Đề bài: Nghị luận về vấn đề được mất trong xã hội hiện đại
Nghị luận về vấn đề được mất trong xã hội hiện đại
Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận : Với sự phát triển ngày không ngừng nghỉ của xã hội, con người cần phải lao động nhiều hơn, vấn đề được mất với họ là điều không thể tránh khỏi. Các em xem thêm hướng dẫn Cách mở bài nghị luận xã hội để viết mở bài hay, độc đáo.
2. Thân bài
* Giải thích: Được là sở hữu những gì mình mong muốn, thường là lợi ích; mất là sự mất mát, không có được như những gì mình mong muốn.
* Bàn luận:
- Được - mất là một quy luật tất yếu, hai trạng thái luôn song song tồn tại, không thể tách rời
- Dẫn chứng: Muốn học giỏi => mất thời gian, công sức...(Còn tiếp)
>> Xem chi tiết Dàn ý nghị luận về vấn đề được mất trong xã hội hiện đại tại đây
Với sự phát triển không ngừng của xã hội, con người ngày càng phải lao động nhiều hơn từ chân tay cho đến trí óc để đạt được những kết quả mà mình mong muốn. Sau một quá trình như vậy, họ sẽ nhận lại được nhiều thứ nhưng cũng đồng nghĩa với việc mất mát đi một thứ gì đó. Bởi "được - mất" là một kết quả tất yếu mà con người ai cũng phải đối mặt, đặc biệt là trong xã hội phát triển như vũ bão hiện nay.
Vậy khái niệm "được - mất" ở đây mang hàm nghĩa là gì? Được - là trạng thái có thể sở hữu, gặt hái được những thành quả mà mình mong muốn và có thêm những lợi ích. Mất là điều ngược lại, là sự thiếu hụt hoặc giảm bớt đi những gì mình đã có từ trước. Được và mất - hai định nghĩa vô cùng trái ngược nhưng chúng lại có mối quan hệ với nhau, đó là sự liên kết chặt chẽ và sự tồn tại song song.
Được - mất là một quy luật tất yếu của xã hội loài người. Không ai có được tất cả những gì mình mong muốn mà cũng không ai mất mát hết tất cả. Xét từ góc độ cá nhân con người, ví dụ với những học sinh như chúng ta, ai cũng muốn học giỏi đạt được những thành tích cao nhưng để làm được điều đó, ta phải dành nhiều thời gian vào sách vở, ngày ngày chăm chỉ luyện bài. Đó là những khoảng thời gian ta cần mẫn thay vì ham chơi, vậy là ta đã "mất" thời gian và công sức, bù lại ta lại "đạt được" kết quả như mình mong muốn đó là bài thi được điểm cao, tấm giấy khen, học lực giỏi... Bởi được - mất luôn gắn bó với nhau, có thể bạn đã mất khá nhiều thứ so với việc "được", nhưng rồi thời gian sẽ trả lời bạn, rằng những gì bạn mất nó vô cùng xứng đáng với cái mà bạn đạt được.
Được và mất cũng đem đến cho chúng ta những cảm xúc đối lập nhau. Đạt được những gì mình muốn như tình yêu thương, tiền tài, địa vị sẽ khiến ta cảm thấy hạnh phúc, có thêm ý chí, sức mạnh. Còn khi ta mất mát một điều gì đó, chắc chắn sẽ khiến bạn không khỏi thất vọng và buồn, suy nghĩ về nó. Nhưng khoảng thời gian khi ta sống trong sự "mất" ấy, ta lại nhận được bài học cho riêng mình, ta cũng sẽ có được kinh nghiệm quý báu sau những lần trải nghiệm trực tiếp trong sự mất mát và thất bại. Vì vậy đừng lo sợ rằng bạn đã "mất" những điều gì.
Trong cuộc sống, ngoài việc hy sinh, chịu "mất" để đạt được những lợi ích cho cá nhân, rất nhiều người cũng chịu hy sinh lợi ích của mình vì lợi ích chung. Họ sẵn sàng chia sẻ, đóng góp những khoản tiền lớn để góp vào các quỹ chung của xã hội. Những việc làm vậy không hề mang đến lợi ích về vật chất cho họ nhưng đổi lại họ lại có được niềm vui, được nhiều người yêu quý và kính trọng. Tuy nhiên, cũng có người sẵn sàng vì lợi ích của mình mà bỏ qua lợi ích của xã hội gây những thiệt hại nghiêm trọng. Như ta đã biết, có nhiều vụ tham ô tham nhũng đã làm thiếu hụt đi hàng nghìn tỉ đồng của Nhà nước, gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng và tạo ra làn sóng phản đối dữ dội trong cộng đồng. Chỉ vì một người mà gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho cả xã hội, những người đó thật đáng trách, đáng lên án!
Nhận thức được vai trò, ý nghĩa của vấn đề được - mất, mỗi người sẽ có cái nhìn, có cách lựa chọn riêng sáng suốt cho chính mình. Hãy nhớ rằng không chỉ "được" mới mang lại lợi ích cho ta, mà "mất" cũng đem đến cho ta những bài học vô cùng quý báu!
------------------HẾT----------------------
Trên đây là những nội dung chúng tôi muốn giới thiệu đến các em khi bàn về vấn đề được-mất trong xã hội. Để có kĩ năng viết bài nghị luận thành thạo, các em có thể luyện tập thêm với những chủ đề nghị luận khác như: Nghị luận xã hội về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, Nghị luận xã hội về nhân cách và phẩm giá, Nghị luận xã hội về thành công và thất bại, Nghị luận về tiền tài và hạnh phúc.