Phân tích nghệ thuật lập luận trong văn bản Tuyên ngôn độc lập

Đề bài: Phân tích nghệ thuật lập luận trong văn bản Tuyên ngôn độc lập

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý
II. Bài văn mẫu

 Phân tích Tuyên ngôn độc lập để thấy được nghệ thuật lập luận sắc sảo của chủ tịch Hồ Chí Minh

Mẹo Phương pháp phân tích bài thơ, đoạn thơ đạt điểm 9, 10

I. Dàn ý Phân tích Tuyên ngôn độc lập để thấy được nghệ thuật lập luận sắc sảo của chủ tịch Hồ Chí Minh (Chuẩn)

1. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh (những nét chính về con người, cuộc đời, các sáng tác chủ đạo, đặc điểm văn chính luận của Người,...).
- Giới thiệu khái quát về văn bản "Tuyên ngôn độc lập" (hoàn cảnh ra đời, những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật,...)
- Nêu vấn đề cần phân tích: Nghệ thuật lập luận trong văn bản "Tuyên ngôn độc lập".

2. Thân bài

a. Bố cục, kết cấu chặt chẽ và lô-gic
- Đoạn mở đầu: Nêu lên cơ sở pháp lí cho bản tuyên ngôn
- Đoạn hai: Nêu lên cơ sở thực tiễn cho bản tuyên ngôn - thực tiễn về tội ác của thực dân Pháp và thực tiễn về cuộc cách mạng của nhân dân ta.
- Đoạn kết: Trên cơ sở pháp lí và thực tiễn, nêu lên lời tuyên ngôn độc lập...(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý Phân tích Tuyên ngôn độc lập để thấy được nghệ thuật lập luận sắc sảo của chủ tịch Hồ Chí Minh tại đây.

 

II. Bài văn mẫu Phân tích Tuyên ngôn độc lập để thấy được nghệ thuật lập luận sắc sảo của chủ tịch Hồ Chí Minh (Chuẩn)

Không chỉ là một lãnh tụ, một nhà quân sự, chính trị xuất sắc trong lịch sử dân tộc, Hồ Chí Minh còn là nhà văn lớn với nhiều tác phẩm xuất sắc. Nhớ đến những trang viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bên cạnh những vần thơ "thép" chúng ta không thể nào quên "những áng văn chính luận mẫu mực' của Người. Và có thể nói, tác phẩm "Tuyên ngôn độc lập" là một trong số những tác phẩm chính luận như thế. Đọc "Tuyên ngôn độc lập" người đọc sẽ thấy được nghệ thuật lập luận xuất sắc của Hồ Chí Minh.

Trước hết, nghệ thuật lập luận trong "Tuyên ngôn độc lập" được thể hiện ở bố cục, cấu trúc lập luận lô-gic và chặt chẽ. Đoạn mở đầu tác phẩm, tác giả Hồ Chí Minh đã nêu lên cơ sở pháp lí, làm tiền đề vững chắc cho toàn bộ bản tuyên ngôn. Và nếu như phần đầu tác giả nêu lên cơ sở pháp lí của bản tuyên ngôn thì trong phần tiếp theo, tác giả đã nêu lên cơ sở thực tiễn, đó chính là việc vạch trần những tội ác dã man của giặc và cuộc đấu tranh chính nghĩa, bảo vệ đất nước của dân tộc ta. Đề rồi, trên cơ sở pháp lí và thực tiễn đã nêu, phần cuối của tác phẩm chính là lời tuyên bố độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và thể hiện ý chí, lòng quyết tâm bảo vệ nền độc lập ấy. Như vậy, bản tuyên ngôn có một bố cục chặt chẽ và hợp lí với ba vấn đề nổi bật, ba vấn đề ấy có mối quan hệ mật thiết với nhau tạo nên tính thống nhất trong toàn bộ bản tuyên ngôn.

