Chắc hẳn, thẻ tín dụng đã trở nên quen thuộc với nhiều người nhưng không phải ai cũng hiểu sâu về hạn mức tín dụng và nâng hạn mức tín dụng như nào? Để bạn hiểu hơn về hạn mức tín dụng, chúng ta cùng tham khảo bài viết sau đây.
Tăng hạn mức thẻ tín dụng VPBank, Sacombank, Vietcombank
1. Hạn mức tín dụng là gì?
Hạn mức tín dụng là số tiền tối đa mà ngân hàng sẽ cung cấp cho chủ thẻ tín dụng để thực hiện các giao dịch thanh toán trong chu kỳ nhất định, tức là số tiền tối đa mà chủ thẻ thanh toán bằng thẻ mà không bị phạt. Nếu như thanh toán vượt hạn mức tín dụng thì chủ thẻ tín dụng cần trả thêm phí.
Đối với việc thực hiện giao dịch thanh toán bằng thẻ tín dụng qua máy POS/EDC, bạn sẽ được sử dụng 100% số hạn mức được cấp, nhưng nếu như bạn rút tiền mặt tại cây ATM thì hạn mức rút tiền mặt bằng 50% hạn mức được cấp.
Tùy vào các thông tin như thu nhập thường xuyên, nghĩa vụ trả nợ, mức độ ổn định của thu nhập ... mà chủ thẻ cung cấp, đồng thời được ngân hàng xác minh mà ngân hàng sẽ tính toán được hạn mức tín dụng cho thẻ tín dụng của chủ thẻ đó. Bên cạnh đó, ngân hàng theo dõi lịch sử tín dụng để điều chỉnh hạn mức phù hợp cho chủ thẻ.
Nếu như các thông tin thu nhập thường xuyên, mức độ ổn định của thu nhập ... của bạn có sự thay đổi tích cực thì bạn có thể yêu cầu ngân hàng gia tăng hạn mức tín dụng bằng cách có giấy tờ chứng minh điều bạn nói.
2. Cách nâng hạn mức tín dụng
Tùy vào các thông tin thu nhập, mức độ ổn định của thu nhập, nghĩa vụ trả nợ ... mà hạn mức tín dụng của bạn có thể được nâng lên và hạ xuống.
Tăng hạn mức thẻ tín dụng Sacombank, HSBC ...
Nếu như bạn muốn nâng hạn mức tín dụng, bạn cần điền đầy đủ các thông tin vào mẫu đơn yêu cầu gia tăng hạn mức tín dụng theo mẫu của ngân hàng. Đồng thời, bạn cũng cần chuẩn bị thêm hợp đồng lao động gần nhất (bản sao) cùng bảng sao kê lương trong 3 tháng gần nhất được ngân hàng xác nhận. Nếu như thẻ tín dụng của bạn thực hiện theo cách ký quỹ, bạn chỉ cần mang thêm tiền ký quỹ, điền vào mẫu đơn gia tăng hạn mức là được ngân hàng thực hiện theo yêu cầu của bạn.
Đối với việc giảm hạn mức tín dụng thì bạn chỉ cần điền vào mẫu đơn yêu cầu và nộp lại cho ngân hàng. Nhưng nếu như bạn muốn tăng hạn mức lên như cũ thì có phần phức tạp và khó khăn hơn. Do đó, bạn cần suy nghĩa thật kỹ lưỡng trước khi yêu cầu ngân hàng giảm hạn mức tín dụng xuống.
Nếu như bạn đang có nhu cầu cần tiền gấp để đi du lịch, bạn có thể xin tăng hạn mức tín dụng nhưng mức tăng hạn mức này chỉ trong khoảng thời gian ngắn. Nếu được ngân hàng xét duyệt thì hạn mức tín dụng của bạn sẽ tăng lên và có hiệu lực cao nhất là 2 tháng. Sau đó, hạn mức của bạn sẽ trở về mức cũ.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây, bạn đã có các thông tin hữu ích, hiểu biết hơn về hạn mức tín dụng và cách nâng hạn mức. Để tránh lâm vào cảnh nợ nần khi dùng thẻ tín dụng, bạn nên thường xuyên theo dõi hạn mức tín dụng của mình.
Cùng với hạn mức thẻ tín dụng, Taimienphi.vn còn tổng hợp các loại thẻ tín dụng, Visa VPBank giúp các bạn đọc hiểu và nắm rõ hơn các loại thẻ tín dụng VPBank và sử dụng hiệu quả hơn.
Hiện nay, thẻ tín dụng không còn xa lạ với mọi người. Mở thẻ tín dụng mang đến cho người dùng nhiều tiện ích trong sinh hoạt tài chính và mua sắm. Để hiểu rõ hơn về thẻ tín dụng là gì thì các bạn nên tham khảo bài viết sau.