Giả sử bạn đang lên kế hoạch cho chuyến đi xa và tìm hiểu các thông tin từ vé máy bay, khách sạn đến những địa điểm có thể đi thăm. Ngay lập tức sau đó bạn nhận được email bao gồm các thông tin ưu đãi, lịch trình chuyến đi, ... . Đây chính là Email Marketing.
Email marketing hiểu nôm na là gửi đúng thông điệp vào đúng thời điểm, đúng người. Ngoài ra việc gửi đúng loại email cũng tạo ra nhiều sự khác biệt, trong đó các email quảng cáo và email giao dịch (transactional email) là những loại email mà bạn phải gửi, tùy thuộc vào giai đoạn của kênh bán hàng và đối tượng mà bạn đang tìm kiếm.
Email giao dịch (Transactional Email) được xem là loại email được người dùng mở nhiều nhất. Để tìm hiểu Transactional Email, email giao dịch là gì, bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây của Taimienphi.vn.
Các email được gửi cho người dùng sau khi họ thực hiện hành động nào đó được gọi là email giao dịch (transactional email). Một số ví dụ avề email giao dịch chẳng hạn như xác nhận đơn hàng, email chào mừng, ... .
Ngược lại Email Marketing là các email được gửi đến danh sách mail vào thời điểm phù hợp. Ví dụ về email marketing như chiến dịch email quảng cáo và bán hàng, newsletter, ... .
Các email giao dịch là thứ mà người dùng mong đợi, đó cũng chính là lý do giải thích tại sao tỷ lệ mở và click loại email này nhiều hơn gấp 8 lần so với các email marketing. Loại email này phải được gửi bởi các thương hiệu, doanh nghiệp để xác nhận các hành động gần đây của người dùng.
Có nhiều loại email giao dịch khác nhau, mỗi loại được sử dụng và được gửi cho các hành động cụ thể của người dùng, bạn có thể đăng ký gmail để sử dụng email này.
Email xác nhận đăng ký thành công
Gửi email đăng ký ngay sau khi khách hàng đăng ký nhận bản tin hoặc ứng dụng của doanh nghiệp để xác nhận họ là một phần của doanh nghiệp. Trong email xác nhận bạn phải thiết lập âm báo cho vòng đời của khách hàng.
Các loại email xác nhận khác
Loại email giao dịch thứ 2 là email xác nhận đơn hàng. Đây là loại email mà mọi khách hàng mong đợi sau khi họ đã đặt hàng và được xem là email giao dịch thành công nhất với tỷ lệ click và tỷ lệ mở tối đa.
Trong thực tế một số doanh nghiệp cũng bổ sung thêm các sản phẩm khác mà người dùng có thể "sẽ mua" trong email này.
Các thông tin chính bao gồm trong email xác nhận đơn hàng bao gồm số đơn đặt hàng, chi tiết mua hàng như số tiền mua hàng và cuối cùng là thông tin theo dõi. Nếu muốn bạn cũng có thể thêm ngày dự kiến mà khách hàng nhận được hàng trong email.
Email xác nhận giúp khách hàng biết rằng đơn hàng của họ đã được đặt thành công.
Email xác nhận thứ 2 mà bạn nên gửi là email xác nhận vận chuyển. Sau khi đã gửi sản phẩm cho khách hàng, gửi email để xác nhận sản phẩm đã được giao tận tay cho họ. Điều này giúp các doanh nghiệp có thể kết nối với khách hàng và cung cấp cho khách hàng của mình trải nghiệm tuyệt vời.
Email giỏ hàng bị bỏ
Các email này thuộc danh mục email giao dịch. Bạn có thể gửi email hỏi khách hàng tại sao thêm sản phẩm vào giỏ hàng nhưng không thực hiện giao dịch. Bằng cách sử dụng email này để "lôi kéo" và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm và tạo thêm doanh thu cho doanh nghiệp.
Email phản hồi
Yêu cầu khách hàng phản hồi để cho thấy bạn luôn quan tâm và lắng nghe ý kiến của họ về các sản phẩm. Đây là bước mà bạn cần phải làm để kết nối với khách hàng của mình.
Trong khi gửi email phản hồi, đừng thêm thêm nút CTA và hướng dẫn người dùng điền phản hồi của họ. Ngoài ra bạn cũng nên bổ sung thêm các chi tiết mua hàng, chẳng hạn như ngày đặt hàng, số lượng sản phẩm, ... .
3. Lời khuyên khi tạo email giao dịch
Điều quan trọng cần lưu ý khi tạo các email giao dịch là phải tạo các email sao cho có thể tối đa hóa tỷ lệ mở và click email.
Dưới đây là một số lời khuyên cho bạn để tạo các email giao dịch hiệu quả:
- Tiêu đề email: Đây là bước đầu tiên để tạo một chiến dịch email giao dịch. Tiêu đề email phải liên quan đến nội dung mà bạn dự định gửi cho khách hàng, tiêu đề càng ngắn gọn càng tốt, tốt nhất nên dài từ 60 - 70 ký tự.
- Cá nhân hóa email: Bằng cách này để tăng tỷ lệ click và mở email. Nếu có thể bạn nên thu thập thêm nhiều thông tin khách hàng để đưa ra các chiến thuật cá nhân hóa tốt hơn. Chẳng hạn như bổ sung thêm cách sử dụng sản phẩm vào email, ... .
- Chọn thời điểm phù hợp: Đảm bảo các email giao dịch được gửi vào đúng thời điểm phù hợp. Chẳng hạn như các email xác nhận nên được gửi ngay sau khi người dùng mua sản phẩm. Email phản hồi phải được gửi trong vòng một hoặc hai ngày sau khi xác nhận giao hàng.
- Tối ưu hóa trên các thiết bị di động: Khi thiết kế email đừng quên tối ưu hóa email sao cho phù hợp với màn hình các thiết bị di động. Đảm bảo tối ưu hóa các khía cạnh của thiết kế, từ nội dung đến khoảng cách để người dùng có thể xem email mà không bị rối mắt.
Bài viết trên đây Taimienphi.vn vừa giới thiệu cho bạn Transactional Email, email giao dịch là gì? Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn các thông tin hữu ích. Ngoài ra nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc câu hỏi nào cần giải đáp như AMP trong Email là gì? Hoạt động như thế nào?, bạn đọc có thể để lại ý kiến của mình trong phần bình luận bên dưới bài viết nhé.