Soạn bài Dọn về làng của Nông Quốc Chấn

Mục Lục bài viết:
1. Bài soạn số 1
2. Bài soạn số 2


SOẠN BÀI ĐỌC THÊM : DỌN VỀ LÀNG, ngắn 1 

NÔNG QUỐC CHẤN

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

I. TÁC GIẢ:

1. Tiểu Sử

– Nông Quốc Chấn (1923 – 2002), tên khai sinh là Nông Văn Quỳnh, quê ở xã Châu Khê (nay là xã Cốc Đán), huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Cạn.
- Ông là nhà thơ dân tộc Tày có nhiều đóng góp cho văn học các dân tộc thiểu số cũng như nền văn học Việt Nam hiện đại. Thơ Nông Quốc Chấn mang cảm xúc chân thành, chất phác, lời thơ toát lên nét riêng biệt trong suy tư và diễn đạt của người miền núi: giản dị, tự nhiên và giàu hình ảnh. .
– Nhà thơ từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong công tác văn hoá, văn nghệ ở nước ta.

2. Sự nghiệp văn học

- Tiếng ca người Việt Bắc (thơ, 1959), Đèo gió (thơ, 1968), Suối và biển (thơ, 1984), và một số tập thơ sáng tác bằng tiếng Tày.
- Năm 2000, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

II. TÁC PHẨM DỌN VỀ LÀNG

1. Hoàn cảnh ra đời.
- Dọn về làng được sáng tác năm 1950, là bài thơ viết về quê hương tác giả trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp. Sáng tác nổi tiếng này của Nông Quốc Chấn gắn liền với chiến thắng Biên giới hào hùng năm 1950.
- Bài thơ được trao giải nhì tại Đại hội liên hoan thanh niên và sinh. viên thế giới ở Béc-lin, sau đó được dịch đăng trên tạp chí châu Âu. Bài thơ viết bằng tiếng Tày, do tác giả dịch sang tiếng Việt.

2. Những giá trị nội dung, nghệ thuật
- Bài thơ mở đầu bằng những cảm xúc diễn đạt niềm vui khi Cao - Bắc - Lang được giải phóng. Tiếp theo là nỗi buồn tủi, xót xa, căm giận bọn giặc ngoại xâm đã tàn phá quê hương. Đoạn kết bài thơ trở về với niềm vui hân hoan về một cuộc sống thanh bình, sạch bóng quân thù.
- Kết cấu bài thơ đi theo trình tự: hiện tại - quá khứ – hiện tai. Chính nhờ thủ pháp nghệ thuật này, nhiều mảng không gian đã đi đồng hiện. Bức tranh hiện thực sinh động của nhân dân Cao - Bắc Lạng trong những năm kháng chiến chống Pháp hiện lên khá đầy đủ và sinh động trong bài thơ.
- Mở đầu là những câu thơ tràn đầy niềm vui chiến thắng khi mua hương hoàn toàn giải phóng, mọi người chuẩn bị “dọn về làng” để khôi phục lại cuộc sống..
- Cách thể hiện niềm vui mang nét riêng, với lối nói cụ thể, cảm xúc. suy nghĩ được diễn đạt bằng những hình ảnh quen thuộc với người miền núi: “Người đồng như kiến, súng đầy như củi”.
- Từ niềm vui giải phóng, nhà thơ nhớ lại những năm cơ cực, khổ đau khi quê hương bị kẻ thù xâm lược giày xéo tàn bạo, đồng bào bị bắt giết dã man. .
- Có thể nói đoạn thơ là một bản cáo trạng khá đầy đủ về hiện thực cuộc sống của đồng bào vùng cao trong những năm tháng thực dân chiếm đóng. Qua đó tác giả bộc lộ thái độ chịu đựng và những tình cảm yêu nước của con người nơi đây.
- Hình ảnh người mẹ địu em chạy tót lên rừng, tay dắt bà mắt bị lòa không thấy lối đi và đặc biệt là hình ảnh người cha ngã xuống, mẹ tháo khăn phủ mặt cho chồng, con cởi áo liệm thân cho bố đã diễn tả hết sức ám ảnh những đau thương mất mát mà con người Cao - Bắc - Lạng phải gánh chịu trong khói lửa của chiến tranh. Tội ác của thực dân Pháp hiện lên rõ nét, không thể nào chối cãi.
- Hình ảnh người mẹ trong bài thơ vừa là người mẹ thân yêu trong tâm thức tác giả, vừa là người mẹ – quê hương trong ý nghĩa ẩn dụ của tác phẩm.
– Từ hồi ức đau thương, cảm hứng thơ lại trở về với niềm vui giải phóng, với công việc “dọn về làng” tấp nập, vui vẻ trong cuộc sống hồi sinh của mọi người.
- Niềm vui được diễn tả thật độc đáo: “Hôm nay Cao – Bắc - Lạng cười vang”, âm vang của tiếng cười vang lên rộn ràng cả một không gian rộng lớn. Đoạn thơ là một bức tranh đẹp.
- Dọn về làng là trở về với cuộc sống hoà bình, là chiến thắng quân thù, là niềm vui giải phóng. Bởi thế sự trở về với cuộc sống ở đây mang một ý nghĩa mới cao hơn, tốt đẹp hơn; nó có được là nhờ bao chiến đấu hi sinh gian khổ của bộ đội và nhân dân, nó là minh chứng hùng hồn cho mục đích chính nghĩa và sức sống mạnh mẽ của một cuộc kháng chiến của dân tộc.
- Kết thúc bài thơ là hình ảnh mặt trời lên, con tiếp tục lên đường để đánh đuổi kẻ thù, con lên đường với một niềm tin ngày mai sẽ chiến thắng, con sẽ trở về với mẹ, với quê hương.
- Bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ của Nông Quốc Chấn. Cách diễn đạt mang đậm phong cách của người dân miền núi, đôn hậu, thật thà chất phác. Ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh. Mạch tự sự và trữ tình đan chen khá hài hoà, tạo sức ám ảnh nghệ thuật cao.
 

