Cách sửa lỗi điện thoại không nhận thẻ nhớ

Là một sản phẩm công nghệ, sự cố với thẻ nhớ không còn là điều mới mẻ nữa. Có nhiều nguyên nhân khiến điện thoại không nhận thẻ nhớ, chẳng hạn như điện thoại và thẻ nhớ không tương thích, thẻ nhớ bị hỏng hay khe cắm thẻ nhớ có vấn đề. Nếu bạn đang gặp phải sự cố này, thì hãy thử kiểm tra thẻ nhớ và điện thoại trước khi áp dụng một số giải pháp khắc phục khác.

Cách sửa lỗi điện thoại không nhận thẻ nhớ
 

Mục Lục bài viết:
I. Kiểm tra sửa lỗi điện thoại không nhận thẻ nhớ.
II. Hướng dẫn sửa lỗi điện thoại không nhận thẻ nhớ.
1. Nhẹ nhàng làm sạch thẻ nhớ.

2. Xóa dữ liệu trên thẻ SD.
3. Sử dụng máy tính để chẩn đoán vấn đề.
4. Format thẻ SD trên máy tính.
5. Kiểm tra khả năng tương thích.
6. Khôi phục cài đặt gốc của điện thoại.
7. Khắc phục lỗi phần cứng.

I. Kiểm tra trước khi sửa lỗi điện thoại không nhận thẻ nhớ

Thẻ SD
Rất có thể vấn đề là do thẻ SD. Đây là 3 mẹo để giúp bạn có thể xác định dễ dàng hơn:
- Lắp thẻ SD vào thiết bị di động khác có khả năng đọc thẻ nhớ và xem rằng liệu thẻ nhớ có được nhận diện hay không.
- Cài đặt và chạy SD Insight trên thiết bị di động. Sau đó, kiểm tra xem thẻ SD có phải là sản phẩm chính hãng không.
- Kiểm tra xem máy tính có thể đọc thẻ nhớ không.

Thiết bị di động
Cũng có thể điện thoại mới chính là thủ phạm. Để kiểm tra, bạn lắp một thẻ nhớ mới, hoạt động bình thường vào điện thoại và xem kết quả. Nếu thẻ SD không được nhận diện, thì có thể bạn phải sửa chữa phần cứng hoặc phần mềm của điện thoại.

II. Hướng dẫn sửa lỗi điện thoại không nhận thẻ nhớ

1. Nhẹ nhàng làm sạch thẻ nhớ

Nếu bạn đang sử dụng một thẻ nhớ trên thiết bị di động trong một thời gian dài và nó đột nhiên ngừng hoạt động, thì việc đầu tiên bạn nên làm là tháo thẻ nhớ, khởi động lại thiết bị, làm sạch thẻ nhớ, cũng như khe cắm thẻ nhớ và lắp thẻ nhớ trở lại. Vì mọi ngóc ngách trên điện thoại của bạn như cổng sạc hay giắc cắm tai nghe đều tích tụ bụi bẩn theo thời gian, do đó thẻ SD và khe cắm thẻ SD cũng bị bẩn không phải là điều gì bất thường.Trong trường hợp này, bạn thực hiện như sau:
- Tháo thẻ SD ra khỏi thiết bị di động. Hãy đảm bảo bạn đã tắt nguồn điện thoại trước khi làm điều này.
- Sử dụng một cục tẩy màu trắng nhẹ nhàng chà xát vào miếng đồng trên thẻ nhớ và lau bằng khăn sạch để loại bỏ bụi bẩn.
- Lắp thẻ nhớ vào khe cắm thẻ nhớ và khởi động lại thiết bị.

Với một chút may mắn, cách này sẽ hiệu quả và bạn không còn gặp phải lỗi điện thoại không nhận thẻ nhớ nữa. Nhưng nếu ngược lại, bạn hãy chuyển sang áp dụng cách thứ 2 ở bên dưới.

2. Xóa dữ liệu trên thẻ SD

Loại bỏ dữ liệu trên thẻ SD sẽ xóa toàn bộ hình ảnh, video và những file khác được lưu giữ trong đó. Trước khi tiến hành việc này, bạn hãy sao lưu toàn bộ nội dung. Sau đó bắt đầu quá trình reset thẻ nhớ.
- Mở Settings > Storage > Erase SD Card để xóa toàn bổ dữ liệu và khôi phục trạng thái gốc của nó.
- Sau đó, bạn hãy khởi động lại thiết bị và kiểm tra xem cách này có thành công không.

Nếu bạn đang dùng điện thoại Android và muốn máy của mình chạy mượt thì bạn có thể tham khảo cách Xóa dữ liệu Android.

3. Sử dụng máy tính để chẩn đoán vấn đề

Vì nguyên nhân gây ra lỗi điện thoại không nhận thẻ SD cũng có thể liên quan đến phần mềm, do đó, bạn sẽ cần sự trợ giúp của máy tính để chẩn đoán và khắc phục sự cố. Bạn thực hiện như sau:
- Kết nối điện thoại với máy tính bằng cáp USB.
- Hãy đảm bảo rằng thiết bị được kết nối trong chế độ MSC (Mass storage mode) mà không phải là MTP (Media transfer mode).
- Mở Windows Explorer trên PC và nhấp chuột phải vào driver thẻ MicroSD trên màn hình. Sau đó, bạn chọn Properties > Tools > Check. Chờ cho đến khi quá trình kiểm tra hoàn thành.

- Máy tính sẽ cố cập nhật driver phần mềm cho thẻ SD của bạn và khắc phục mọi vấn đề phổ biến khiến nó không hoạt động.
- Sau khi hoàn thành, bạn tiến hành tháo thẻ nhớ ra khỏi điện thoại và lắp trở lại.

