Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật bài Mưa


Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật bài Mưa

* Vài nét phác họa về tác giả bài thơ Mưa - nhà thơ Trần Đăng Khoa:
Sinh ra tại xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, Trần Đăng Khoa được nhiều thế hệ bạn đọc biết đến là một "thần đồng văn học" khi:
- 8 tuổi đã có thơ đăng báo.
- 10 tuổi, tập thơ Từ góc sân nhà em lần đầu được nhà xuất bản Kim Đồng xuất bản, tiếp đến là tập Góc sân và khoảng trời. Cũng trong thời điểm này, ông được mọi người biết đến nhiều hơn qua câu chuyện đề nghị đối thơ "Đường rộng thênh thang tám thước" với câu "Đường ta rộng thênh thang ta bước" trong tác phẩm Ta đi tới của nhà thơ Tố Hữu.
- Tác phẩm ghi dấu ấn với bạn đọc nhất là bài thơ Hạt gạo làng ta (1968).
- Trần Đăng Khoa được nhiều nhà thơ, nhà văn nổi tiếng dìu dắt, phải kể đến đó là nhà thơ Tố Hữu, Xuân Diệu, Huy Cận, Tô Hoài,..., bởi vậy tư duy văn học của ông sớm trưởng thành.
- Ngoài việc là một nhà thơ, Trần Đăng Khoa còn là một nhà văn, nhà báo, nhà phê bình văn học, biên tập viên và từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong Đài Tiếng nói Việt Nam.
- Đặc điểm chung thơ Trần Đăng Khoa:
+ Cách nhìn, miêu tả cảnh vật xung quanh vô cùng tươi mới, hồn nhiên qua lăng kính của trẻ em.
+ Hình ảnh thơ vô cùng sinh động, đẹp đẽ, có những sáng tạo độc đáo.
+ Ngôn ngữ thơ giàu chất tạo hình, gợi cảm.

* Những điều chưa biết về nhà thơ:
- Điều được dạy đầu tiên là thơ: Đến với thơ nhờ sự chỉ bảo, dạy dỗ của người mẹ, tuy nhiên khi đó mẹ Trần Đăng Khoa chưa hề biết chữ, bởi vậy bà đã tự mày mò học chữ qua tập Truyện Kiều của Nguyễn Du. Nhờ việc học hỏi từ mọi người và quá trình tự học, bà đã biết chữ, học thuộc tập thơ và dạy những vần thơ đầu tiên cho tác giả.
- Dùng thơ để nhìn nhận mọi việc: Do tiếp xúc đầu tiên với thơ nên Trần Đăng Khoa luôn có cảm quan nhạy bén và bắt chước các nhà thơ đi trước cảm nhận cuộc sống xung quanh bằng thơ.
- Có tài ứng biến thơ rất nhanh: Năm 1967, nhân một lần đến nhà ông chơi sau một trận bom, chú chó nhà ông chạy mất, vị khách đã lấy đó làm đề tài và thách ông sáng tác một bài thơ, vậy là bài thơ Sao không về Vàng ơi! ra đời từ đó. Tác phẩm đã được chọn đăng báo và chọn in trong tập Góc sân và khoảng trời (1968), được đông đảo bạn đọc biết tới và yêu thích.

* Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật bài thơ Mưa
- Hoàn cảnh sáng tác: Bài Mưa được Trần Đăng Khoa sáng tác năm ông 9 tuổi (1967), nằm trong mạch sáng tác về những cảnh vật, con người bình dị ở làng quê nông thôn Việt Nam, thấm đẫm không khí thời đại chống Mỹ cứu nước bấy giờ.
- Giá trị nội dung:
+ Bài thơ là cách nhìn nhận về thế giới thiên nhiên vô cùng tinh tế, hồn nhiên của một thi sĩ có trí tưởng tượng bay bổng, phong phú. Cảnh mưa rào là hình ảnh quen thuộc ở làng quê nhưng qua con mắt của Trần Đăng Khoa lại trở nên độc đáo, mới mẻ, sống động, thú vị.
+ Tình yêu thiên nhiên, yêu gia đình, quê hương, đất nước của tác giả.
- Giá trị nghệ thuật:
+ Thể thơ tự do, lối nói đồng dao rất tự nhiên, chân thật.
+ Các hình ảnh thơ đều sinh động, có hồn, có suy nghĩ, hành động như con người.
+ Các câu thơ ngắn đan cài, kết hợp nhuần nhuyễn với cách gieo vần chân tạo nên nhạc điệu cho các câu thơ, vừa gợi hình vừa gợi cảm.
+ Vận dụng linh hoạt biện pháp nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ, hệ thống từ láy đã tạo nên những hình ảnh lạ hóa, thú vị, khiến cho thế giới tự nhiên trở nên ngộ nghĩnh, đáng yêu hơn bao giờ hết.

Các em có thể tham khảo thêm một số bài viết khác bên cạnh bài Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật bài thơ Lượm đã được chúng tôi tổng hợp trong tài liệu Văn lớp 6 như: Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật đặc sắc truyện Bài học đường đời đầu tiên; Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật bài Cây tre Việt Nam; Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật bài Vượt thác; Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật bài Lòng yêu nước; Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật bài Cầu Long Biên, chứng nhân lịch sử;... 

Các em tham khảo tài liệu Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật bài Mưa để thấy được tài quan sát tinh tế và cảm quan nhạy bén, trí tưởng tượng phong phú của Trần Đăng Khoa, giúp bài thơ để lại ấn tượng sâu đậm nơi người đọc nhất là lứa tuổi thiếu niên nhi đồng qua nhiều thế hệ.
Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật bài Đêm nay Bác không ngủ
Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật bài thơ Lượm
Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật bài Cây tre Việt Nam
Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật bài Động Phong Nha
Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật bài Lòng yêu nước
Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật bài Lao xao

ĐỌC NHIỀU