Soạn bài Ông Đồ của Vũ Đình Liên

Qua phần soạn bài Ông đồ trang 10 SGK Ngữ văn 8, tập 2, các em sẽ hiểu hơn về dụng ý nghệ thuật của nhà thơ Vũ Đình Liên trong việc xây dựng hình ảnh nhân vật ông đồ trong hai thế đối lập của bức tranh Tết: Một ông đồ với mực tàu giấy đỏ mang lại niềm vui cho mọi người với nghệ thuật thư pháp, một ông đồ vẫn với mực tàu giấy đỏ nhưng không được người đời đoái hoài, để ý.
Mục Lục bài viết:
1. Soạn bài Ông Đồ, Ngắn 1
2. Soạn bài Ông Đồ, Ngắn 2
3. Soạn bài Ông Đồ, Ngắn 3

soan bai ong do

Soạn bài Ông Đồ ngắn gọn

 

Soạn bài Ông Đồ, Ngắn 1

Bố cục chia làm 3 phần:
- Phần 1 (khổ 1, 2): Hình ảnh ông đồ xưa.
- Phần 2 (khổ 3, 4): Hình ảnh ông đồ nay.
- Phần 3 (khổ 5): Nỗi hoài niệm của tác giả đối với ông đồ.

Câu 1:

- Trong 2 khổ thơ đầu: hình ảnh ông Đồ viết chữ nho ngày Tết là một hình ảnh đẹp. Ông xuất hiện cùng với "hoa đào", "mực tàu", "giấy đỏ". Ông đem lại niềm vui cho nhiều người khi viết câu đối tết.
- Khổ 3+4: vẫn diễn tả không gian ấy, thời gian ấy, nhưng không khí khác: vắng vẻ theo từng năm, đến giờ thì hầu như không còn "người thuê viết". Giấy cũng buồn, mực cũng sầu.
=> Sự khác nhau gợi cho người đọc cảm xúc thương cảm ông đồ, ông đang bị gạt ra ngoài cuộc sống, ông đang bị lãng quên cùng với thú chơi câu đối một thời.

Câu 2:

Nỗi lòng của tác giả đối với ông đồ: Nỗi niềm thương tiếc của tác giả đối với ông đồ, với giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc.

Câu 3:

Không chỉ hay ở nội dung hoài niệm, bài thơ còn hay ở nghệ thuật:
- Cách dựng cảnh tương phản
- Kết cấu đầu cuối tương ứng.
- Bài thơ làm theo thể năm chữ. Lời lẽ dung dị, không có gì tân kì. Những hình ảnh thơ gợi cả, sinh động và nhuốm đầy tâm trạng.

Câu 4:

Những câu thơ "giấy đỏ buồn không thắm - mực đọng trong nghiên sầu- lá vàng rơi trên giấy - ngoài giời mưa bụi bay" là những câu thơ tả cảnh ngụ tình. Tác giả dùng biện pháp nhân hóa làm cho giấy - mực, những vật vô tri vô giác cũng biết sầu buồn. Nỗi cô đơn hắt hiu của con người khi bị bỏ quên. Cảnh vật tàn tạ, thiên nhiên cũng buồn theo nỗi buồn của con người.

---------------------HẾT BÀI 1------------------------

Hơn nữa, thuyết minh về áo dài là một bài học quan trọng trong chương trình Ngữ Văn 8 mà các em cần phải đặc biệt lưu tâm.

Ngoài nội dung ở trên, các em có thể tìm hiểu thêm phần Kể về một lần em mắc khuyết điểm làm thầy, cô giáo buồn nhằm chuẩn bị cho bài học này.

 

Soạn bài Ông Đồ, Ngắn 2

Câu 1: Hãy phân tích hình ảnh ông đồ ngồi viết chữ nho ngày Tết trong hai khổ thơ đầu và hình ảnh của chính ông đồ ở khổ 3,4. Hãy so sánh để làm rõ sự khác nhau giữa hai hình ảnh đó. Sự khác nhau này gợi cho người đọc cảm xúc gì về tình cảnh ông đồ?

Trả lời:

Phân tích hình ảnh ông đồ ngồi viết chữ nho ngày Tết trong hai khổ thơ đầu và hình ảnh của chính ông đồ ở khổ 3,4:

"Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già"

Hai câu thơ trên thể hiện tết đến với hình ảnh hoán dụ được tác giả sử dụng là " hoa đào nở" và "lại thấy"

Sự lặp lại thời gian giúp ta nhận ra sự xuất hiện đều đặn, gắn bó đã có từ ngàn đời giữa ông đồ và mùa xuân.

