi trâu, sợ đòn nên nó bỏ đi. Làng xóm xung quanh đồn ông giết con nhỏ rồi lấp ở một chỗ đất nào đó. Vợ cũng giận, ông đành khăn gói bỏ xứ đi tìm con. Ông đã đi nhiều nơi nhưng vẫn chưa tìm được con Cải. Ông phục vụ trong đoàn ca múa nhạc để trước giờ diễn, ông được cầm mic nói vài câu: “Cải ơi, ba là Năm Nhỏ nè con…”. Sau khi đoàn ca múa nhạc giải tán, ông dốc hết vốn liếng mua xe kẹo kéo để kéo đi khắp ngã ba Sương vừa mưu sinh vừa tìm con. Ngoài ra, ông còn tìm mọi cách để lên truyền hình, nói vài câu “Cải ơi, về đi con”. Thậm chí ông còn đi ăn trộm trâu để được lên tivi nhưng tất cả đều không thành vì “nhà đài người ta chứ có phải chợ trời đâu”. Đồng hành cùng ông Năm là Thàn. Thàn mê hát, bỏ nhà ra đi quyết thành danh nhưng anh cũng chỉ đi hát ở đoàn ca múa nhạc rồi hát kẹo kéo rong. Diễm Thương là cô gái bị ba mẹ bỏ lại ngã ba Sương đã mười tám năm, hiện đang làm tiếp viên cho quán bia. Thàn và Diễm Thương yêu nhau nhưng không được người nhà Thàn chấp nhận.
“Cải ơi!” kể về hành trình đi tìm con của ông Năm Nhỏ. Đứa con gái riêng của vợ ông tên Cải. Vì làm mất đôi trâu, sợ đòn nên nó bỏ đi. Bị hàng xóm dèm pha rằng ông Năm giết nó rồi lấp đi chỗ nào đó, bị vợ giận, ông Năm đã rời Cỏ Cháy để đi tìm con. Ông lang bạt khắp nơi, dừng chân ở một đoàn ca múa nhạc làm sai vặt. Trước mỗi buổi diễn, ông đều cầm mic và nói: “Cải ơi, ba là Năm Nhỏ nè con…”. Sau khi đoàn ca múa nhạc giải tán, ông mua loa kẹo kéo mưu sinh ở ngã ba Sương. Tiếng gọi tìm con của ông Năm não nề vang khắp ngã ba. Thế nhưng vẫn chưa tìm thấy con Cải, ông quyết định chuyển hướng sang việc lên tivi để tìm con. Vì giá tiền để được lên tivi quá mắc mà còn phải nói theo kịch bản, ông đành tìm cách khác. Ông Năm Nhỏ đã đi trộm trâu rồi hiên ngang mang đi bán. Khi bị bắt và áp giải về đồn, ông xin được ghi hình và nhắn nhủ “...Về nghe con, ơi Cải…”. Vậy mà khi chương trình lên sóng, người ta chỉ thấy ông già nhép miệng một cách tuyệt vọng. Ngoài ông Năm, tác phẩm còn nhắc đến Thàn và Diễm Thương. Thàn là một người mê ca hát, tuy bị ba cấm cản nhưng anh vẫn quyết bỏ nhà đi đến khi thành tài sẽ trở về. Qua hai năm, ba Thàn đã mất, còn anh cũng chỉ là người hát rong. Diễm Thương là cô gái tiếp viên bị ba mẹ bỏ rơi mười tám năm. Khi Thàn đưa Diễm Thương về nhà, mọi người đều biết nghề nghiệp của cô. Hai người lại quay lại ngã ba Sương mưu sinh.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
“Cải ơi!” mang đến cho người đọc nỗi buồn thấm thía về những mảnh đời nhỏ bé, bất lực trước số phận. Mời em tham khảo thêm những bài mẫu khác hiện đang có trên Taimienphi.vn như: Soạn bài Cải ơi!; Soạn bài Nhớ đồng; Soạn bài Chí Phèo; Tóm tắt Lời tiễn dặn.