Đánh giá học lực, hạnh kiểm là bước quan trọng để xếp loại danh hiệu học sinh (giỏi, tiên tiến hay học sinh tiêu biểu...). Dưới đây là hướng dẫn cách xếp loại học lực, hạnh kiểm của học sinh THCS, THPT, các em học sinh có thể tham khảo bài viết này để tự tính xem kỳ học/năm học vừa qua bản thân đã đạt danh hiệu gì nhé!
Lưu ý:
- Học sinh khối 6, 7 và 10: Thực hiện theo quy định tại Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT.
- Học sinh khối 8, 9, 11 và 12: Thực hiện theo quy định tại Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT; Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT.
Theo quy định tại Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT, học lực của học sinh được xếp thành 5 loại: Giỏi (G), Khá (K), Trung bình (Tb), Yếu (Y), Kém (Kém). Hình thức đánh giá kết quả các môn học sau một học kỳ, cả năm học cụ thể như sau:
Giáo viên đánh giá bằng nhận xét kết quả học tập đối với các môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục. Kết quả đánh giá căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng môn học quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông, thái độ tích cực và sự tiến bộ của học sinh.
* Đối với môn học đánh giá bằng cho điểm: Tính điểm trung bình (ĐTB) của môn học và tính ĐTB các môn học sau học kỳ 1, học kỳ 2 và cả năm học.
- Công thức tính điểm trung bình môn học kỳ:
- Công thức tính điểm trung bình môn cả năm:
- Cách đánh giá, xếp loại học lực THCS, THPT mỗi kỳ, cả năm học:
* Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét:
- Xếp loại học kỳ: Đạt yêu cầu (Đ): Có đủ số lần kiểm tra theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3 Điều 8 và 2/3 số bài kiểm tra trở lên được đánh giá mức Đ, trong đó có bài kiểm tra học kỳ; Chưa đạt yêu cầu (CĐ): Các trường hợp còn lại.
- Xếp loại cả năm: Đạt yêu cầu (Đ): Cả hai học kỳ xếp loại Đ hoặc học kỳ 1 xếp loại CĐ, học kỳ 2 xếp loại Đ; Chưa đạt yêu cầu (CĐ): Cả hai học kỳ xếp loại CĐ hoặc học kỳ 1 xếp loại Đ, học kỳ 2 xếp loại CĐ.
Những học sinh có năng khiếu được giáo viên bộ môn ghi nhận xét về năng khiếu (nếu có)
Căn cứ vào cách xếp loại học lực, hạnh kiểm của học sinh THCS, THPT ở trên và điều kiện xếp loại học sinh xuất sắc, giỏi, khá, Tiểu học, THCS, THPT 2023, thầy cô có thể phân loại và ra quyết định khen thưởng theo quy định. Việc đánh giá, xếp loại học sinh sẽ giúp thầy cô đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện của học sinh đồng thời tìm ra phương thức giảng dạy phù hợp.
Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT quy định, hạnh kiểm học sinh được xếp thành 4 loại: Tốt (T), Khá (K), Trung bình (TB) và Yếu (Y) sau mỗi học kỳ và cả năm học. Các tiêu chuẩn xếp loại hạnh kiểm học sinh được quy định cụ thể như sau:
Lưu ý:
- Theo xếp loại hạnh kiểm theo Thông tư 22, sẽ không áp dụng các mức xếp loại hạnh kiểm đối với học sinh các khối lớp học chương trình giáo dục phổ thông mới 2018. Nhà trường chỉ thực hiện đánh giá về kết quả rèn luyện và kết quả học tập.
+ Đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh THCS, THPT:
+ Đánh giá kết quả học tập từng môn của học sinh THCS, THPT:
- Đánh giá, xếp loại hạnh kiểm theo Thông tư 26 được quy định tại khoản 2 Điều 3 kèm Thông tư 58. Cụ thể, hạnh kiểm của học sinh được xếp thành 04 loại: Tốt, khá, trung bình, yếu sau mỗi học kỳ và cả năm học.
Một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 4 Điều 21 như sau:
Theo quy định tại khoản 8 Điều 1 Thông tư 26, học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi, học sinh tiên tiến nếu đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
- Hoc sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi học kỳ hoặc cả năm học: Đạt hạnh kiểm loại tốt và học lực loại giỏi.
- Hoc sinh đạt danh hiệu học sinh tiên tiến học kì hoặc cả năm học: Đạt hạnh kiểm từ loại khá trở lên và học lực từ loại khá trở lên.
Ngoài ra, học sinh đạt thành tích nổi bật hoặc có tiến bộ vượt bậc trong học tập, rèn luyện sẽ được Hiệu trưởng tặng giấy khen.
Trên đây là toàn bộ thông tin về cách xếp loại học lực, hạnh kiểm của học sinh THCS, THPT, dựa theo các hướng dẫn tại Thông tư 22; Thông tư 58; Thông tư 26, được ban hành bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo, các thầy/cô giáo có thể tham khảo tài liệu này để đánh giá, xếp loại học lực, hạnh kiểm của học sinh vào cuối kỳ học và cả năm học.
Trường hợp đang là giáo viên cấp tiểu học, thầy cô có thể tham khảo nhận xét các phẩm chất học sinh tiểu học,..., để hiểu, nắm được cách viết nhận xét các tố chất của học sinh một cách khách quan, phong phú.