Đồng thời, nghệ thuật lập luận của bản tuyên ngôn còn được thể hiện ở cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, chứng cứ xác thực trong cách tác giả triển khai, làm rõ từng vấn đề. Trước hết, trong phần mở đầu tác phẩm, để nêu lên cơ sở pháp lí cho bản tuyên ngôn, tác giả đã trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Pháp và Mĩ - hai bản tuyên ngôn đề cao quyền tự do, bình đẳng của con người. Nhưng điều sáng tạo của Người chính là từ quyền con người ấy để suy ra quyền dân tộc, với cụm từ "suy rộng ra". Có thể nói, đây chính là sự suy luận rất lô-gic và chặt chẽ của Hồ Chí Minh bởi lẽ nếu nhân loại thừa nhận quyền tự do, bình đẳng của cá nhân thì tất yêu phải thừa nhận quyền của dân tộc. Đồng thời, ở đây, chính việc trích dẫn này cũng đã tạo tiền đề cho bản tuyên ngôn của dân tộc Việt Nam có sức thuyết phục hơn bởi cả hai bản tuyên ngôn của Pháp và Mĩ đều đã được nhân loại thừa nhận. Thêm vào đó, trong phần nêu cơ sở thực tiễn của bản tuyên ngôn tác giả đưa ra những lí lẽ đanh thép, hùng hồn cùng những chứng cứ xác thực. Liên kết giữa phần một và phần hai của bản tuyên ngôn tác giả đã sử dụng quan hệ từ "thế mà". Với việc sử dụng quan hệ từ này đã hé mở ra một sự đối lập giữa lí lẽ và hành động của thực dân Pháp - những hành động phi nhân đạo, trái với chính nghĩa. Tác giả đã vạch trần những tội ác của thực dân Pháp trên đất nước ta. Với nghệ thuật liệt kê cùng lối nói giàu hình ảnh, tác giả Hồ Chí Minh đã vạch rõ tội ác của thực dân Pháp trên tất cả các lĩnh vực từ chính trị đến kinh tế, xã hội và chính sách bảo hộ của thực dân Pháp. Đồng thời, để nhấn mạnh những tội ác của Pháp tác giả còn sử dụng nghệ thuật điệp ngữ với việc lặp lại nhiều lần từ "chúng" và sử dụng hàng loạt động từ mạnh như "thẳng tay chém giết", "tắm các cuộc khởi nghĩa trong bể máu", "bóc lột nhân dân đến tận xương tủy" khi liệt kê những tội ác phi nhân đạo, trái với chính nghĩa của Pháp. Đồng thời, tác giả còn làm bật lên thực tiễn về cách mạng Việt Nam - đó là một cuộc cách mạng chính nghĩa và hoàn toàn nhân đạo. Đặc biệt, trên cơ sở pháp lí và thực tiễn đã nêu, đoạn cuối tác phẩm đã nêu lên lời tuyên bố độc lập như một lẽ tự nhiên, tất yếu và có lẽ bởi thế nên ngay từ đầu đoạn kết thúc bản tuyên ngôn, tác giả đã sử dụng cụm từ "bởi thế cho nên" để thể hiện mối quan hệ nguyên nhân - kết quả với những cơ sở tiền đề đã được nêu lên từ trước đó. Bản tuyên ngôn khép lại với lời tuyên bố độc lập dõng dạc, đanh thép và hùng hồn trước toàn thể nhân dân trong và ngoài nước. Đồng thời qua đó đã thể hiện rõ thái độ, ý chí, lòng quyết tâm bảo vệ, giữ vững nền độc lập, thống nhất đấy.

Thêm vào đó, nghệ thuật lập luận của tác phẩm còn được thể hiện qua việc sử dụng ngôn ngữ ngắn gọn, hàm súc, chặt chẽ. Trong tác phẩm, tác giả đã sử dụng với một tần suất cao các từ liên kết như "lời bất hủ ấy", "đó mà", "thế là", "tuy vậy", "bởi thế cho nên", "vì những lí lẽ trên",... Những từ ngữ ấy đã góp phần tạo nên sự liên kết chặt chẽ giữa các câu, các đoạn và tạo nên tính lô-gic cao trong toàn bộ tác phẩm. Đồng thời, hệ thống từ ngữ trong tác phẩm cũng được tác giả sử dụng chính xác cao độ, điều đó thể hiện qua việc sử dụng các từ ngữ như "xóa bỏ hiệp ước mà Pháp đã kí về Việt Nam", "tuyên bố thoát li hẳn quan hệ với thực dân Pháp",...

Tóm lại, "Tuyên ngôn độc lập" của Hồ Chí Minh không chỉ là một văn kiện lịch sử trọng đại của đất nước mà nó còn là một "áng văn chính luận mẫu mực" với nghệ thuật lập luận sắc sảo, chặt chẽ và giàu sức thuyết phục.

------------HẾT---------------

Tuyên ngôn độc lập là văn kiện chính trị quan trọng đồng thời là áng văn chính luận xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại. Để có thêm những kiến thức hữu ích để ôn tập, luyện tập cách làm bài văn phân tích văn bản, đoạn văn, đoạn thơ, các em có thể tham khảo thêm danh sách những bài văn hay lớp 12 khác như: Phân tích bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh,Phân tích cơ sở thực tế bản tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh, Chứng minh tính chính luận mẫu mực trong Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh, Giá trị lịch sử và nhân văn của Tuyên ngôn Độc lập.

Tuyên ngôn độc lập được coi là áng văn chính luận mẫu mực của nền văn học Việt Nam. Làm nên giá trị của tác phẩm không chỉ bởi nội dung sâu sắc mà còn bởi nghệ thuật lập luận sắc bén, giàu sức thuyết phục. Phân tích nghệ thuật lập luận trong văn bản Tuyên ngôn độc lập sẽ giúp các em chỉ ra và phân tích nghệ thuật lập luận chặt chẽ, giàu chất trí tuệ của chủ tịch Hồ Chí Minh.
Phân tích bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Phong cách nghệ thuật trong văn chính luận của Hồ Chí Minh qua bản Tuyên ngôn độc lập
Giá trị lịch sử và chất chính luận trong Tuyên ngôn độc lập
Sức hấp dẫn và thuyết phục trong bản Tuyên ngôn độc lập
Phân tích phần cuối của bản Tuyên ngôn độc lập
Dàn ý phân tích cơ sở thực tế bản tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh

ĐỌC NHIỀU