Trong quá trình sử dụng Excel để tính toán, xử lý dữ liệu, đôi khi bạn sẽ cần sử dụng các hàm để làm tròn các chữ số thập phân trong bảng. Nếu gặp khó khăn, thông tin chia sẻ hàm round trong Excel, cú pháp và ví dụ hàm làm tròn của Taimienphi.vn sẽ mang đến nhiều kiến thức Excel thú vị cho bạn. Chúng tôi sẽ hướng dẫn từng bước về cách làm tròn số cũng như cách kết hợp hàm ROUND với các hàm liên quan khác. Cùng tìm hiểu nhé!
Hàm Round trong Excel là một hàm Math & Trig, chuyên dùng để làm tròn một chữ số thập phân trong bảng tính Excel. Công thức của hàm Round có hai đối số, bao gồm chính số đó và số chữ số mà chúng ta muốn số được làm tròn lên.
Có ba hàm để làm tròn số trong Excel: ROUND, ROUNDUP và ROUNDDOWN. Sự khác biệt của chúng nằm ở cách chúng làm tròn số của bạn. Cụ thể:
- Hàm ROUND sử dụng quy tắc Toán học chung để làm tròn. Các chữ số nhỏ hơn 5 được làm tròn xuống. Các chữ số từ 5 trở lên được làm tròn lên.
- Hàm ROUNDUP làm tròn tất cả các chữ số lên.
- Hàm ROUNDDOWN làm tròn tất cả các chữ số xuống.
ROUND trong Excel tuân theo các quy tắc toán học chung để làm tròn số. Trong hàm ROUND này, số ở bên phải của chữ số làm tròn sẽ xác định xem số đó sẽ được làm tròn lên hay xuống.
Cú pháp: ROUND(number,n)
Trong đó:
number: Số cần làm tròn.
n: Là đối số, n có thể âm hoặc dương.
Giải thích các trường hợp của n:
- Khi n=0: Ta làm tròn tới số nguyên gần nhất, ví dụ: Round(11.424)=11
- Khi 0>n: Ta làm tròn đến vị trí thập phân chỉ định.
- Khi n>0: Làm tròn sang bên trái dấu thập phân.
Thông thường với phần được làm tròn nhỏ hơn 5 thì làm tròn xuống và lớn hơn hoặc bằng 5 thì làm tròn lên.
- Đối với n=0 thì ta sẽ làm tròn đến số nguyên gần nhất.
- Kết quả:
- Đối với n>0 thì số sẽ được làm tròn tới vị trí thập phân chỉ định. Nếu n =1 lấy 1 số lẻ, n=2 lấy 2 số lẻ,…
- Kết quả:
Đối với 0 > n thì số sẽ được làm tròn sang bên trái dấu thập phân. Nếu n = -1 thì làm tròn đến hàng chục, n = -2 làm tròn đến trăm và n = -3 là đến hàng nghìn...
- Kết quả:
* Hàm ROUNDUP: Hàm làm tròn lên
Hàm ROUNDUP có cấu trúc như sau: =ROUNDUP(Number, Num_digits)
Trong đó:
+ Number: Số mà bạn muốn làm tròn lên.
+ Num_digits: Số chữ số mà bạn muốn làm tròn tới số đó.
* Hàm ROUNDDOWN: Hàm làm tròn xuống
Hàm ROUNDDOWN có cấu trúc như sau: =ROUNDDOWN(Number, Num_digits)
Trong đó:
+ Number: Số mà bạn muốn làm tròn xuống.
+ Num_digits: Số chữ số mà bạn muốn làm tròn tới số đó.
* Hàm MROUND: Hàm trả về một số được làm tròn thành bội số mong muốn
Hàm MROUND có cấu trúc như sau: =MROUND(Number, Multiple)
Trong đó:
+ Number: Số mà bạn muốn làm tròn.
+ Multiple: Số mà bạn muốn làm tròn số tới bội số của nó.
Nếu đối số [n] được cung cấp cho hàm ROUND là số âm, trên màn hình bạn sẽ nhận được thông báo lỗi:
Nếu một hoặc tất cả đối số được cung cấp cho hàm ROUND không được diễn giải là giá trị số, hàm sẽ trả về lỗi:
Qua ví dụ cụ thể trên đây, các bạn có thể hiểu hơn về khái niệm hàm ROUND là hàm gì cũng như cú pháp, cách sử dụng hàm Round trong Excel, từ đó từng bước nâng cao kiến thức Excel của mình. Hàm Round (làm tròn số) này có ứng dụng khá lớn trong thực tế, không phí công bạn bỏ thời gian ra học Excel và giúp bạn tính toán hiệu quả hơn.
Ngoài hàm ROUND giúp chúng ta làm tròn số, Excel còn hỗ trợ nhiều hàm khác như ROUNDUP(), ROUNDDOWN(), MROUND(), CEILING(), FLOOR(), EVEN(), ODD(), INT() và TRUNC(). Trong đó phải kể đến hàm làm tròn số nguyên khá hữu dụng, hàm làm tròn số nguyên trong Excel nghe có vẻ đơn giản nhưng cách thực hiện nó không hề dễ dàng chút nào khi có khá nhiều hàng cụ thể khác nhau với chức năng khác nhau giúp bạn làm tròn số nguyên. Vì thế bạn cần nghiên cứu kỹ cách sử dụng hàm làm tròn số trong Excel cũng như các chức năng của chúng để áp dụng hợp lý.
So với hàm làm tròn Round thì Hàm Index giúp bạn trả về giá trị của một ô xen giữa một dòng và một cột trong Excel. Sử dụng hàm Index bạn sẽ lấy được giá trị chính xác nhất.
Bạn đang muốn tìm hiểu về hàm OFFSET. Bài viết Hàm OFFSET sẽ giúp bạn có thể tìm hiểu về hàm này dễ dàng, từ cú pháp cho tới ví dụ minh họa.