B. TỰ LUẬN

Nêu cảm nhận của anh (chị) về giá trị của bài thơ Dọn về làng.
Gợi ý làm bài
- Chủ đề của bài thơ là tố cáo tội ác giặc Pháp, bày tỏ niềm vui thắng lợi và hân hoan trước công cuộc tái thiết quê hương sau chiến thắng.
– Bài thơ được viết theo thể trữ tình - tự sự. Đặc trưng của thể thơ này là kể lể hồn nhiên. Chất thơ toát ra từ chính sự hồn nhiên đó.
– Nông Quốc Chấn là người Tày. Bài thơ được viết bằng tiếng Tày. Sau đó mới được chính tác giả dịch sang tiếng Việt, nên bên cạnh cảm xúc chân thành, chất phác, dung dị, trung thực,... câu chữ thơ gợi lên cảm giác lạ. Khai thác được yếu tố lạ này là đã xâm nhập được vào giá trị tư tưởng nghệ thuật của bài thơ.
- Khó mà xếp bài thơ này vào hàng những bài thơ hay và nó chẳng thể nào tiêu biểu cho thơ ca hiện đại Việt Nam được, những ta có thể xếp nó vào những bài thơ lạ, mảng thơ tiêu biểu cho văn hoá của các dân tộc ít người.
- Biểu hiện là trước hết là lối trữ tình dựa trên một câu chuyện được kể chân thực: Hôm nay, Cao – Lạng giải phóng, Tây bị tiêu diệt và bị bắt sống, ngày mai người dân về làng dựng nhà, làm nương rẫy, không còn cảnh nhọc nhằn, tang tóc ngày xưa khi Tây đến chiếm làng đốt nhà, giết người. Cả gia đình, làng bản phải chạy trốn chui nhủi. trong rừng sâu, người cha anh dũng chống lại kẻ thù, bị chúng giết, gia đình nén đau thương chôn cất sơ sài, nhà thơ căm hận thề quyết báo thù. Đuổi xông kẻ thù, Cao - Bắc – Lạng hân hoan niềm vui chiến thắng cuộc sống từ nay đổi thay, hạnh phúc đến với mọi nhà, không còn cảnh tang thương đau buồn trước đó, người người làm chủ cuộc sống của mình. Nhà thơ đi bộ đội và hứa với mẹ bao giờ quét sạch kẻ thù xâm lược, sẽ về chăm sóc mẹ.
- Là lời người con nói với mẹ, bài thơ trực tiếp bộc lộ cảm xúc, tình. cảm của một người con có hiếu, có trách nhiệm với gia đình, làng bản. Cái tôi trữ tình của bài thơ là cái tôi nếm trải, cái tối trực tiếp cảm nhận những mất mát đớn đau trên đời. Nỗi khổ ải của cái tối ấy và cả làng bản là do kẻ thù gây ra.
- Kẻ thù ở đây là thực dân Pháp. Bài thơ được sáng tác vào gần cuối giai đoạn Pháp quay lại thôn tính nước ta lần nữa. Đồng bào ta, nghe theo lời hiệu triệu của Đảng, Bác Hồ đã dũng cảm đứng lên, kiên quyết bảo vệ nền độc lập. Do vậy, cũng giống mọi bài thơ ra đời trong cuộc chiến tranh ấy và với mục đích là những vần thơ chiến đấu, bao giờ cũng có kết cấu hai mảng đối lập: Ta và Địch.
