Giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp quản lý, dìu dắt một tập thể lớp đạt được thành tích tốt trong suốt quá trình rèn luyện, học tập. Những việc cần làm của giáo viên chủ nhiệm được pháp luật quy định cụ thể như sau.
Theo Điều 26 ban hành kèm Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT và Điều 27, Điều 28, Điều 29 ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT, nhiệm vụ của giáo viên mầm non được quy định cụ thể như sau:
- Giáo viên mầm non thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
- Bảo vệ an toàn về thể chất, tinh thần và tính mạng của trẻ em trong thời gian các bé học tập, sinh hoạt ở nhà trường.
- Thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ theo chương trình giáo dục mầm non.
- Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; thực hiện quy tắc ứng xử và đạo đức nhà giáo theo quy định.
- Tuyên truyền phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ khoa học cho phụ huynh học sinh; chủ động phối hợp với gia đình của trẻ em để thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ.
- Tự học & bồi dưỡng, nâng cao năng lực nghề nghiệp.
- Tuân thủ quy định của nhà trường và các quy định khác của pháp luật.
Theo Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT, vai trò của giáo viên chủ nhiệm tiểu học được quy định như sau:
- Thứ nhất, xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục có mục tiêu, nội dung, phương pháp rõ ràng, bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, với hoàn cảnh và điều kiện thực tế.
- Thứ hai, nghiêm chỉnh thực hiện các hoạt động giáo dục dựa theo kế hoạch đã xây dựng.
- Thứ ba, cần phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh & các giáo viên bộ môn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên quan để việc hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của học sinh được hiệu quả.
- Thứ tư, có những nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học; đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh; hoàn chỉnh việc ghi sổ điểm và học bạ học sinh.
- Cuối cùng, phải báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình học tập, rèn luyện của lớp mình chủ nhiệm với Hiệu trưởng trường học.
Để phục vụ tốt nhất cho công tác giảng dạy, vào mỗi đầu năm học, thầy cô giáo phải xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp cho cả năm học theo quy định. Thông qua việc xây dựng kế hoạch, thầy cô có thể phân tích, nắm bắt được điểm mạnh, điểm yếu, các vấn đề cần bổ sung vào công tác chủ nhiệm lớp nhằm đạt được thành tích tốt nhất. Sau đây là các mẫu kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp Tiểu học, THPT, THCS mới nhất, mời thầy cô tham khảo,
Theo Điều 3 ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT và Điều 27 ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm bao gồm:
- Thực hiện theo quy định tại Điều lệ trường trung học cơ sở; Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường chuyên, trường dự bị đại học.
- Tổ chức, quản lý các hoạt động dạy học, giáo dục học sinh theo kế hoạch của nhà trường và tổ chuyên môn; tham gia các hoạt động chuyên môn và chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giáo dục.
- Trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh; đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.
- Nâng cao sức khỏe, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.
- Tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
- Thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và của ngành Giáo dục.
- Phối hợp với DTNTPHCM, DTNCSHCM, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, phụ huynh học sinh và các tổ chức xã hội liên quan để tổ chức hoạt động giáo dục.
Giáo viên chủ nhiệm phải biết xây dựng kế hoạch giảng dạy, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục học sinh bao gồm các công việc trong đầu năm học, giữa năm học và cuối năm học. Với những nhiệm vụ kể trên, thầy cô giáo các cấp có thể tham khảo một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm dưới đây.
Ngoài những nhiệm vụ nêu trên, giáo viên chủ nhiệm còn đảm nhận một số công việc khác trong công tác quản lý, giáo dục học sinh như: Phối hợp chặt với Đoàn TNCSHCM nhà trường và chi đoàn lớp để phát huy ý thức tự quản của lớp, đấu tranh với những thiếu sót và những hiện tượng tiêu cực trong lớp; Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh (CMHS) lớp để phối hợp giáo dục những học sinh chưa thực hiện tốt nề nếp, nội quy; Phối hợp với giáo viên giám thị để kịp thời uốn nắn những sai phạm của HS; Phối hợp với giáo viên bộ môn (GVBM) để Bàn bạc và thống nhất biện pháp phụ đạo cho những học sinh yếu, kém; Thường xuyên trao đổi thông tin hai chiều với lãnh đạo nhà trường để có kế hoạch khen thưởng hoặc kỷ luật học sinh.
Trong bài viết, Taimienphi đã tổng hợp lại những việc cần làm của giáo viên chủ nhiệm dựa theo quy định từ các điều lệ & thông tư ban hành bởi pháp luật Việt Nam. Từ nhiệm vụ cần làm, thầy/cô có thể áp dụng các phương pháp quản lý, giảng dạy phù hợp để giúp các em tiến bộ trong học tập.
Là giáo viên chủ nhiệm lớp, bên cạnh việc nắm bắt những công việc cần làm để làm tốt công tác chủ nhiệm, trước mỗi năm học, thầy cô cũng cần hoàn thành bản đăng ký thi đua để xây dựng mục tiêu phấn đấu cho cả năm học. Vì mỗi người sẽ có một mục tiêu khác nhau nên thầy cô có thể tham khảo các mẫu bản đăng ký thi đua cá nhân giáo viên khối mầm non, tiểu học, THCS, THPT và chỉnh sửa, hoàn thiện lại cho phù hợp với mình.