1. Mở bài
Truyện " Vợ chồng A Phủ" trích trong tập truyện này đã để lại cho người đọc nhiều ấn tượng với giá trị nhân văn sâu sắc.
2. Thân bài
- Mị vốn là một người con gái xinh đẹp, có tài thổi sáo, lại là người con hiếu thảo
- Số phận trớ trêu khi Mị buộc phải chấp nhận bán mình làm con dâu nhà thống lý để trả món nợ truyền kiếp
- Mị mất hết quyền tự do, bao nỗi uất ức ,buồn chán→ Sống cuộc sống lầm lũi
- Công việc nặng nhọc, vất vả→ Đày ải , bóc lột thể xác
- Mị sống cam chịu, lầm lũi....rùa nuôi trong xó cửa → Đời sống tinh thần bí bách , ngột ngạt.
→ Xã hội phong kiến bất công đẩy con người vào tăm tối, mất hết quyền sống, quyền tự do.
- Sức sống mãnh liệt bên trong vẫn tiềm tàng trong Mị:
+ Mùa xuân tới cùng tiếng sáo gọi bạn tình thiết tha, lòng Mị lại bồi hồi rạo rực
+ Mị tìm đến men rượu, hơi rượu đã đưa Mị về với những kí ức xưa -> lòng Mị phơi phới trở lại
- A Sử đã dùng bàn tay tàn ác trói buộc cuộc đời nàng, đến cả điều ước đơn giản muốn được đi chơi xuân cũng bị hắn vùi dập-> Mị tuyệt vọng một lần nữa
- Sau đêm mùa xuân ấy, Mị cởi trói và đi theo A Phủ->giải thoát cho cuộc đời mình
Tài năng của Tô Hoài trong việc khắc hoạ tâm lí nhân vật
3. Kết bài
Truyện đã vạch trần được những tội ác, sự bất công ngang trái của xã hội xưa, nói lên tiếng nói thương cảm của nhà văn với những người dân miền núi chịu nhiều khổ cực.
Tô Hoài là một trong những cây bút truyện ngắn nổi tiếng của văn học Việt Nam hiện đại. Với lối trần thuật hóm hỉnh cùng sở trường về loại truyện phong tục và hồi ký ông đã để lại rất nhiều tác phẩm có giá trị. “Vợ chồng A Phủ” là một trong những tác phẩm làm nên tên tuổi của ông.
“Vợ chồng A Phủ” được rút từ tập “Tây Bắc”. Tác phẩm kể về cuộc sống nô lệ của Mị và A Phủ trong nhà thống lý Pá Tra. Để trả món nợ của cha, Mị phải trở thành dâu nhà thống lý, sống một cuộc sống khổ cực, bị kìm hãm tự do. Trong lời kể của Tô Hoài, cuộc sống của Mị hiện lên trong cảnh giàu sang nhưng ẩn sâu bên trong đó là một cuộc sống bị giam cầm cả thể xác lẫn tâm hồn. Câu chuyện về Mị đã phần nào giúp người đọc hiểu được số phận cùng cực của con người dưới sự thống trị của bọn phong kiến chúa đất.
Tô Hoài đã khéo léo sử dụng kết cấu hồi tưởng, trần thuật ở hiện tại rồi ngược về quá khứ để kể về cuộc đời Mị một cách vô cùng linh hoạt. Trước khi về làm dâu nhà thống lí, Mị là một cô gái xinh đẹp, vui tươi, yêu đời và tràn đầy sự sống...(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu đầy đủ Phân tích Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài tại đây.
------------------HẾT--------------------
Trong tuần học thứ 19, chương trình SGK Ngữ văn lớp 12, các em đã được học tác phẩm Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài. Để củng cố vốn kiến thức và rèn luyện kĩ năng viết bài phân tích, cảm nhận về tác phẩm này, bên cạnh Dàn ý phân tích Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn nổi bật khác như: Phân tích Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, Soạn Văn bài Vợ chồng A Phủ ngắn gọn, Phân tích Giá trị nhân văn trong Vợ chồng A Phủ, Cảm nhận âm thanh sự sống trong Chí Phèo và Vợ chồng A Phủ;...