- Ta nhân nghĩa, dũng cảm, kiên cường. Địch thì xấu xa, độc ác, tàn bạo, vô nhân đạo. Nhưng nét sáng tạo ở bài thơ này là không phải bắt đầu theo kiểu “đứng bên này sông sao nhớ tiếc / Sao xót xa như rụng bàn tay” (Hoàng Cầm) mà bắt đầu bằng một chiến thắng và xứ Cao – Lạng “hoàn toàn giải phóng”.
- Ngay tại thời điểm chiến thắng đó, nhà thơ phóng chiếu cái nhìn lên thực tại, một thực tại hân hoan vô bờ. Chỉ ngày mai thôi mọi người sẽ dọn về làng, về lại với chính cuộc sống đầm ấm yên vui xưa. Cảm xúc thơ là cảm xúc trực tiếp. Hạnh phúc của con người là hạnh phúc ở thực tại, hạnh phúc trước mắt, của tương lai gần.
- Hình tượng thì vẫn được kết cấu theo lối đối lập: Tây bị chết bị bắt sống hàng đàn tương phản với Vệ quốc quân “động như kiến, súng đầy như củi”. Đây quả là lối so sánh rất Nông Quốc Chấn. Thông thường, trong văn hoá Kinh Việt, những gì được mang ra so sánh với kiến thì chẳng hề cao cả chút nào. Những với văn hoá Tày Việt, đặc biệt đặt trong ngữ cảnh mộc mạc, thì việc so sánh ấy trở nên bình thường, không mang dáng vẻ hạ bệ. Đây là chuyện núi rừng mà núi rừng thì nhiều kiến, nhiều cải là chuyện hiển nhiên, miễn bàn.
- Bằng cách ấy, nhà thơ tái hiện lại cuộc sống chiến đấu oai hùng của dân tộc một cách mới mẻ. Hơn thế nữa, bài thơ giúp người đọc có điều kiện tiếp xúc với một nét văn hoá khác lạ, làm phong phú vốn văn hoá của nước nhà.
- Niềm vui chiến thắng bình dị, và ước mơ cũng bình dị: Sáng mai về làng, sửa nhà phát cỏ | Cày ruộng vườn trồng lúa ngô khoai..
- Thế nhưng, trong sự bình dị đó ẩn chứa những chiêm nghiệm sâu sắc về hạnh phúc của con người. Trong loạn lạc, chiến tranh, trong chết chóc, nô dịch,... bỗng chốc được tự do, thoải mái sống trong nhà của mình, lao động đường hoàng trên nương rẫy của mình, thì quả là điều kì diệu vô cùng. Mới hay, hạnh phúc vô biên chỉ đến khi con người vừa trai qua bất hạnh. Còn êm ả đường đời thì cho dù được sống trong hạnh phúc thì mấy ai nào biết!
- Bất hạnh mà thi nhân, gia đình và cả quê hương nếm trải chính là - xâm lăng, tàn phá của thực dân Pháp. Cũng vẫn trữ tình theo lối tự sự, nhà thơ cho biết: súng nổ, giặc đến, đốt lán, đuổi dân vào rừng, vơ vét tài sản:

Mẹ địu em chạy tốt lên rừng
Lần đi trước, mẹ lấy con sau lưng
Tay dắt bà, cai đeo đầy tay nải
Bà bị loà mắt không biết lối bước đi.

- Người dân không thụ động và cũng không cam chịu trước tội ác đó. Ho đứng lên: “Ta phải chống”. Nhưng thế lực mỏng không chống lại kẻ thù, họ hiên ngang, không chịu khuất phục, ngay cả khi phải đối diện với cái chết:

Giặc đã bắt cha con đi, nó đánh
Cha chửi Việt gian, cha đánh lại
Tây Súng liền nổ ngay cùng một loạt
Cha ngã xuống nằm trên mặt đất

- Hình tượng người cha ở đây tượng trưng cho những người dân kháng chiến, dũng cảm trước kẻ thù. Bài thơ xây dựng được hệ thống hình tượng ẩn dụ. Nhờ vậy, đã tạo được độ sâu cho ngữ nghĩa thơ. Tương tự, “mẹ” cũng là hình ảnh tượng trưng. Mẹ là quê hương, là tổ quốc. Và cũng không phải ngẫu nhiên mà nhà thơ chọn cách thể hiện cảm xúc của mình bằng cách thưa với mẹ: “Mẹ! Cao – Lạng hoàn toàn giải phóng”.
- Vẫn kể lể, nhưng sự mộc mạc ấy lại vô cùng hữu hiệu trong việc diễn tả nỗi đau mất mát. Nhà thơ khóc cho cái chết của cha theo cách giản đơn đến não lòng: Cha ơi! Cha không biết nói rồi...
– Sự bi đát chưa dừng lại ở đó. Và đây mới chính là nỗi thấm thía trước cảnh nước mất nhà tan:

Mẹ tháo khăn phủ mặt cho chồng
Con cởi áo liệm thân cho bố
Mẹ con ẵm cha đi nằm ở chân rừng
Máu đầy tay, nước tràn đầy mặt...

- Dĩ nhiên là phải trả thù. Nỗi đau biến thành lòng căm hận. Trước tiên là lí thuyết, là lời đe doạ, thề nguyền:

Mày sẽ chết! Thằng giặc Pháp hung tàn
Băm xương thịt mày, tao mới hả!.

- Nhà thơ không miêu tả trực tiếp việc báo thù diễn ra như thế nào, nhưng niềm vui và sự đổi đời sau chiến thắng Cao – Lạng thì được nói rõ: người dọn về làng có tiếng trẻ em cười, tiếng ô tô,... Cuộc sống mới đến trong niềm hạnh phúc khôn cùng: “Người nói cỏ lay trong rừng rậm”.
“Mặt trời lên” tương phản với cảnh hôm nào “mịt mùng mưa rơi. Cuộc sống sau ngày giải phóng tương phản với cuộc sống thuở còn nô la. Con người trở lại làm chủ trên mảnh đất của mình. Con người ấy đồ, sức mạnh và đủ tự tin vì đã thấu hiểu phương hướng hành động: “Con ; bộ đội”. Bài thơ kết thúc bằng lời nhắn gởi: “Đuổi hết nó đi, con sẽ về. trông mẹ”.
- Bằng cách đan xen hai lớp tâm trạng, cảm xúc vào nhau (sáu cá, đầu miêu tả cảnh giải phóng Cao – Lạng; 31 câu thơ tiếp theo miêu tả tội ác của giặc Pháp và quyết tâm giết thù; 15 câu còn lại tiếp nối mạch. cảm hứng hạnh phúc chiến thắng, xây dựng cuộc sống mới từ sáu câu đầu), sử dụng lối diễn đạt mang đậm sắc thái văn hoá Tày, nhà thơ tái hiện những năm tháng đau thương của tổ quốc và bày tỏ trách nhiệm, bổn phận của mình với mẹ, với quê hương và với tổ quốc thân yêu