Đồng thời hình ảnh :

"Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay."

Qua hình ảnh ta có thể thấy sự trân trọng, nâng niu và gìn giữ văn hóa dân tộc.

Câu 2: Tâm tư nhà thơ thể hiện qua bài thơ như thế nào?

Trả lời:

Tâm tư nhà thơ thể hiện xuyên suốt qua bài thơ:

  • Khổ 1,2: nhà thơ nhớ về hình ảnh tết xưa, những hình ảnh rất đỗi thân thương và mộc mạc thể hiện tình yêu con người, đất nước.
  • Khổ 3,4 hình ảnh tết được nhà thơ khắc họa rất chân thực, độc đáo và chi tiết, hình ảnh ông đồm hoa, đường phố vẫn như xưa.
  • Khổ 5 là sự nuối tiếc không còn sự xuất hiện của ông đồ.

--> Tâm trạng của tác giả vui buồn lẫn lộn, lúc vui lúc buồn nhưng vẫn thể hiện với nền văn hóa dân tộc Việt Nam.

Câu 3: Bài thơ hay ở những điểm nào?

Trả lời:

Bài thơ hay ở những điểm:

  • So sánh hình ảnh ông đồ vẽ chữ khác nhau qua từng năm
  • Những chi tiết dường như quen thuộc: tết đến ông đồ cầm mực giấy ra viết chữ
  • Sự thốn thiếu, trống vắng khi ông đồ không xuất hiện

Câu 4: Phân tích để làm rõ cái hay của những câu thơ sau:

"Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu..."

"Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài giời bụi mưa bay."

Theo em, những câu thơ đó là tả cảnh hay tả tình?

Trả lời:

Theo em, những câu thơ đó vừa tả cảnh vừa tả tình.

Trên đây là bài soạn tác phẩm " Ông đồ", qua tác phẩm ta có thể nhận ra được tinh hoa văn hóa dân tộc mỗi dịp lễ tết. Tác giả đã cho những lớp thế hệ trẻ chúng ta một cái nhìn toàn diện về ông đồ trong mỗi dịp Tết, và bên cạnh đó tác giả cũng bày tỏ sự tiếc nuối khi không còn thấy hình ảnh ông đồ.

 

Soạn bài Ông Đồ, Ngắn 3

Câu 1: (Trang 10 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Trả lời:
a. Hình ảnh của ông đồ già trong hai khổ thơ đầu: Thời kỳ thịnh vượng và đắc chí nhất của ông đồ. Điều này được chứng minh qua các ý sau:
- Theo lệ thường, cứ mỗi dịp tết đến xuân về ông đồ lại “Bày mực tàu giấy đỏ”, xung quanh là khung cảnh đào khoe sắc thắm, phố đông người qua. Sự hiện diện của ông đồ già như là một đều thiết yếu, là nét mực đậm trong văn hóa Tết cổ truyền của dân tộc.
- Thuở đó, dưới chế độ phong kiến thi cử còn rất được xem trọng, là kẻ sĩ chỉ cần có ít chữ trong người đã lấy làm vinh dự lắm. Ông đồ già cũng vậy, đành rằng mua văn bán chữ không phải là việc một kẻ sĩ nên làm, nhưng “Bao nhiêu người thuê viết/Tấm tắc ngợi khen tài”, được sự trọng vọng, thán phục của người đời, âu thế cũng là đáng giá.
- Tài nghệ của ông đồ được thể hiện rõ nhất qua các câu thơ “Hoa tay thảo những nét/Như phượng múa rồng bay”. Thuở xưa người đi mua chữ lại được chứng kiến một màn múa bút điêu luyện như này thì thích chí và tôn sùng lắm, điều này càng khẳng định việc ông đồ đã từng ở ngưỡng danh vọng đắc ý như thế nào.

