Soạn bài Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm thơ
- Bài thơ được giới thiệu bằng cách phân tích hai cách đọc của tiêu đề. Từ đó cùng dẫn đến một đề tài là “nguyệt dạ tư hương” trong thơ Đường.
- Trình tự, logic triển khai hệ thống ý trong bài viết:
+ Giới thiệu về bài thơ.
+ Nêu khái quát cấu tứ của bài thơ và định hướng phân tích, đánh giá.
+ Phân tích, đánh giá từng phần của bài thơ.
+ Chú ý làm rõ tính khái quát của hình ảnh, chi tiết.
+ Đánh giá chung.
+ Kết luận.
- Cấu tứ và tính chất khái quát của hình ảnh trong bài thơ đã được người viết đề cập ở:
+ Đoạn văn: “Đêm yên tĩnh trên đường lữ khách, tình quê hương ngổn ngang muốn lối; nhà thơ chớp lấy một cảm giác sai lạc (thố giác), tức cảnh sinh tình, viết nên một bài thơ tuyệt diệu. Toàn bài chữ bài cũng rõ ràng dễ hiểu, mà chữ nào cũng hàm ý sâu xa.”
+ Câu văn: “Toàn bài chữ bài cũng rõ ràng dễ hiểu, mà chữ nào cũng hàm ý sâu xa.”
- Chọn những tác phẩm thơ có cấu tứ độc đáo và hệ thống hình ảnh phong phú, có nhiều tầng ý nghĩa sâu xa.
* Tìm ý cho bài viết bằng cách đặt ra một số câu hỏi.
* Sắp xếp ý theo bố cục ba phần của bài văn.
- Mở bài: Giới thiệu bài thơ và phương diện chính được đề cập trong bài.
- Thân bài:
+ Giới thiệu về cấu tứ và các hình ảnh trong bài thơ.
+ Cách xây dựng và phát triển cấu tứ trong bài thơ.
+ Cắt nghĩa một số hình ảnh, từ ngữ tiêu biểu và so sánh với các bài thơ khác để thấy được nét đặc sắc, khác biệt.
- Kết bài: Khẳng định sự độc đáo của bài thơ và ý nghĩa của nó
- Viết bài dựa trên dàn ý đã lập.
- Kiểm tra bài viết xem đã đầy đủ, chính xác yêu cầu của đề bài chưa.
- Kiểm tra chính tả, diễn đạt.
Đề bài: Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm thơ (Tìm hiểu cấu từ và hình ảnh trong tác phẩm).
1.1. Mở bài:
- Giới thiệu về bài thơ “Nhớ đồng” của Tố Hữu.
- Giới thiệu về cấu tứ và những hình ảnh đặc sắc trong bài thơ.
1.2. Thân bài:
a) Cấu tứ của bài thơ:
- Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ.
- Giải nghĩa nhan đề “Nhớ đồng”.
- Từ “Đâu” được lặp đi lặp lại ở đầu câu thơ chính là dấu hiệu quan trọng cho ta nhận thấy cấu tứ bài thơ.
- Nỗi nhớ của người chiến sĩ cách mạng khi bị giam trong ngục tối dẫn đến cảnh tượng đồng quê thân thuộc bình dị cùng những “hồn thân” chăm chỉ trong tâm tưởng của tác giả. Rồi đến khi tìm được con đường để xây dựng quê hương, nhà thơ vui vẻ, hăng say hoạt động, ông muốn được thoát khỏi chốn lao tù để sải cánh bay xa, tiếp tục hoạt động cách mạng.
- Sự kết nối giữa tâm tưởng của nhà thơ và hiện thực khốc liệt, không gian bên trong và bên ngoài nhà tù.
b) Những hình ảnh thơ gắn liền với cấu tứ:
- Phong vị của đồng quê đầy thân thương: “gió cồn thơm”, “ruồng tre mát”, “ô mạ xanh mơn mởn”, “nương khoai sắn”.
- Cuộc sống yên bình, không đổi dù có trải qua những tháng ngày “âm u”: “đường cong bước vạn đời”, “xóm nhà tranh thấp ngủ im hơi”.
- Hoạt động của những người nông dân chăm chỉ, cần cù: “lưng cong xuống luống cày”, bàn tay “vãi giống tung trời những sớm mai”.
- Không khí ảm đạm của đồng quê: “chiều sương phủ bãi đồng”, “lúa mềm xao xác ở ven sông”, “tiếng xe lùa nước”, “giọng hò não nùng”.
- Sự đôn hậu, hiền lành của những người dân khơi dậy biết bao tình cảm ấm áp: “những hồn thân tự thuở xưa”, “những hồn chất phác hiền như đất”.
- Cuộc sống vui vẻ khi được hoạt động Cách mạng: “tôi” “nhẹ nhàng như con chim cà lơi”, “say đồng hương nắng vui ca hát”.
đọc một tương lai tốt đẹp, được ánh sáng của Đảng soi sáng.
1.3. Kết bài:
- Khẳng định những hình ảnh trong bài góp phần làm rõ cấu tứ và cảm xúc của bài thơ.
