Command Prompt và PowerShell đều là hai trình lệnh khá nổi bật trên Windows tuy nhiên không phải ai cũng có thể phân biệt Command Prompt và PowerShell và các chức năng của hai trình lệnh này có gì khác nhau.
Tiếp tục loạt bài viết so sánh và phân biệt các dịch vụ và phần mềm nổi bật, Taimienphi.vn xin giới thiệu tới bạn hướng dẫn phân biệt Command Prompt và PowerShell đầy đủ và dễ hiểu nhất.
Command Prompt và PowerShell có gì khác nhau?
*Command Prompt là gì?Chức năng của Command Prompt
Command Prompt là giao diện dòng lệnh mặc định xuất hiện từ đời Windows NT do Microsoft phát hành. Đây là một ứng dụng Win32 được tích hợp sẵn trong hệ thống và có thể tương tác được với nhiều phần mềm và đối tượng trong hệ điều hành.
Cấu trúc lệnh của Command Prompt khá đơn giản và dễ thực hiện các lệnh để sửa lỗi Windows, truy cập thông tin và bật các chức năng nâng cao của máy tính, ví dụ như thiết lập mạng Wi-Fi, Bluetooth,…Do giao diện người dùng đơn giản, sơ khai và cấu trúc dòng lệnh khá giống với MSDOS ngày xưa, tuy nhiên Command Prompt không có mối liên quan nào tới MS-DOS.
Để mở cmd và khởi động Command Prompt trên máy tính, người dùng hiện có rất nhiều cách, đặc biệt trên Windows 10, cách mở cmd càng dễ dàng hơn ngay từ Start Menu hoặc nhấn tổ hợp phím Windows + R và nhập cmd.
*PowerShell là gì? Chức năng của PowerShell
Về khái niệm PowerShell cũng khá dễ hiểu, PowerShell cũng là một giao diện dòng lệnh trên Windows, tuy nhiên có nhiều cải tiến hơn so với Command Prompt cả về giao diện lẫn cấu trúc dòng lệnh. Phiên bản đầu tiên trong khái niệm PowerShell được ra mắt lần đầu tiên vào năm 2006 dựa trên môi trường .NET Framework. PowerShell có nhiều tính năng nâng cao hơn so với Command Prompt như đường dẫn lệnh, tự động hóa tác vụ hay thực hiện lệnh từ xa.
PowerShell tích hợp sâu với hệ điều hành Windows trong khi vẫn cung cấp giao diện dòng lệnh khá trực quan. PowerShell thường được các chuyên gia IT và nhà phát triển ưu tiên sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ và quản lý cấu hình một cách tự động.
Tương tự với Command Prompt, người dùng Win 10 có khá nhiều cách mở PowerShell trong Windows 10 nhanh và thuận tiện, để biết thêm nhiều cách mở PowerShell trong Windows 10, bạn đọc có thể tham khảo thêm bài viết từ Taimienphi.vn.
Phân biệt Command Prompt và PowerShell
Để phân biệt Command Prompt và PowerShell, người dùng chỉ cần quan tâm tới các chức năng mà mỗi giao diện dòng lệnh đem lại.
PowerShell mang tới nhiều tính năng nâng cao và được tích hợp sâu hơn so với Command Prompt. Với PowerShell, gần như mọi thông tin của hệ thống đều được phơi bày, điều này giúp các chuyên gia IT, quản trị hệ thống hay người sử dụng thông thường dễ tiếp cận hơn.
PowerShell sử dụng các lệnh ghép ngắn, và các lện này có thể dễ dàng kích hoạt trong môi trường thông thường hoặc trong các tệp lệnh tự động hóa. Ngoài ra, PowerShell xử lý các dòng lệnh dưới dạng các đối tượng, điều này cho phép bạn có thể thao tác dữ liệu không cần tới sự trợ giúp của các biểu tượng reg phức tạp, điều gần như không thể thực hiện được trên Command Prompt. Tuy nhiên giống như Command Prompt, người dùng có thể dùng lịch sử câu lệnh trên PowerShell để thực hiện các tác vụ lặp lại nhanh chóng.
Vậy nên chọn Command Prompt hay PowerShell?
Nhìn chung kết quả so sánh Command Prompt và PowerShell đã khá rõ ràng, PowerShell là mọt công cụ, giao diện dòng lệnh mạnh mẽ và hiệu quả hơn rất nhiều so với Command Prompt, tuy nhiên để đánh giá giá PowerShell tốt hơn Command Prompt thì không hoàn toàn đúng, bởi điều này còn phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu người dùng.
Nếu bạn là một người dùng Windows bình thường, việc sử dụng PowerShell có thể sẽ là quá sức với bạn, trong khi Command Prompt là một công cụ đơn giản và khá dễ học.
Trong khi đó, nếu bạn quan tâm và có kiến thức nhiều hơn về quản trị hệ thống, việc hiểu và nắm vững được cách xem lịch sử câu lệnh trong PowerShell sẽ vô cùng thuận lợi cho bạn so với sử dụng Command Prompt.
Như vậy câu hỏi Command Prompt và PowerShell có gì khác biệt, hay làm sao để so sánh Command Prompt và PowerShell của nhiều độc giả chắc chắn đã có câu trả lời. Mặc định nếu như bạn không có kinh nghiệm với việc tương tác với hệ thống máy tính thì với Command Prompt đã là công cụ quá đủ cho bạn, trong khi đó với PowerShell, bạn sẽ cần có kiến thức về lập trình rộng và sâu hơn.
Chúc các bạn thành công!