Soạn bài Lễ xướng danh khoa thi Đinh Dậu, Ngữ văn 8 Kết nối tri thức

Soạn bài Lễ xướng danh khoa thi Đinh Dậu



I. Soạn bài Lễ xướng danh khoa thi Đinh Dậu - Trước khi đọc:

* Gợi ý trả lời câu hỏi phần trước khi đọc:

1. Nhà nước phong kiến xưa tổ chức các kì thi cho sĩ tử tham gia nhằm mục đích gì?

- Nhà nước phong kiến xưa tổ chức các kì thi cho sĩ tử nhằm mục đích tìm ra người tài, đề bạt lên làm quan, phụng sự cho vua, xây dựng đất nước.

2. Sau cuộc thi (thể thao, nghệ thuật, giáo dục,...) thường sẽ có một buổi lễ xướng danh và trao giải. Mục đích của lễ xướng danh?

- Mục đích của lễ xướng danh đó chính là vinh danh, giới thiệu những người đạt giải, nổi bật để tất cả mọi người khác đều biết đến.


II. Soạn bài Lễ xướng danh khoa thi Đinh Dậu - Đọc văn bản:

* Gợi ý trả lời câu hỏi phần đọc văn bản:

1. Theo dõi: Các chi tiết miêu tả con người và khung cảnh lễ xướng danh.

- Con người: "lôi thôi sĩ tử", "ậm ọe quan trường", "váy lê quét đất".

- Khung cảnh: "lẫn, "cờ kéo rợp trời".

2. Chú ý: Sự xuất hiện của các nhân vật người nước ngoài trong kì thi.

- Sự xuất hiện của các nhân vật người nước ngoài trong kì thi: "Cờ kéo rợp trời, quan sứ đến/ Váy lê quét đất, mụ đầm ra" - Sự xuất hiện đầy khoa trương, phô diễn, không phù hợp với không khí của một trường thi nghiêm túc.


III. Soạn bài Lễ xướng danh khoa thi Đinh Dậu - Sau khi đọc:

* Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:

Câu hỏi 1 trang 83 Sgk Ngữ văn 8 Kết nối tri thức - tập 1:

- Bài thơ có bố cục gồm bốn phần thường gặp của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật:

+ Đề: câu 1, 2 - Giới thiệu về kì thi Hương đang được diễn ra.

+ Thực: câu 3, 4 - Hình ảnh của sĩ tử tham gia và quan tham gia trông coi cuộc thi.

+ Luận: câu 5, 6 - Quan sứ, mụ đầm xuất hiện.

+ Kết: câu 7, 8 - Lời nhắc nhở, nỗi lòng của tác giả về cảnh đất nước.


Câu hỏi 2 trang 83 Sgk Ngữ văn 8 Kết nối tri thức - tập 1:

- Câu đầu tiên cho ta biết đây là kì thi Hương. Đây là kì thi lớn nhất cả nước, ba năm mới được tổ chức một lần.

- Câu thứ hai có từ "lẫn", giúp người đọc thấy được khung cảnh hỗn loạn, xô bồ của trường thi.

- Tưởng là một cuộc thi lớn của cả nước, được tổ chức nghiêm túc, ai ngờ nó cũng rất nhốn nháo, hỗn loạn.


Câu hỏi 3 trang 83 Sgk Ngữ văn 8 Kết nối tri thức - tập 1:

- Biện pháp tu từ: Đảo ngữ.

- Tác giả đã đảo hai từ láy "Lôi thôi" và "Ậm ọe" lên đầu câu để nhấn mạnh dáng vẻ khổ sở, nhếch nhác của người sĩ tử và cách nói năng tỏ vẻ của đám quan trường. Từ đó tạo lời thơ châm biếm, chế giễu những "nhân tài" của cả đất nước, tụ hội trong một kì thi lại có vẻ thảm hại, chật vật đến vậy. Tiếng cười ở đây đến từ sự đối lập giữa cái danh "sĩ tử", "quan trường" và cái thực "lôi thôi", "ậm ọe".


Câu hỏi 4 trang 83 Sgk Ngữ văn 8 Kết nối tri thức - tập 1:

- Các vế đối:

+ "Lôi thôi" (thanh bằng) - "Ậm ọe" (thanh trắc): đều là từ láy.

+ "sĩ tử" (thanh trắc)- "quan trường" (thanh bằng): đều là danh từ.

+ "vai đeo lọ" (B B T) - "miệng thét loa" (T T B).

=> Các vế đối thanh điệu và từ loại đều rất chỉnh

- Về nội dung:

+ Câu thứ ba nói về người sĩ tử, người đọc sách thánh hiền nhưng không hề mang dáng vẻ nho nhã, thư sinh mà lại đi liền với vẻ nhếch nhác, khổ sở.

+ Câu thứ tư miêu tả những vị quan, là người cùng với vua trị vì đất nước, đáng lẽ phải là người văn hay chữ tốt, có uy nghiêm và chữ tín nhưng lại phải dùng tiếng thét để điều khiển mọi người.

- Cho thấy sự bất lực, thảm hại của những người mang danh là nhân tài của đất nước.


Câu hỏi 5 trang 83 Sgk Ngữ văn 8 Kết nối tri thức - tập 1:

- Quan sứ là người nắm quyền hành cai quản một vùng đất nước ta thời Pháp thuộc. Thế nhưng một kì thi của nước Nam lại có quan người Pháp và "cờ kéo rợp trời" tạo ấn tượng về sự phô phang, thị oai của người làm quan sứ.

