Đề bài: Hoàn cảnh sáng tác và chủ đề bài thơ Tây Tiến
Giới thiệu nhà thơ Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến
- Hoàn cảnh sáng tác:
+ Quang Dũng từng là người lính trong binh đoàn Tây Tiến
-> Viết về Tây Tiến là viết về những trải nghiệm của người lính từng cầm súng chiến đấu trong binh đoàn Tây Tiến.
+ Binh đoàn Tây Tiến được thành lập năm 1947 với nhiệm vụ chính là phối hợp với bộ đội Lào đánh tiêu hao lực lượng địch -> Quang Dũng từng giữ chức Đại đội trưởng.
+ Cuối năm 1948, Quang Dũng nhận được lệnh chuyển sang đơn vị khác, tại Phù Lưu Chanh, trong cảm xúc nghẹn ngào, lưu luyến của giây phút chia li, Quang Dũng đã viết bài thơ Tây Tiến.
- Chủ đề:
+ Tây Tiến không chỉ viết về nỗi nhớ đồng đội, nhớ mảnh đất Tây Bắc -> Thể hiện tấm lòng gắn bó sâu sắc của nhà thơ Quang Dũng với đơn vị, đồng đội, mảnh đất kháng chiến.
+ Tái hiện, khắc họa đầy sống động chân dung lí tưởng, tâm hồn của những người lính trong kháng chiến chống Pháp.
Khái quát đặc sắc bài thơ
Quang Dũng là người nghệ sĩ đa tài, sức sáng tạo của ông ghi dấu trên nhiều lĩnh vực như: viết văn, làm thơ, vẽ tranh , trong đó nổi bật hơn cả có thể kể đến thơ ca. Giữa rừng thơ ca kháng chiến muôn màu muôn vẻ, hồn thơ Quang Dũng được độc giả đặc biệt ấn tượng với nét phóng khoáng, ngang tàng nhưng rất đỗi hào hoa, lãng mạn điển hình cho tâm hồn thanh lịch, hào hoa của những chàng trai Hà thành. Nếu nhắc đến Quang Dũng ta nhớ đến chất ngang tàng, hào hoa thì Tây Tiến chính là kết tinh tiêu biểu nhất cho hồn thơ ấy.
Quang Dũng từng là người lính trong binh đoàn Tây Tiến, bởi vậy có thể nói viết về Tây Tiến Quang Dũng đã đứng ở vị trí của những người lính để ghi lại những trải nghiệm của mình cùng đồng đội trong những ngày kháng chiến gian khổ mà cũng đáng nhớ nhất trong cuộc đời mình. Binh đoàn Tây Tiến được thành lập năm 1947 với nhiệm vụ chính là phối hợp với bộ đội Lào đánh tiêu hao lực lượng địch, bảo vệ biên giới. Lực lượng chính của binh đoàn là tầng lớp thanh niên, học sinh Hà thành, Quang Dũng từng vinh dự được đứng trong hàng ngũ của binh đoàn ấy, trong thời gian công tác và hoạt động trong binh đoàn Tây Tiến, Quang Dũng từng giữ chức Đại đội trưởng. Tuy nhiên, đến cuối năm 1948, Quang Dũng nhận được lệnh chuyển sang đơn vị khác, tại Phù Lưu Chanh, trong cảm xúc nghẹn ngào, lưu luyến của giây phút chia li, Quang Dũng đã viết bài thơ Tây Tiến để ghi lại những cảm xúc thiêng liêng, những kỉ niệm gắn bó đã có với những người đồng đội, với mảnh đất Tây Bắc.
Bằng nét hào hoa, lãng mạn của thanh niên, trí thức Hà Thành, Quang Dũng đã mang đến cho "Tây Tiến" một chất lính đầy mới lạ, cũng đầy xúc động. Đó là những người lính có lí tưởng, luôn lạc quan trong mọi hoàn cảnh, là những chàng thanh niên mang trong mình sức trẻ, tâm hồn lãng mạn, hào hoa. Qua Tây Tiến, độc giả đón nhận một hình tượng hoàn toàn mới lạ về người lính trong kháng chiến, đó không chỉ là những con người yêu nước, cháy bỏng một niềm tin, lí tưởng "quyết tử cho tổ quốc quyết sinh" mà còn mang nét hào hoa, lãng mạn của những con người yêu nước, yêu đời.
Chủ đề, nội dung tư tưởng của bài thơ Tây Tiến phần nào được gửi gắm ngay trong chính nhan đề giàu sức gợi "Tây Tiến". Tây Tiến không chỉ viết về nỗi nhớ đồng đội, nhớ mảnh đất Tây Bắc, thể hiện tấm lòng gắn bó sâu sắc của nhà thơ Quang Dũng với đơn vị, đồng đội, mảnh đất kháng chiến mà qua đó còn tái hiện, khắc họa đầy sống động chân dung lí tưởng, tâm hồn của những người lính trong kháng chiến chống Pháp.
Với Tây Tiến, nhà thơ Quang Dũng không chỉ thành công tái hiện không khí chiến đấu quyết liệt, gian khổ của cuộc kháng chiến chống Pháp mà trên cái nền dữ đội, khốc liệt của cuộc chiến ấy, Quang Dũng còn gợi cho người đọc sự xúc động mạnh mẽ về hình ảnh ngang tàng, hào hoa của người lính Tây Tiến xưa.
Trên đây là chúng tôi đã giới thiệu đến các bạn Hoàn cảnh sáng tác và chủ đề bài thơ Tây Tiến, bên cạnh đó để tìm hiểu chi tiết về nội dung, nghệ thuật bài thơ Tây Tiến, các bạn có thể tham khảo thêm một số Bài văn hay lớp 12 có chủ đề liên quan như: Bình giảng bài thơ Tây Tiến, Chất lãng mạn trong bài thơ Tây Tiến, Cảm nhận về hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ sau: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc..., Hình ảnh miền Tây Tổ Quốc qua bài thơ Tây Tiến.