Thiết kế phẳng là gì?

Về cơ bản, có thể hiểu các thành phần đồ họa trong thiết kế phẳng được làm cho đơn giản nhất với những đặc tính như màu sắc rõ ràng, góc cạnh, không gian mở và được thể hiện dưới dạng hai chiều.

Để tìm hiểu chi tiết thiết kế phẳng là gì, bạn đọc cùng tham khảo tiếp bài viết dưới đây của Taimienphi.vn.

1. Thiết kế phẳng là gì?

Thiết kế phẳng (flat design) là phong cách thiết kế theo chủ nghĩa tối giản, với không gian mở và tất cả được thể hiện dạng hai chiều, màu sắc rõ ràng. Phong cách thiết kế này trái ngược với phong cách thiết kế mô phỏng (skeuomorphic) tạo ra ảo ảnh 3 chiều thông qua việc sao chép các thuộc tính thực. Một số ví dụ điển hình về giao diện phẳng như giao diện Windows 8, iOS 7 của Apple và giao diện Material Design của Google.

Thiết kế phẳng được phát triển cho giao diện Responsive cho trang web, trong đó bố cục trang web được thiết kế phù hợp cho các kích cỡ và màn hình khác nhau, chứ không thiết kế một giao diện cố định như trước.

Bằng cách sử dụng các hình dạng đơn giản và kết cấu tối thiểu, thiết kế phẳng đảm bảo các giao diện Responsive hoạt động tốt và tải nhanh (điều này đặc biệt quan trọng vì các thiết bị di động có tốc độ Internet chậm hơn), đồng thời giảm độ nhiễu hình ảnh (dưới dạng kết cấu và bóng) thiết kế phẳng mang đến cho người dùng trải nghiệm liền mạch và tối ưu hơn.

2. Vai trò của thiết kế phẳng Flat Design

Trong thiết kế web, xu hướng thiết kế phẳng mang lại nhiều lợi ích, chẳng hạn như hiển thị hình ảnh tốt hơn, mang đến cho người dùng trải nghiệm web tốt hơn, marketing và SEO. Thiết kế phẳng được sử dụng phổ biến nhất trên các trang web như Apple, Google+ và Microsoft và các trang web liên quan đến kỹ thuật, công nghệ.

Người dùng Windows 8 đã quá quen thuộc với giao diện phẳng, vì hệ điều hành này chỉ sử dụng duy nhất giao diện phẳng. Giao diện phẳng giúp ngăn các trang web bị quá tải bởi các quảng cáo và đồ họa không cần thiết. Ngoài ra thiết kế giao diện này xảy ra ít lỗi hơn so với cách thiết kế UI truyền thống.

3. Ưu điểm của thiết kế phẳng

Thiết kế phẳng không sử dụng các hiệu ứng hình ảnh như đổ bóng hay dập nổi (điều này có thể gây ra các sự cố tương thích trên các trình duyệt), vì vậy thiết kế này xảy ra ít lỗi hơn so với cách thiết kế UI truyền thống.

Ngoài ra giao diện phẳng có xu hướng đơn giản, không đi sâu vào chi tiết, hiệu ứng nhưng vẫn mang lại cho người dùng sự thoải mái với giao diện sắp xếp gọn gàng và tinh tế.

4. Nhược điểm của thiết kế phẳng

Xu hướng thiết kế phẳng được xem là thử thách lớn cho các nhà thiết kế vì họ phải làm sao để thiết kế ra một sản phẩm tuy đơn giản mà vẫn đảm bảo tính độc đáo, đặc trưng của nó.

Bên cạnh đó việc thiết các hiệu ứng hình ảnh cũng gây khó khăn cho các nhà thiết kế trong việc che giấu những điểm không hoàn hảo trong thiết kế của mình.

Như vậy bài viết trên đây Taimienphi.vn vừa giải đáp cho bạn thắc mắc thiết kế phẳng (flat design) là gì? Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc câu hỏi nào cần giải đáp, bạn đọc có thể để lại ý kiến của mình trong phần bình luận bên dưới bài viết.

Lấy cảm hứng từ các thiết kế UI phổ biến của các ông lớn công nghệ như Microsoft và Apple, thiết kế phẳng đang trở thành xu hướng trong ngành thiết kế hiện nay, vậy thiết kế phẳng là gì? Bạn đọc cùng tham khảo tiếp bài viết dưới đây của Taimienphi.vn để tìm hiểu thêm thông tin nhé.
UI là gì? Khái niệm và phân loại
Học thiết kế đồ họa trường nào tốt?
Tiện ích Chrome mở rộng cho thiết kế web
Duyệt Web ở chế độ "thiết kế đáp ứng" - Responsive Web Design trên Firefox
(Giveaway) Bản quyền miễn phí SliceMaker Standard, thiết kế website
Link tải Adobe Animate CC 2020 trên Google Drive

ĐỌC NHIỀU