- Mụ đầm mang trang phục đầy phô trương, kệch cỡm, dài đến quét đất để đến một nơi nghiêm túc như trường thi để thăm thú.

- Biện pháp đối:

+ "quan sứ" là danh xưng của một chức vụ quan trọng, mang nghĩa tôn trọng được đối với "mụ đầm" là cách gọi người phụ nữ với thái độ giễu cợt.

+ "cờ kéo rợp trời" chính là quốc kì của nước Pháp được đối với "váy lê quét đất", trang phục của một người phụ nữ bình thường.

- Từ nội dung đến nghệ thuật đối, ta đều thấy tiếng cười đầy sâu cay, chế nhạo của tác giả dành cho hai nhân vật "quan sứ" và "mụ đầm"


Câu hỏi 6 trang 83 Sgk Ngữ văn 8 Kết nối tri thức - tập 1:

- "nhân tài đất Bắc" có thể là từ dùng để châm biếm sĩ tử, quan trường trong cuộc thi, cũng có thể dùng để chỉ những người thật sự tài giỏi trong thời đại ấy, những người có lương tri, biết trăn trở về tình cảnh của dân tộc.

- Qua lời nhắn nhủ ấy, em cảm thấy có hai khả năng:

+ Nếu "nhân tài" mà tác giả nhắc đến là những người sĩ tử, quan trường trong cuộc thi thì đó chính là câu thơ trào phúng, chế giễu những người tự nhận mình là "nhân tài" nhưng không nhìn ra được tình cảnh thảm hại của đất nước.

+ Nếu "nhân tài" mà nhà thơ nhắc đến là những người thật sự có tài, có tâm với đất nước thì đây chính là lời tâm sự, nhắn nhủ đầy xót xa của Tú Xương về vận mệnh đất nước.


Câu hỏi 7 trang 83 Sgk Ngữ văn 8 Kết nối tri thức - tập 1:

- Nhân vật khiến em ấn tượng nhất chính là người sĩ tử. Thông thường, đây sẽ là người đọc sách thánh hiền, luôn mang dáng vẻ nho nhã, thư sinh. Thế nhưng sĩ tử trong bài thơ lại đi liền với hình ảnh nhếch nhác, khổ sở, lôi thôi. Từ đó, em nhận thấy đây chỉ là những "nhân tài rởm", không phải là người có tài, có tâm thực sự.


Câu hỏi 8 trang 83 Sgk Ngữ văn 8 Kết nối tri thức - tập 1:

- Cảm xúc chủ đạo của tác giả trong bài thơ: Tiếng cười trào phúng hòa cùng tiếng lòng đau đớn, xót xa cho đất nước suy tàn.


* Viết kết nối với đọc: Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) phân tích một chi tiết có tính chất trào phúng mà em ấn tượng nhất trong bài thơ "Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu"

Trong bài "Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu" của Tú Xương có viết: "Ậm ọe quan trường miệng thét loa". Người làm quan đáng lẽ phải chứa đầy một bụng văn hay chữ tốt nhưng nay lại "ậm ọe", lấy tiếng "thét" như phường chợ búa để thể hiện quyền uy của mình. Có hiện tượng này là do chế độ phong kiến suy thoái, xuống cấp kéo theo việc những vị quan cũng không còn thanh liêm, tài giỏi như trước kia. Chuyện mua quan bán tước diễn ra thường xuyên, thậm chí là công khai. Con người không cần tài giỏi mà chỉ cần nộp đủ tiền lên trên là được phong chức tước. Chính vì vậy, những vị "phụ mẫu của dân" đều là lũ bất tài, vô dụng, giỏi nịnh bợ khoác lác. Đây là một thực trạng cực kì đáng buồn diễn ra vào thế kỉ XIX.


- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

Tiếng cười trào phúng, châm biếm là thái độ của tác giả Tú Xương được thể hiện rất rõ thông qua "Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu". Mời em xem thêm những bài soạn khác có trên Taimienphi.vn như: Soạn bài Lai Tân; Soạn bài Chiếu dời đô

Thế kỉ XIX, thực dân Pháp xâm lược và thiết lập nền bảo hộ lên nước ta. Tất cả những sự kiện, cuộc thi lớn nhỏ đều có sự xuất hiện của quan sứ. Mời em tham khảo Soạn bài Lễ xướng danh khoa thi Đinh Dậu, Ngữ văn 8, Kết nối tri thức, học kì I do đội ngũ Taimienphi.vn biên doạn để hiểu hơn về thực trạng này nhé.
Soạn bài Đồng dao mùa xuân (Nguyễn Khoa Điềm), Ngữ văn lớp 7, Kết nối tri thức với cuộc sống
Soạn bài Qua Đèo Ngang, Ngữ văn 8 Kết nối tri thức
Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 1, Ngữ văn lớp 10, Kết nối tri thức với cuộc sống
Soạn bài Bài thơ "Đường núi" của Nguyễn Đình Thi, Vũ Quần Phương ngắn nhất, Ngữ văn lớp 7, Kết nối tri thức với cuộc sống
Soạn bài Hội lồng tồng ngắn gọn (Trần Quốc Vượng, Lê Văn Hảo, Dương Tất Từ), Ngữ văn lớp 7, Kết nối tri thức với cuộc sống
Soạn bài Một thời đại trong thi ca, Ngữ văn 11 Kết nối tri thức

ĐỌC NHIỀU