“Nhớ đồng” là tiếng nói cất lên trong ngục tù của người thanh niên cách mạng. Bài thơ được in trong phần “Xiềng xích” của tập “Từ ấy” cho thấy sự bí bách, ngột ngạt của cuộc sống lao tù. Thông qua những hình ảnh đặc trưng của quê hương mình, Tố Hữu đã tạo nên một bài thơ có cấu tứ đặc sắc, bộc lộ lòng khao khát tự do, chiến đấu của mình.
Năm 1938, Tố Hữu được kết nạp vào Đảng. Trong khi đang hoạt động hết sức say sưa, nhiệt huyết, ông bất ngờ bị địch bắt và giam trong nhà lao Thừa Phủ. Cuộc sống ngột ngạt, bí bách khiến người chiến sĩ trẻ chỉ biết dùng thơ để giải tỏa tâm trạng mình. “Nhớ đồng” cũng được ra đời từ đó.
Khi đọc nhan đề “Nhớ đồng”, ta hiểu ngay “đồng” ở đây chính là những ruộng lúa rộng lớn thẳng cánh cò bay - không gian đặc trưng của làng quê Việt Nam. Hay nói cách khác, “Nhớ đồng” cũng chính là nhớ quê hương, nhớ nơi chôn rau cắt rốn. Câu thơ “Gì sâu bằng những trưa thương nhớ/hiu quạnh” được đặt ở đầu và lặp lại đến bốn lần trong toàn bài đã khái quát được niềm nhung nhớ quê hương của người chiến sĩ. “Đồng” là không gian bên ngoài, “nhà tù” là không gian bên trong. “Tiếng hò” được nhắc đến không phải là âm thanh có thực mà nó chỉ là tiếng nói vọng về từ tâm tưởng, khi nhà thơ còn đang tự do. Thế nên, có thể coi những khổ thơ đặc biệt này đã kết nối quá khứ - hiện tại, không gian bên trong - bên ngoài nhà tù. Xét trong toàn bộ tiến trình phát triển của bài thơ, mỗi khi khổ thơ hai câu đặc biệt này xuất hiện đều đánh dấu một bước phát triển mới trong tâm trạng, cảm xúc của người tù.
Một dấu hiệu nữa cho thấy cấu tứ chặt chẽ, gợi mở của bài thơ chính là từ “Đâu”. Từ này được lặp đi lặp lại ở đầu câu thơ, kết hợp với các hình ảnh, sự vật của làng quê để thể hiện nỗi nhớ của tác giả. Ngoài ra, nó còn góp phần tạo nên mạch lạc và liên kết trong văn bản, giúp việc bộc lộ cảm xúc của nhân vật trữ tình thêm thuận lợi.
Người chiến sĩ ở trong lao tù nhớ về khung cảnh quê nhà thân thuộc với “gió cồn thơm”, “ruồng tre mát”, “ô mạ xanh mơn mởn”, “nương khoai sắn” chứa đầy phong vị thân thương. Người nông dân quê ông chăm chỉ, cần cù, lúc nào cũng đang trong trạng thái lao động “lưng cong xuống luống cày”, bàn tay “vãi giống tung trời những sớm mai”. Sự đôn hậu, hiền lành của họ khơi dậy biết bao tình cảm ấm áp. Thế mà, những con người đó lại phải sống trong tháng ngày âm u, ảm đạm vì thời thế. Cảnh tươi đẹp giờ đây chỉ còn “chiều sương phủ bãi đồng”, “lúa mềm xao xác ở ven sông”, “tiếng xe lùa nước”, “giọng hò não nùng” đầy buồn tẻ. Chính điều đó đã khiến cho người thanh niên trẻ quyết định đi tìm con đường để giúp đỡ quê hương thoát khỏi cảnh buồn rầu. Anh “băn khoăn”, “vẩn vơ” rồi lại hóa “nhẹ nhàng” khi tìm đến Đảng. Từ khi có Đảng, anh trở thành người chiến sĩ cách mạng, vui vẻ, hăng say với sự nghiệp vĩ đại. Thế nhưng quay lại hiện tại, anh đang chịu nỗi tù đầy, anh khát khao tự do, muốn ra ngoài để sải cánh tung bay, tiếp tục đóng góp cho quê hương đất nước.
Những yếu tố nêu trên đã làm rõ cho kết cấu bên trong - bên ngoài, quá khứ - hiện tại của bài thơ. Các hình ảnh được sử dụng trong bài đều rất quen thuộc với làng quê Việt Nam. Việc tác giả đan cài, phối hợp, sắp xếp các cụm hình ảnh trong từng khổ thơ đều gợi cho người đọc ấn tượng riêng về con người, cảnh vật nơi thôn quê dân dã. Từ đó, ta thấy được đời sống nội tâm phong phú và khao khát tự do cháy bỏng của nhân vật trữ tình.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Ngoài “Nhớ đồng” của Tố Hữu còn có rất nhiều tác phẩm thơ khác có cấu tứ đặc sắc như: Soạn bài Nhớ đồng,; Soạn bài Tràng Giang, Ngữ văn 11 Kết nối tri thức; Soạn bài Con đường mùa đông