b. Hình ảnh ông đồ già ở hai khổ thơ 3 và 4: Tình cảnh của ông đồ già khi chế độ phong kiến thi cử bị bãi bỏ, thời kỳ đắc chí đã qua.
- “Nhưng mỗi năm mỗi vắng/Người thuê viết nay đâu?”, lúc này đây chẳng mấy ai còn yêu thích chữ Nho, họ chạy theo một cái gì đó “Tây” hơn. Hình ảnh xưa cũ của ông đồ già đã chẳng còn hợp thời, trở nên lạc lõng giữa dòng người tấp nập qua lại.
- Cũng là giấy đỏ nhưng lại “buồn không thắm”, cũng màu mực ấy nhưng lại “đọng trong nghiên sầu”. Xem ra thế sự xoay vần, tất cả đã xô đẩy ông đồ già đến nghịch cảnh tàn lụi, một nền văn hóa tàn lụi, cảnh còn người mất.
- Hình ảnh “Ông đồ vẫn ngồi đấy”, làm trước mắt người đọc như hiện ra một ông đồ đang bối rối, thất vọng trước hoàn cảnh của bản thân. Thứ mà cả đời ông theo đuổi, vốn là niềm kiêu hãnh cả cuộc đời, từng được bao kẻ trọng vọng, tông sùng nay bỗng nhiên bị ghẻ lạnh trong phút chốc, thử hỏi ai có thể hiểu cho nỗi đau đớn, buồn tủi này?
- Càng đìu hiu hơn với cảnh “Lá vàng rơi trên giấy/Ngoài giời mưa bụi bay”, cái màu vàng tiêu điều, lại rơi trên tấm giấy đỏ, ôi, mỉa mai mà chua xót, như dấu hiệu của sự kết thúc, sự tàn lụi của một thời huy hoàng, rực rỡ. Thêm cơn mưa bụi, loại mưa không thấy tiếng, như là cái hoàn cảnh của ông đồ, chẳng có gì báo trước, cứ lẳng lặng mà khiến người ta đau đớn, buồn tủi khôn nguôi.

Câu 2: (Trang 10 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Trả lời:
Tâm trạng của tác giả trong bài thơ là sự giao hòa của nhiều thứ tình cảm.
- Trước nhất là sự tôn sùng và ngưỡng mộ tài năng của một thế hệ nhà Nho , niềm trân quý nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc đã theo lịch sử nước Nam từ hàng ngàn năm nay.
- Niềm thương xót trước thân phận và hoàn cảnh của những con người bị sự thay đổi của xã hội xô đẩy, rơi vào bước đường thất thế, tàn lụi.
- Đau buồn, tiếc nuối cho một nền văn hóa vốn đẹp đẽ, là tinh hoa của dân tộc nay lại lụi tàn trong khung cảnh tiêu điều, hẩm hiu bởi thế sự xoay vần.

Câu 3: (Trang 10 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Trả lời:
Bài thơ hay ở hai khía cạnh:
a. Nội dung:
Bài thơ mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện được tình người ấm áp, lòng hoài cổ, thương xót, tiếc nuối của tác giả khi chứng kiến một thời phồn vinh, thịnh vượng của Nho học nay lại như đống tro tàn, chẳng còn ai muốn thêm củi: Hệ lụy của sự giao lưu văn hóa Đông – Tây. Sâu trong thâm tâm tác giả có lẽ đang mong muốn thức tỉnh được một bộ phận nào đó, đừng bỏ quên nét đẹp văn hóa chúng ta đã gìn giữ suốt bao năm qua.

b. Nghệ thuật:
- Sử dụng thể thơ ngũ ngôn một cách hài hòa, linh hoạt, uyển chuyển, thể hiện được đầy đủ tâm trạng vui, buồn, tiếc nuối qua những vần thơ nhẹ nhàng, trầm lắng. Từng câu từng chữ tuy ngắn gọn mà súc tích, cả bài thơ mang sắc thái tự sự, chan chứa tâm tình của tác giả. Lời thơ bình dị, trong sáng, không đột phá, nhưng dễ di vào lòng người. Đọc bài thơ ta cứ cảm giác như tác giả đang lẳng lặng kể một câu chuyện có kết thúc buồn với tâm trạng đầy hoài niệm, tiếc nuối.
 - Nghệ thuật xây dựng cảnh tượng đối lập: Một bên là thời kỳ đắc chí của ông đồ với “Bao nhiêu người thuê viết/Tấm tắc ngợi khen tài”, một bên thì cảnh còn người mất, trống vắng hiu hắt “Người thuê viết nay đâu?”. Trước đây thì tay liên tục “thảo những nét”, “Như phượng múa rồng bay”, nay chỉ còn “Giấy đỏ buồn không thắm/Mực đọng trong nghiên sầu”, buồn tủi làm sao?
- Điểm đặc sắc tiếp theo đó là cách xây dựng kết cấu đầu cuối trong bài thơ, tuy đều là cảnh tết đến xuân về, hoa đào nở, nhưng đầu và cuối bài có sự khác biệt rõ rệt. Mở bài cảnh xuân về, ông đồ bày mực tàu giấy đỏ, tươi vui, đắc chí. Cuối bài khép lại cũng là cảnh hoa đào nở nhưng đã không còn sự hiện diện của ông đồ, chỉ còn lại quang cảnh tiêu điều, buồn tủi, với sự hoài niệm sâu sắc qua câu hỏi tu từ “Hồn ở đâu bây giờ?” của tác giả. Kết cấu này càng làm nổi bật lên quá trình từ thịnh vượng đến suy tàn, qua mốc thời gian từng năm, của những nhà Nho và văn hóa Nho học thời bấy giờ.

