- Thành phần biệt lập là những thành phần nằm ngoài cấu trúc cơ bản của câu (nằm ngoài chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ,...), không tham gia vào việc diễn đạt sự việc trong câu.
- Có 4 thành phần biệt lập:
+ Thành phần tình thái.
+ Thành phần cảm thán.
+ Thành phần gọi - đáp.
+ Thành phần phụ chú.
1. Thành phần tình thái:
- Tác dụng: Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
- VD:
+ Hình như bạn ấy đang buồn thì phải.
+ Mai là cuối tuần, chắc là mình sẽ được ngủ nướng đây.
2. Thành phần cảm thán:
- Tác dụng: Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, giận,...).
- VD:
+ Ôi! Thế là đã sang đến năm mới rồi ư, nhanh quá.
+ Lại quên vở mất rồi, trời ạ.
3. Thành phần gọi - đáp:
- Tác dụng: Thành phần gọi - đáp được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp, giúp ta biết được mối quan hệ giữa người gọi và người đáp.
- VD:
+ Mẹ ơi, hôm nay mẹ nấu món gì thế ạ?
+ Ê, sáng mai đi học nhớ qua đón tớ nhé.
4. Thành phần phụ chú:
- Tác dụng: Được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.
- VD: Bé Thu, nhân vật chính trong truyện ngắn Chiếc lược ngà, là một cô bé mạnh mẽ, gan lì và yêu thương cha vô cùng.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Có đến bốn thành phần biệt lập khác nhau, em hãy làm nhiều bài tập để nhận biết và phân biệt các thành phần biệt lập một cách thuần thục nhé. Ngoài bài viết Thành phần biệt lập là gì? Các thành phần biệt lập, Văn 9, em có thể xem thêm các bài khác: Viết đoạn văn có sử dụng thành phần biệt lập hay bài văn Viết đoạn văn về quê hương có sử dụng thành phần biệt lập để có thể hiểu hơn về bài học này nhé.