Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn hoặc năm chữ, Ngữ văn lớp 7, Kết nối tri thức với cuộc sống

Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn hoặc năm chữ, Ngữ văn lớp 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Soạn Ngữ văn lớp 7


I. Dàn ý:

- Mở đoạn: Giới thiệu tác giả và bài thơ, nêu ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ.
- Thân đoạn:
+ Nêu cảm xúc của em về giá trị nội dung (chủ đề, thông điệp tác giả muốn truyền đạt).
+ Nêu cảm xúc của em về đặc sắc nghệ thuật (thể thơ, vần, nhịp, hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ,...).
- Kết đoạn: Khát quát cảm xúc về bài thơ.


II. Bài làm tham khảo:

1. Ghi lại cảm xúc sau khi đọc xong bài thơ "Đồng dao mùa xuân" - Nguyễn Khoa Điềm

Bài thơ "Đồng dao mùa xuân" của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã đem lại cho em nhiều cảm xúc và sự rung động sâu sắc. "Đồng dao mùa xuân" đã khắc họa hình ảnh người lính cụ Hồ giản dị, gần gũi, lạc quan, yêu đời, sẵn sàng cống hiến, hi sinh vì độc lập dân tộc. Qua những câu thơ bốn chữ ngắn gọn và hình ảnh giàu sức gợi tả, người lính hiện lên gần gũi, thân thuộc. Anh vào chiến trường khi còn đang ở độ tuổi xuân xanh đầy nhiệt huyết "Chưa một lần yêu/ Cà phê chưa uống/ Còn mê thả diều". Trên chiến trường ác liệt, người lính anh dũng chiến đấu quên mình để bảo vệ tổ quốc, sự hi sinh khiến chúng ta xót thương: "Một lần bom nổ/ Khói đen rừng chiều/ Anh thành ngọn lửa". Hình ảnh người lính được bất tử hóa, sống mãi trong lòng người ở lại "Bạn bè mang theo". Người lính luôn gắn với những hình ảnh quen thuộc "Ba lô con cóc/ Tấm áo màu xanh/ Làn da sốt rét/ Cái cười hiền lành". Bằng ngôn từ tinh tế, cách gieo vần chân, cách ngắt nhịp 3/2, 2/3, 1/4 linh hoạt, bài thơ trở nên nhịp nhàng, giàu tính nhạc. Điệp ngữ "có một người lính", "anh không về nữa", "anh ngồi" khiến chúng ta không khỏi bồi hồi xúc động, đau thương trước sự hi sinh của người lính. Biện pháp nghệ thuật so sánh "mắt như suối biếc", điệp ngữ "có một người lính", "anh không về nữa", "anh ngồi", ẩn dụ "vai đầy núi non" được nhà thơ sử dụng làm hình ảnh người lính hiện lên sinh động, hòa vào dáng hình núi sông. Anh đã hi sinh nhưng anh vẫn còn sống mãi trong trái tim của bạn bè, đồng đội và nhân dân. Bài thơ như một khúc đồng dao ngợi ca, tự hào và biết ơn thế hệ đi trước đã cống hiến tuổi xuân, sẵn sàng hi sinh vì độc lập, tự do của dân tộc.

Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn hoặc năm chữ, Ngữ văn lớp 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống

2. Ghi lại cảm xúc sau khi đọc xong bài thơ "Gặp lá cơm nếp" - Thanh Thảo

Bài thơ "Gặp lá cơm nếp" trích trong tập "Dấu chân qua trảng cỏ" sáng tác năm 1978 của nhà thơ Thanh Thảo đem lại cho em cảm nhận sâu sắc trước tình cảm thương yêu đối với mẹ, với món cơm nếp - hương vị quê hương và tình yêu quê hương, đất nước sâu sắc thường trực trong lòng người lính trên đường hành quân. Sau bao năm hành quân, người lính vô tình bắt gặp lá cơm nếp khiến nỗi nhớ mẹ, nỗi nhớ quê hương lại ùa về. Hình ảnh mẹ hiện lên trong lòng anh thật giản dị, mộc mạc, đảm đang, chịu thương chịu khó, ân cần chăm lo cho cuộc sống gia đình và yêu thương, chiều chuộng con hết mực "Mẹ ở đâu chiều nay/ Nhặt lá và đun bếp/ Phải mẹ thổi cơm nếp". Người lính phải xa nhà, không thể đỡ đần, chia sẻ nỗi nhọc nhằn, vất vả cùng mẹ, vì vậy anh thấu hiểu cho nỗi vất vả của mẹ. Nỗi nhớ và tình cảm dành cho mẹ luôn song hành với tình yêu tổ quốc "Ôi mùi vị quê hương/ Con làm sao quên được/ Mẹ già và đất nước/ Chia đều nỗi nhớ thương". Thể thơ năm chữ ngắn gọn, nhịp thơ 2/3, 3/2 biến đổi linh hoạt, cách gieo vần chân và ngôn từ tinh tế, giàu sức gợi tả khiến bài thơ có tính nhạc và trở nên nhịp nhàng góp phần thể hiện một cách hàm súc tình cảm, tấm lòng của người con với quê hương đất nước, với gia đình. Những dòng thơ ngắn gọn không diễn tả cụ thể chi tiết mà chỉ khơi gợi tâm tình của người con, tình cảm ấy được thực hiện hóa thành hành động thực tiễn người con cầm súng ra trận bảo vệ quê hương. Biện pháp nghệ thuật nhân hóa "Cây nhỏ rừng Trường Sơn/ Hiểu lòng nên thơm mãi", cây nhỏ được nhân hóa trở nên có trạng thái cảm xúc như con người, có thể "hiểu" được nỗi lòng của người lính ra trận. Bài thơ "Gặp lá cơm nếp" khiến tình yêu quê hương, đất nước trong mỗi con người càng cháy bỏng và sâu sắc hơn bao giờ hết.

Trên đây là những gợi ý ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ giúp em hoàn thiện bài viết của mình. Nếu gặp khó khăn trong quá trình chuẩn bị bài, em có thể theo dõi và tham khảo bài soạn văn mẫu lớp 7 trên Taimienphi.vn:
- Soạn bài Trình bày suy nghĩ về một vấn đề đời sống (được gợi ra từ tác phẩm văn học đã đọc)
- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2, Ngữ văn lớp 7, Kết nối tri thức với cuộc sống

Tham khảo Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn hoặc năm chữ, Ngữ văn 7, Kết nối tri thức để nắm chắc những đặc sắc về nội dung và hình thức nghệ thuật của một số tác phẩm, đồng thời rèn luyện kĩ năng viết bài các em nhé!
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ bốn chữ, năm chữ Ngữ văn 7 Cánh Diều
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ Ngữ văn 7
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ bốn hoặc năm chữ, ngắn gọn, Ngữ văn 7 KNTT
Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ, Ngữ văn lớp 7, Chân trời sáng tạo
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Mẹ (Đỗ Trung Lai)

ĐỌC NHIỀU