Câu 4: (Trang 10 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Trả lời:
Có thể nói đây là những câu thơ đặc sắc nhất trong cả bài thơ, dùng cảnh nói thay cái tình, cái tâm sự của tác giả.
- Nguyễn Du từng viết “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?” để miêu tả tâm trạng Thúy Kiều, tương tự vậy ở đây nỗi buồn tủi của ông đồ, nỗi hiu quạnh, hoang tàn cũng lây lan sang cả những sự vật vốn vô tri, vô giác. Giấy đỏ mà không thắm mực, màu đỏ trở nên chói mắt, như kim đâm vào lòng? Há chẳng phải vô duyên, bẽ bàng lắm sao?  Mực mài rồi để đó cho khô đọng mà không có nổi cái chấm bút, sao mà không sầu, không tủi cho được. Tô đậm thêm nỗi đau xót, tàn tạ của ông đồ già.
- Ở hai câu thơ “Lá vàng rơi trên giấy/Ngoài trời mưa bụi bay”. Vốn giấy đỏ lại điểm thêm vàng thì sẽ rực rỡ, vui tươi biết bao. Nhưng lá vàng vốn biểu trưng cho sự tàn lụi, kết thúc, nay lại rơi trên tờ giấy đỏ trống không, yên lặng, bất động ở đó. Nếu như có người thuê viết liệu những chiếc lá vàng kia có được phép ngự trị trên đó không? Một sự thật đau lòng – ông đồ đang ế ẩm. Thêm hình ảnh mưa bụi nhạt nhòa, mờ mịt như chính cái tương lai của ông đồ già, như số phận của “cái di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn” (theo lời Vũ Đình Liên). Mưa bụi tuy trầm lặng, nhưng lại mang đến sự cô đơn, lạnh lẽo nhất, thấm vào cái tâm hồn bất lực, tàn tạ của ông đồ, ngồi bó gối nhìn mưa mà thương xót cho chính bản thân mình. Là trời đổ mưa hay tiếng khóc của những kẻ sĩ đương thời, tiêu điều đến thế?

-------------------HẾT---------------------

Trên đây là phần Soạn bài Ông Đồ bài tiếp theo, các em chuẩn bị trả lời câu hỏi SGK, Soạn bài Câu nghi vấn và cùng với phần Soạn bài Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh để học tốt môn Ngữ Văn lớp 8 hơn

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-ong-do-39682n.aspx

Tác giả: Nguyễn Thành Nam - NTN     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Soạn bài Ông đồ, Ngữ văn lớp 8
Cảm nhận khổ thơ 1 2 bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên
Phân tích hình ảnh ông đồ trong bài thơ Ông đồ
Phân tích, bình giảng: Ông đồ của Vũ Đình Liên
Bình giảng 2 khổ thơ trong bài Ông Đồ của Vũ Đình Liên
Từ khoá liên quan:

soan bai ong do trang 10 sgk ngu van 8

, soan bai ong do cua vu dinh lien, soan van ong do ngan gon,
SOFT LIÊN QUAN
  • Viết một bức thư gửi ông bà của em

    Bài văn mẫu Viết một bức thư gửi ông bà của em hay chọn lọc

    Thời đại công nghệ thông tin phát triển, những bức thư tay dường như cũng trở nên “hiếm có” hơn. Vậy, chúng ta hãy cùng ôn lại về cấu tạo và cách diễn đạt trong thư qua bài Viết một bức thư gửi ông bà em do đội ngũ Taimi ...

Tin Mới