Trong nhiều trường hợp, nếu thẻ SD của bạn được nhận ra bởi máy tính và hoạt động bình thường, thì vấn đề có thể là do thiết bị di động. Tuy nhiên, nếu cách này cũng không làm cho lỗi điện thoại không nhận thẻ nhớ biến mất, thì hãy tiếp tục với phương pháp tiếp theo.

4. Format thẻ SD trên máy tính

Nếu máy tính nhận thẻ nhớ, nhưng điện thoại thì không, thì điều đó có nghĩa là bạn không thể reset thẻ nhớ bằng điện thoại. Thay vào đó, bạn cần dùng máy tính để format thẻ nhớ của mình. Cách thực hiện như sau:

- Tạo một thư mục trên máy tính và đặt tên theo ý muốn. Thư mục này sẽ được sử dụng như một không gian lưu trữ tạm thời để sao lưu file trên thẻ SD của bạn.
- Dán toàn bộ nội dung trên thẻ SD vào thư mục này.
- Click vào My Computer, nhấp chuột phải vào thẻ SD của bạn và chọn Format.
- Trên cửa sổ Format options, bạn chọn một tùy chọn từ File System. Chọn FAT 32 nếu thẻ nhớ của bạn có dung lượng là 32GB hoặc nhỏ hơn. Chọn exFAT nếu thẻ nhớ lớn hơn 32GB. Sau đó, click vào Start.

- Khi quá trình format hoàn thành, bạn chuyển dữ liệu đã sao lưu nằm trong thư mục được tạo trước đó vào thẻ SD.
- Tháo thẻ SD ra khỏi máy tính và lắp vào thiết bị đi dộng.

5. Kiểm tra khả năng tương thích giữa điện thoại và thẻ nhớ

Một vấn đề mà phần lớn người dùng sử dụng thiết bị Android cũ gặp phải là thẻ SD hoạt động bình thường trên máy tính, nhưng trên điện thoại thì không. Đó có thể là do thẻ nhớ không tương thích với smartphone. Chẳng hạn như, phiên bản mới nhất của thẻ SD như SDXC có dung lượng có thể lên tới 2TB và chỉ có thể sử dụng trên thiết bị hỗ trợ SDXC. Những mẫu điện thoại tầm trung không hỗ trợ loại thẻ nhớ này.

Ngoài ra, hầu hết các thiết bị Android đều có giới hạn tối đa tùy thuộc vào loại thẻ nhớ mà chúng hỗ trợ. Trong trường hợp này, nếu điện thoại không nhận thẻ nhớ thì đó có thể là do bạn đang sử dụng một thẻ nhớ có dung lượng cao hơn loại mà điện thoại hỗ trợ.

6. Khôi phục cài đặt gốc của điện thoại

Đôi khi nguyên nhân của sự cố là do thiết bị di động có vấn đề về phần mềm. Khi đó, bạn đơn giản chỉ cần đưa thiết bị về chế độ nhà sản xuất để giải quyết mọi vấn đề, có thể bao gồm cả lỗi này và làm cho điện thoại hoạt động mượt mà hơn.

- Bạn vào Settings và chọn Backup & Reset > Factory Data Reset.
- Hãy đảm bảo rằng bạn biết mật khẩu của tài khoản Google/Samsung trên điện thoại của mình vì có thể có khóa FRP hoặc Factory Reset Protection, đồng thời đừng quên tạo bản sao lưu dữ liệu trước khi thực hiện.
- Làm theo các bước hiển thị trên màn hình điện thoại để hoàn thành quá trình khôi phục cài đặt gốc.

7. Khắc phục lỗi phần cứng

Sau khi áp dụng tất cả các phương pháp trên nhưng sự cố vẫn không được khắc phục, thì nhiều khả năng đó là do lỗi phần cứng, thẻ SD hỏng hoặc điện thoại di động bị hỏng. Bây giờ, bạn nên mang thiết bị đến trung tâm sửa chữa và cân nhắc về việc mua một thẻ nhớ hoặc điện thoại mới trong trường hợp 1 trong 2 thứ không thể sửa được.

Thẻ SD thực sự quan trọng đối với những ai muốn mở rộng không gian lưu trữ trên thiết bị di động. Tuy nhiên, đôi khi điện thoại của bạn không nhận thẻ SD. Khi đó, bạn hãy làm theo hướng dẫn được chia sẻ trong bài viết này để tìm ra nguyên nhân cốt lõi của sự cố và khắc phục vấn đề. Nếu đang gặp tình huống điện thoại không nhận sim nhưng không biết xử lý thế nào thì bài viết dưới đây của Taimienphi.vn sẽ rất hữu ích với bạn.

Thẻ nhớ được sử dụng rộng rãi trên thiết bị Android, cho phép người dùng mở rộng không gian lưu trữ của thiết bị di động. Trong khi hầu hết người dùng không gặp phải bất kỳ sự cố gì với thẻ nhớ của mình, thì cũng có nhiều người khác đang phải đối mặt với lỗi điện thoại Android không nhận thẻ nhớ. Vậy làm gì để khắc phục vấn đề này? Thuthuat.taimienphi.vn sẽ chia sẻ cho bạn một số mẹo giải quyết hiệu quả trong bài viết sau đây.
Repair win 7, sửa lỗi Windows 7 bằng đĩa không mất dữ liệu
Sửa lỗi Please Log on with administrative Privileges and try again khi cài Flash Player
Cách sửa lỗi Flash bị chặn do lỗi thời, không xem được video, phim
Repair win 8.1, sửa lỗi Windows 8.1 bằng đĩa DVD, USB boot không mất dữ liệu
Không chơi được game do lỗi Flash sửa như thế nào?
Cách hiển thị Repair Your Computer khi khởi động Windows 7

ĐỌC NHIỀU