Bạn là giáo viên và bạn đang cảm thấy chán nản khi học sinh trong lớp mất trật tự, vậy hãy tham khảo kinh nghiệm quản lý lớp học trật tự, tạo tiết học hiệu quả dành cho giáo viên tiểu học mà Taimienphi.vn đã tổng hợp và chia sẻ ở dưới đây.
Cách giữ trật tự lớp học tiểu học hiệu quả
Đầu giờ của tiết học, bạn có thể đặt câu hỏi "Các con giờ học thì chúng ta học như thế nào?" Sau khi các bé trả lời, bạn có cơ hội tiếp lời của các bé "vậy thì" cùng đưa ra những ngôn ngữ cơ thể, cử chỉ để các bé nhìn:
- Khi cô/thầy đưa tay lên môi, chúng ta cùng im lặng, các em có làm được không?
- Khi cô/thầy gõ thước trên bàn, chúng ta cùng nhìn lên bảng nhé.
...
Hay bạn có thể viết ra các nguyên tắc và dán lên bảng. Nếu như ai vi phạm thì bạn ngừng dạy và cho học sinh đó nhìn và đọc lại nguyên tắc đã viết trên bảng:
- Tai lắng nghe
- Mắt nhìn người nói
- Miệng không nói
- Ngồi yên
- Tay không nghịch đồ
Đối với học sinh mất trật tự, không lắng nghe giáo viên giảng bài, bạn cần nhắc nhở nghiêm khắc và cho học sinh đó đọc lại quy tắc trong lớp học và cảm ơn và khen các bé đã có ý thức giữ trật tự trong lớp học. Khi bạn đang giảng bài, học sinh không chú ý thì bạn có thể đưa ngay tên học sinh đó vào trong bài giảng của mình để gây thêm sự chú ý và kéo học sinh đó quay lại bài giảng.
Khi bạn nói và giảng bài: học sinh phải nghe để có thể hiểu, nắm bắt được kiến thức. Khi học sinh phát biểu: giáo viên cũng cần lắng nghe để thấy được ý kiến phản hồi từ phía học sinh. Chẳng hạn như:
- Khi bạn đang giảng bài thì học sinh A nói chuyện, gây mất trật tự. Bạn có thể mời học sinh A lên bảng (giống như lời nhắc nhở khi học sinh đó vi phạm nguyên tắc "Người nói phải có người nghe") và học sinh đó sẽ dừng nói chuyện. Trong trường hợp nếu học sinh A lên bảng thì giáo viên hỏi cả lớp là "Các con muốn cô giảng hay bạn A giảng?" Đương nhiên, các học sinh còn lại sẽ trả lời là cô giáo. Lúc này thì bạn quay sang học sinh A và nói " Các bạn đều muốn nghe cô giảng, cô nghĩ con cũng thế, đúng không?". Chắc hẳn, học sinh A sẽ hiểu và ngừng nói chuyện. Nếu lần sau lớp ồn thì bạn chỉ cần hỏi là "Ai muốn giảng bài thay cô nào", tự khắc lớp học sẽ trật tự hơn.
- Hay khi bạn yêu cầu học sinh của mình làm bài cá nhân mà lớp mất trật tự. Bạn chỉ cần nhắc chung "Cô khen một vài bạn tập trung làm bài tập, không nói chuyện nên làm bài chính xác và nhanh. Còn những bạn vừa làm vừa nói chuyện cần tập trung làm bài hơn để kịp thời gian"
3. Học sinh ồn - Giáo viên im lặng
Học sinh trong lớp mất trật tự thường xuyên, chắc hẳn là bạn chưa biết cách tạo ra sự chú ý đối với học sinh của mình.
Thay vì việc la hét các học sinh trật tự, trong việc quản lý lớp học trật tự, bạn thử mình im lặng để tạo ra sự chú ý cho học sinh. Như vậy, nếu như học sinh nói chuyện, bạn ngừng giảng bài, khi nào học sinh trong lớp im lặng thì bạn tiếp tục giảng bài và quy định thời gian giáo viên chờ đợi học sinh nói chuyện sẽ bù lại vào thời gian cuối tiết. Hãy nhìn thẳng vào học sinh đang nói chuyện để chờ học sinh im lặng hay gọi thẳng tên để nhắc nhở các em. Bên cạnh đó, bạn có thể phân công các học sinh hay nói chuyện giữ các chức trong lớp như lớp trưởng, lớp phó trật tự và yêu cầu học sinh đó đứng, bắt lỗi học sinh khác đang nói chuyện trong lớp.
4. Không bao giờ có thời gian "Chết"
Học sinh không có thời gian làm việc riêng, nói chuyện sẽ giúp lớp học của bạn trật tự. Điều này có nghĩa, bạn cần phải bao quát cả lớp tốt, chẳng hạn như bạn dạy tiết văn, bạn có thể gọi những học sinh nói chuyện, làm việc riêng hỏi lại nội dung mà bạn vừa giảng hoặc hỏi bài cũ. Hỏi liên quan tới bài học là rất tốt, giúp học sinh có thể tư duy và động não. Như thế, học sinh sẽ không có thời gian để nói chuyện nữa.
5. Cho cả lớp thi đua cùng với cô giáo
Bạn có thể đưa ra luật lệ trong giờ học như nếu nếu lớp mất trật tự, cô sẽ có điểm, còn nếu như lớp ngoan, chú ý nghe giảng thì cả lớp sẽ có điểm. Hoặc bạn có thể tính điểm theo tổ, chỉ điểm rõ bạn nào nói chuyện thì trừ tổ đó. Đây chính là một trong những kinh nghiệm quản lý lớp học trật tự rất hiệu quả. Nó giúp cho từng cá nhân học sinh có tinh thần, trách nhiệm hơn với tổ, lớp.