Xem tiếp các bài soạn để học tốt môn Ngữ Văn lớp 12

- Soạn bài Đò Lèn
- Soạn bài Thực hành một số biện pháp tu từ cú pháp

Ngoài ra, Bàn về truyền thống tôn sư trọng đạo là một bài học quan trọng trong chương trình Ngữ Văn 12 mà các em cần phải đặc biệt lưu tâm.

 

SOẠN BÀI ĐỌC THÊM : DỌN VỀ LÀNG, ngắn 2

NÔNG QUỐC CHẤN

Câu 1. Cuộc sống gian khổ của nhân dân Cao-Bắc-Lạng và tội ác của giặc Pháp được diễn tả như thế nào?

Cuộc sống của nhân dân Cao-Bắc- Lạng: rất khổ cực  kéo dài từ rất lâu “ mấy năm..” Mất hết độc lập tự do phải sống ở rừng thiếu thốn đủ bề  “Lán xụp,chạy núi,khe…”, Trẻ con ngay từ khi sinh ra nước đã mất, cha đã làm nô lệ, mẹ của em thì rất cơ cực…. Cuộc sống của nhân dân thật khổ cực, đau xót, thê lương, ai oán.

 giặc pháp đã gây ra nhiều tội ác ghê rợn: làm tan hoang nhà cửa của người dân vô tội, cướp bóc dân chúng,giết người như cỏ rác “bị đánh chết”, “ đốt trơ trụi”. Qua đó bộ lộ tình yêu nước và thái độ căm hận giặc tột đỉnh

Câu 2. Nét độc đáo trong cách thể hiện niềm vui Cao - Bắc - Lạng được giải phóng qua đoạn đầu và đoạn cuối tác phẩm?

Trả lời :
Niềm vui của người dân Cao-Bắc-Lạng thể hiện ở đây một cách vui sướng, ta  thấy được sự thật thà, chất phác và nồng hậu trong tình cảm với đồng bào 

Câu 3. Màu sắc dân tộc thể hiện như thế nào qua cách sử dụng hình ảnh của tác giả?

Màu sắc dân tộc được thể hiện một cách rõ nét, các hình ảnh hiện lên đầy vẻ hoang sơ, mới mẻ rất thật mà rất bình dị nhưng rất tình cảm gắn bó với những sự thật đời thường trong đời sống của đồng bào: “kiến”, “củi” , “ mày-tao”
=>  niềm vui sướng  hòa cùng đồng bào trong ngày chiến thắng, tin tưởng vào tương lai dân tộc đồng thời thể hiện sự mất mát của chiến tranh để lại.

------------------HẾT-------------------

Bên cạnh nội dung đã học, các em cần chuẩn bị bài học sắp tới với phần Soạn bài Thực hành một số biện pháp tu từ cú pháp để nắm vững những kiến thức Ngữ Văn 12 của mình.

Các em hãy cùng Soạn bài Dọn về làng của Nông Quốc Chấn để thấy được nỗi thống khổ của dân nhân trong những năm kháng chiến và niềm vui sướng, hạnh phúc khi quê hương được giải phóng.
Soạn bài Làng của Kim Lân
Soạn bài Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Thành thị - Nông thôn
Sơ đồ tư duy Dọn về làng
Soạn bài Tập đọc: Tranh làng Hồ trang 88 SGK Tiếng Việt 5 tập 2
Soạn Tiếng Việt lớp 3 Tập đọc - Báo cáo kết quả tháng thi đua "Noi gương chú bộ đội"
Soạn Tiếng Việt lớp 3 - Báo cáo kết quả tháng thi đua "Noi gương chú bộ đội"

ĐỌC NHIỀU