Nếu bạn chỉ có nhu cầu thiết kế cơ bản thì những phần mềm cắt ghép hình ảnh online và miễn phí hiện nay đã có thể đáp ứng được nhu cầu. Tuy nhiên, nếu bạn muốn phát triển theo hướng chuyên nghiệp hơn thì nên tìm hiểu và sử dụng thành thạo một phần mềm thiết kế đồ họa. Taimienphi xin giới thiệu 5 phần mềm thiết kế đồ họa thông dụng nhất hiện nay để bạn tham khảo và có sự lựa chọn phù hợp.
Giới thiệu top 5 phần mềm thiết kế đồ họa thông dụng nhất hiện nay
1. Adobe Photoshop CC
Adobe Photoshop có tên gọi quen thuộc hơn là Pts là một trong những phần mềm thiết kế đồ họa có số lượng người dùng nhiều nhất trên thế giới. Đây cũng là công cụ mà nhiều người lựa chọn khi mới bắt đầu tìm hiểu về ngành thiết kế. Photoshop có khả năng xử lý hình ảnh và đồ họa mạnh mẽ với các tính năng chỉnh sửa, thiết kế hình ảnh chuyên nghiệp hướng tới đối tượng là những nhà thiết kế hay hay nhiếp ảnh gia.
Giao diện Photoshop qua nhiều bản cập nhật thì đã tương đối hoàn thiện và không còn có nhiều thay đổi. Nếu bạn là người mới thì có thể tải các phiên bản cũ của phần mềm này như Cs2 để sử dụng miễn phí. Sau khi đã làm quen, bạn có thể suy nghĩ lựa chọn mua phiên bản Adobe Photoshop CC mới nhất với nhiều tính năng nâng cao hơn.
=> Link tải Photoshop CC 2020 cho Windows
=> Link tải Photoshop CS6 cho PC
=> Link tải Photoshop CC 2019 cho PC
2. GIMP
Phần mềm thiết kế đồ họa GIMP sử dụng mã nguồn mở nên bạn có tải về miễn phí, chi phí sử dụng rẻ hơn nhiều so với các đối thủ cạnh tranh. Với người dùng cơ bản, GIMP có những chức năng cắt ghép, tăng độ sáng, chỉnh sửa màu,... mang lại vẻ đẹp hoàn thiện cho những bức ảnh. Với người dùng cao cấp, GIMP cung cấp mộ thư viện khổng lồ với những bộ lọc hay các gói animation độc đáo.
Bạn sẽ không mất quá nhiều thời gian để làm sử dụng thành GIMP. Giao diện của phần mềm thiết kế đồ họa này tương đối đơn giản và bạn có thể tự học mà không cần phải đi học ở bất cứ khóa đào tạo nào. Ngoài ra, để mở rộng thêm chức năng, phần mềm còn cho phép người dùng tải và cài đặt thêm các Plugin hỗ trợ từ bên thứ 3.
=> Link tải GIMP cho Windows
Nếu Adobe Photoshop là công cụ phục chuyên sâu về thiết kế hình ảnh thì Adobe Illustrator lại là giải pháp hướng tới các thiết kế đồ họa vector. Nó phù hợp cho người dùng có nhu cầu in ấn, đồ họa trong trò chơi, hình ảnh minh họa,... những công việc đòi hỏi các thiết kế chi tiết và độ phân giải cao.
Sở hữu một thư viện lớn với nhiều thiết kế mẫu có sẵn, người dùng mới có thể tham khảo và tạo ra những sản phẩm chất lượng nhanh chóng hơn. Hệ thống căn chỉnh cũng là một điểm mạnh của Illustrator khi hỗ trợ chỉnh sửa thông minh, chính xác tới từng điểm ảnh.
=> Link tải Adobe Illustrator cho Windows
Khi liệt kê Top phần mềm thiết kế đồ họa thông dụng nhất hiện nay thì không thể bỏ qua CorelDraw. Với những tính năng sánh ngang với Photoshop, CorelDraw cho phép bạn thoải mái hiện thực hóa những ý tưởng của mình vào trong mỗi thiết kế thông dụng hiện nay.
CorelDraw mang trong mình đầy đủ các tính năng cần thiết của một phần mềm thiết kế đồ họa chuyên nghiệp. Thế nhưng, điều khiến người dùng yêu thích ở phần mềm này là khả năng tạo các bản vẽ thiết kế kỹ thuật. CorelDraw hỗ trợ người dùng tạo khung hình, tô màu sắc cho các vật thể, xem các bản vẽ trước khi in,... Đây chính là phần mềm thiết kế đồ họa nếu bạn là người đi theo hướng thiết kế kỹ thuật.
=> Link tải CorelDRAW cho Windows
=> Link tải CorelDRAW cho Mac
Không nổi tiếng như các phần mềm thiết kế đồ họa thông dụng khác, AutoCAD âm thầm sở hữu một lượng người dùng đông đảo là các nhà thiết kế xây dựng, cơ khí,... Những tính năng của phần mềm này tập trung tối ưu vào khả năng thiết kế đồ họa 2D, 3D chuyên nghiệp. Với AutoCAD bạn có thể nhanh chóng tạo ra các thiết kế chất lượng nhờ thao tác bằng các câu lệnh, tạo và in bản vẽ ngay lập tức.
Việc chỉnh sửa hình ảnh không phải là thế mạnh của phần mềm này. Nếu bạn quan tâm đến lĩnh vực thiết kế 2D và 3D thì AutoCAD chính là công cụ mà bạn nên tìm hiểu ngay từ bây giờ.
=> Link tải AutoCAD cho Windows
Vậy là Taimienphi vừa giới thiệu đến bạn Top 5 phần mềm thiết kế đồ họa thông dụng nhất hiện nay. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, bạn có thể lựa chọn cho mình phần mềm thiết kế đồ họa phù hợp với định hướng phát triển của mình sau này. Chúc bạn thành công!