DNS là một khía cạnh rất quan trọng khi nói đến kết nối và truy cập Internet. Mặc dù hầu hết người dùng dựa vào máy chủ DNS mặc định do ISP cung cấp, nhưng nó có thể không phải lúc nào cũng là lựa chọn tốt nhất. Vì máy chủ DNS chậm có thể ảnh hưởng xấu đến kết nối Internet của bạn, hoặc tệ hơn là khiến bạn bị ngắt kết nối, điều quan trọng là sử dụng máy chủ DNS nhanh và đáng tin cậy để đảm bảo kết nối ổn định. Trong trường hợp bạn không biết rõ DNS là gì và cách đổi DNS trên Windows 11, đổi đường truyền mạng khác như thế nào, Taimienphi.vn sẽ cung cấp cho bạn tất cả thông tin cần biết ngay sau đây.
DNS là từ viết tắt của Domain Name System (Hệ thống phân giải tên miền) ánh xạ tên miền với các địa chỉ IP, cho phép bạn sử dụng tên cho một trang web chẳng hạn như "google.com" trong khi tất cả các máy tính được kết nối sử dụng địa chỉ IP để định vị trang web mà bạn muốn ghé thăm bằng trình duyệt web.
Chức năng này của DNS được kích hoạt thông qua các máy chủ DNS, là máy chuyên trả lời các truy vấn DNS. Nói một cách đơn giản, bạn có thể coi DNS là danh bạ của Internet, giúp người dùng ghi nhớ tên thay vì những dãy số phức tạp để truy cập vào một trang web trên Internet.
Thông thường, máy chủ DNS mặc định do ISP cung cấp sẽ hoàn thành tốt công việc của mình. Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải lỗi như DNS server not responding hoặc thông báo server DNS could not be found khi cố gắng kết nối với Internet, thì đã đến lúc bạn nên chuyển sang nhà cung cấp DNS tốt hơn.
Có rất nhiều máy chủ DNS miễn phí, đáng tin cậy, an toàn và công khai được cung cấp bởi một số gã khổng lồ công nghệ để giúp người dùng duyệt web an toàn và bảo mật. Một số máy chủ DNS cũng cung cấp quyền kiểm soát của phụ huynh để phụ huynh lọc ra nội dung không phù hợp trên thiết bị mà con họ có thể đang sử dụng.
Dưới dây là một số máy chủ DNS đáng tin cậy:
- Cloudflare: 1.1.1.1 và 1.0.0.1
- Google: 8.8.8.8 và 8.8.4.4
- OpenDNS: 208.67.222.222 và 208.67.220.220
1. Đổi DNS trên Windows 11 thông qua Cài đặt
Bước 1: Bạn click vào biểu tượng Windows trên Taskbar và chọn Settings hoặc nhấn phím tắt Windows + I để mở ứng dụng cài đặt.
Bước 2: Trong cửa sổ Settings, bạn nhấp chọn Network & Internet ở bảng bên trái.
Bước 3: Sau đó, click vào tùy chọn Ethernet ở bảng bên phải.
Bước 4: Xác định trường DNS server assignment và click vào nút Edit bên cạnh nó.
Bước 5: Trong hộp thoại Edit DNS settings, bạn click vào menu thả xuống và chọn Manual.
Bước 6: Tiếp theo, bạn bật IPv4 bằng cách chuyện nút gạt bên dưới sang bên phải. Sau đó, nhập địa chỉ DNS mới vào trong trường Preferred DNS. Bây giờ, hãy nhấp vào menu thả xuống dưới mục Preferred DNS encryption và chọn Encrypted preferred, unencrypted allowed.
Bước 7: Bạn cũng có thể chọn một địa chỉ DNS thay thế trong trường hợp địa chỉ chính gặp sự cố. Để làm như vậy, hãy nhập địa chỉ thay thế vào trường Alternate DNS. Sau khi bạn đặt mọi thứ theo ý muốn của mình, hãy nhấp vào nút Save để lưu thay đổi và đóng cửa sổ.
2. Đổi DNS trên Windows 11 từ Control Panel
Bước 1: Nhập từ khóa Control Panel vào Windows Search và click vào kết quả tìm kiếm tương ứng.
Bước 2: Trong cửa sổ Control Panel, click chọn Network and Sharing Center.
Bước 3: Chọn Change adapter settings ở bảng bên trái.
Bước 4: Click chuột phải vào kết nối mạng theo ý muốn và chọn Properties từ menu ngữ cảnh.
Bước 5: Từ cửa sổ Properties, bạn tìm và click đúp vào tùy chọn Internet Protocol Version 4 (TCP/IP4).
Bước 6: Trong cửa sổ Internet Protocol Version 4 (TCP/IP) Properties, bạn nhấp chuột vào tùy chọn Use the following DNS server addresses. Sau đó, nhập địa chỉ DNS theo ý muốn vào trường Preferred DNS Server và Alternate DNS Server bên dưới. Cuối cùng, click OK để lưu thay đổi.
Như vậy, bài viết đã chia sẻ cho bạn một số thông tin cần biết về DNS, một vài máy chủ DNS đáng tin cậy và cách đổi DNS trên Windows 11. Chỉ cần thực hiện một trong hai cách được chia sẻ trong bài viết là bạn đã có đổi sang máy chủ DNS có tốc độ tốt hơn và đáng tin cậy hơn. Ngoài ra bạn cũng có thể thực hiện cách đặt IP tĩnh trên Windows 11 để chia sẻ file trong mạng LAN dễ dàng hơn.
Bên cạnh đó bạn cũng có thể thay đổi thời gian chờ khóa màn hình trên Win 11 để điều chỉnh sao cho phù hợp với mình nhất nhé.