Phần thưởng hàng tuần chính là đồ dùng học tập như là tẩy, bút, vỏ, thước kẻ ... Tuy nhiên, bạn cũng cần phải vinh danh những nhóm ngoan để các học sinh phấn đấu cho lần sau.
6. Giáo viên phải công bằng
Được giáo viên yêu thương được xem là yếu tố quan trọng giúp cho học sinh có tinh thần, trách nhiệm học tập. Nhưng nếu như tình yêu đó chia sẻ không đúng cách, có sự thiên vị sẽ làm các học sinh cảm thấy chán nản. Trong mỗi lớp học thì không chỉ có học sinh ngoan học sinh giỏi mà còn có nhiều học sinh hiếu động nên việc dành tình cảm cho học sinh ngoan, giỏi là điều dễ hiểu. Khi học sinh biết được cô/thầy giáo dành tình cảm quý mến, yêu thương cho mình, học sinh đó sẽ cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ và thấy mình có giá trị trước mặt của nhiều người, đôi khi trẻ lại coi mình là trung tâm rồi sống ích kỉ, không coi trọng người khác. Còn những trẻ không nhận được sự quan tâm từ giáo viên sẽ rất buồn, mặc cảm, có khi mất sự tin, đôi khi có hình thành sự ganh tỵ với bạn bè của mình.
Học sinh dễ dàng phân biệt được tình cảm, sự công bằng. Do đó, bạn cần phải đối xử công bằng với tất cả các học sinh ở trong lớp để được học sinh tôn trọng và quý mến.
7. Giáo viên có phương pháp và hình thức dạy học linh hoạt
Cách lôi cuốn các học sinh trong lớp vào bài giảng sẽ là một trong những cách giúp bạn quản lý lớp học trật tự, tạo tiết học hiệu quả. Đôi lúc cần có những câu đố vui, câu chuyện ngắn liên quan tới bài học để kể cho cả lớp nghe cũng như bao quát cả lớp thay vì chăm chú vào giáo án và viết trên bản. Nhắc nhở các học sinh đang không chú ý vào bài giảng. Ví dụ như:
- Khi cho các em học sinh làm bài tập, bạn có thể đi vòng quanh lớp để quan sát và hướng dẫn cho từng em học sinh. Bên cạnh đó, bạn có thể dừng lại rồi hướng dẫn cho cả lớp.
- Học sinh làm việc theo nhóm thì giáo viên cần đảm bảo học sinh không ngồi chơi bằng cách quan sát tổng thể, đưa ra những bài tập phân hóa cho từn đối tượng.
- Có nhiều nội dung học sinh không cần phải khoanh tay để nghe giảng, có nhiều tiết học không cần các bé ngồi ngoan, các bạn có thể tổ chức các trò chơi để giúp các em thư giãn, tạo hứng thú.
8. Áp dụng hình thức thưởng phạt phù hợp
Nếu như việc nhắc nhở học sinh nói chuyện không hiệu quả, bạn có thể chuyển qua việc đưa luật lệ "Nếu ai giữ trật tự sẽ được thưởng, còn ai làm mất trật tự sẽ bị phạt"
- Học sinh nói chuyện nhiều lần, làm phàn những bạn học xung quanh: Bạn có thể phạt ngồi riêng ở trên đầu lớp.
- Học sinh đánh nhau: Phạt trực nhật, lao động cùng nhau.
- Học sinh chửi bậy: Phạt đứng đầu lớp khoanh tay thể hiện sự hối lỗi.
- Học sinh mất trật tự: Phạt trực nhật.
- Học sinh không làm bài tập cũ: Phạt học thuộc và giảng bài cho cả lớp nghe
...
9. Giáo viên lắng nghe và thấu hiểu các học sinh
Để quản lý lớp học trật tự, bạn cũng cần phải lắng nghe, thấu hiểu các học sinh của mình:
- Tìm hiểu nguyên nhân học sinh trong lớp học gây mất trật tự.
- Thay vì bạn mắng mỏ thì bạn nên đồng cảm với trẻ, xem trẻ muốn gì?
- Tổ chức những trò chơi, câu đố vui liên quan tới tinh thần trách nhiệm để có thể phân tích cho trẻ hiểu việc nói chuyện trong giờ có tác hại ra sao.
- Cô giáo cần xây dựng hình mẫu lý tưởng để cho học sinh học tập và làm theo.
10. Vai trò của giáo viên đối việc quản lý lớp học trật tự là rất lớn
Hầu hết, lớp học ồn hay trật tự đều nằm ở giáo viên, nhất là các học sinh lớp tiểu học bởi:
- Cách nói và nói không tốt có ảnh hưởng rất lớn.
- Cách viết chữ xấu cũng ảnh hưởng.
- Đi đứng.
- Động tác phi ngôn ngữ cần phải chuẩn, phù hợp.
- Cách trao đổi gợi mở, nhẹ nhàng để học sinh tiếp thu và học tập.
- Những học sinh nói chuyện hay ngủ gật thường do giáo viên dạy chưa đạt ...
Như vậy, giáo viên cần thật khéo cần học các câu nói thân thiện, học gói học mở để có thể phù hợp với các học sinh tiểu học.
Trên đây là kinh nghiệm quản lý lớp học trật tự tạo tiết học hiệu quả, các bạn cùng tham khảo bài áp dụng nhé.
Còn đối với trẻ mần non thì không thể thiếu được những trò chơi vận động hay, ý nghĩa, những trò chơi vận động dành cho trẻ mầm non không chỉ giúp bé có giây phút vui chơi thoải mái vừa giúp bé có thể tiếp thu bài học dễ dàng.