Để hiểu rõ hơn về Window Manager và Desktop Environment, cũng như sự khác nhau giữa Window Manager và Desktop Environment. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây của Taimienphi.vn.
Window Manager là gì?
Window Manager (trình quản lý cửa sổ) là phần mềm trên hệ điều hành, quản lý các cửa sổ đang mở. Trên hệ điều hành Linux có rất nhiều Windows Manager, và mỗi Windows Manager quản lý các ứng dụng theo cách khác nhau.
Khi nói đến Window Manager, nó được coi là “xương sống” trong desktop enviroment (môi trường máy tính). Ví dụ khi cài đặt XFCE4, bạn sẽ nhận được hệ thống quản lý cửa sổ XFCE đi kèm với trình quản lý file, bảng điều khiển và một số chương trình. Như vậy, bạn có thể tìm driver bằng Window Manager
Không phải ai cũng muốn gói phần mềm đi kèm được cấu hình sẵn mọi thứ. Người dùng Window Manager trên Linux thường thích kiểm soát hoàn toàn và toàn bộ các phần trên máy tính của họ.
Khi cài đặt Window Manager (chẳng hạn như Fluxbox, Openbox, Awesome WM, …), bạn sẽ không nhận được các chương trình đi kèm. Tất cả bạn nhận được là một trình quản lý. Đó là một trải nghiệm máy tính hoàn toàn khác biệt và độc đáo mà bạn phải tự xây dựng.
Ưu và nhược điểm của Window Manager
Ưu điểm:
- Chiếm dụng ít bộ nhớ / CPU, hầu hết là Desktop Enviroment.
- Cấu hình cao, người dùng có thể thoải mái sử dụng.
- Nhiều tùy chỉnh hơn trong Desktop Enviroment (môi trường máy tính).
- Window Manager thường là keyboard-centric (bàn phím trung tâm), người dùng không cần sử dụng chuột để hoàn tất công việc.
Nhược điểm:
- Không thân thiện với người dùng như desktop enviroment.
- Không hấp dẫn trực quan như desktop enviroment.
- Không đi kèm gói chương trình hoặc cấu hình mặc định.
- Đường cong học tập cao.
Desktop Environment là gì?
Desktop Environment (môi trường máy tính) là tập hợp các chương trình được kết hợp với nhau để tạo không gian làm việc, đi kèm một Window Manager (trình quản lý cửa sổ) , bảng điều khiển, bộ chương trình mặc định (trình soạn thảo văn bản, trình phát nhạc, …), trình quản lý file và trình mô phỏng terminal, … và một số trình khác.
Trên mỗi máy tính, sẽ có một thứ gì đó hoàn toàn khác biệt. Mỗi lần đăng nhập Desktop Enviroment (môi trường máy tính), bạn sẽ có trải nghiệm người dùng hoàn toàn khác biệt. Điều này là bởi vì mỗi một nhà sản xuất máy tính có cách nhìn riêng của họ - cách mà họ nghĩ Linux hoạt động như thế nào trên máy tính.
Một số người dùng Linux thích sử dụng máy tính của họ bên trong Window Manager thay vì sử dụng Desktop Enviroment, vì họ cho rằng việc sử dụng Desktop Enviroment hơi cồng kềnh.
Nhiều người dùng Linux khác có xu hướng thích sử dụng máy tính của họ trong Desktop Enviroment vì họ đánh giá cao các tính năng tiện dụng, hiệu ứng ảnh, các chương trình đi kèm và các trải nghiệm mà Window Manager đơn giản không làm được.
Ưu và nhược điểm của Desktop Environment
Ưu điểm:
- Sau khi cài đặt, bạn sẽ có trải nghiệm máy tính hoàn chỉnh với ít cấu hình cần thiết.
- Nhiều mục bắt mắt trên màn hình desktop.
- Các ứng dụng đi kèm tức là bạn không cần tốn nhiều thời gian để cài đặt các ứng dụng nhỏ nhặt như trình soạn thảo văn bản, trình phát nhạc, trình xem ảnh ... .
- Thận thiện với người dùng với một đường cong học tập thực sự thấp.
Nhược điểm:
- Hơi cồng kềnh và chậm.
- Các chương trình mặc định không phải lúc nào cũng là các chương trình người dùng muốn sử dụng.
- Tuỳ chỉnh đôi khi không được khuyến khuyến.
Khi nói đến việc quản lý, sử dụng máy tính, mỗi người dùng sẽ có cách sử dụng khác nhau. Một số người thích sử dụng Window Manager, nhưng một số khác thì thích sử dụng Desktop Environment. Hy vọng sau bài viết này của Taimienphi.vn, bạn đọc sẽ biết thêm được sự khác nhau giữa Window Manager và Desktop Environment và sẽ lựa chọn được cho mình cái nào sử dụng tốt nhất.
Bạn lựa chọn Window Manager hay Desktop Environment, chia sẻ ý kiến của bạn cho Taimienphi.vn biết nhé.