NFT đang trở thành cơn sốt tiền điện tử mới trên thị trường sau Bitcoin. Cùng với sự bùng nổ của NFT khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại liệu dự án có thực sự tiềm năng? Đầu tư tiền vào NFT có rủi ro cao không? Và liệu NFT có lại giống như vụ nổ bong bóng ICO năm 2017?
NFT là viết tắt của từ NON-fungible Token. Trong đó:
Fungible Token
Fungible Token là hàng hóa kỹ thuật số (digital good) được sử dụng để giao dịch, trao đổi lấy hàng hóa kỹ thuật số khác có giá trị tương đương, giống như cách mà chúng ta trao đổi các loại tiền pháp định (Fiat money). Ví dụ điển hình nhất về Fungible Token phải kể đến Bitcoin. Đặc điểm chính của giao dịch này là các tài sản có cùng giá trị.
Non-fungible Token (NFT)
Non-fungible Token hay viết tắt là NFT là tài sản kỹ thuật số hoặc chứng thư số (digital certificate) đại diện cho quyền sở hữu các loại hàng hóa điện tử hoặc tài sản (bao gồm cả vô hình và hữu hình). Ngoài ra NFT không thể phá hủy hoặc sao chép.
Không giống các loại tiền điện tử thông thường, NFT không thể thay thế và không thể trao đổi trực tiếp với nhau. Điều này là bởi vì NFT xác định tính định danh độc nhất cho tài sản.
Phần lớn token NFT được tạo ra dựa trên một trong 2 chuẩn token Ethereum (là ERC-721 và ERC-1155). Các Blueprint do Ethereum tạo ra cho phép các nhà phát triển phần mềm dễ dàng triển khai NFT và đảm bảo tương thích với hệ sinh thái rộng hơn, bao gồm cả sàn giao dịch và các dịch vụ ví điện tử như MetaMask và MyEtherWallet.
Eos, Neo và Tron cũng đã phát hành token NFT riêng để khuyến khích các nhà phát triển tạo và lưu trữ NFT trên mạng blockchain của mình.
NFT không phải mới xuất hiện gần đây. Dự án NFT đầu tiên được ra mắt vào năm 2017 có tên gọi là CryptoPunks, là bộ sưu tập 10.000 hình ảnh pixel 24x24. Ban đầu NFT được tạo ra chỉ nhằm mục đích thúc đẩy tiền điện tử trở nên phổ biến hơn và bất kỳ ai có ví Ethereum cũng có thể claim punk miễn phí.
CryptoKitties là dự án NFT nổi bật nhất. So với CryptoPunks, CryptoKitties thực sự không khác nhiều. Điểm khác biệt duy nhất là thay vì thu thập các "punk" như trong CryptoPunk, người chơi CryptoKitties thu thập, lai tạo và bán mèo ảo trực tuyến.
Tuy nhiên mọi thứ đã thay đổi với sự ra đời của các giải pháp DeFi (tài chính phi tập trung) vào năm 2020. Các nhà phát triển DeFi phát triển lại Non-Fungible Token và nhanh chóng bắt đầu tìm kiếm các ứng dụng mới cho thứ từng được coi là "mới lạ".
Các dự án NFT ngày nay tiên tiến hơn nhiều so với các dự án CryptoPunks và CryptoKitties ban đầu. Nhờ công nghệ hợp đồng thông minh, hầu hết mọi thứ đều có thể được mã hóa và lưu trữ trên mạng lưới blockchain. Hơn cả là các NFT mới được tạo ra phức tạp hơn nhiều.
Việc sử dụng NFT mở ra cơ hội dòng doanh thu trong một số ngành. Hơn nữa thông qua NFT mọi người có thể tiếp xúc với tiền điện tử lần đầu tiên. Một số lợi ích, ưu điểm của NFT phải kể đến như:
Nhược điểm và cũng là thách thức lớn nhất của NFT là khó có thể xử lý hệ thống phi tập trung (decentralized system) và có thể mất rất nhiều thời gian. Trong khi đó khái niệm blockchain đòi hỏi sự đơn giản hóa hoàn toàn. Kèm theo đó là các rủi ro thị trường sụp đổ.
NFT là token đại diện cho một tài sản duy nhất được quản lý trên blockchain. Do đó blockchain hoạt động như sổ cái phi tập trung, theo dõi quyền sở hữu và lịch sử giao dịch NFT.
Quá trình tạo NFT có thể được thực hiện thông qua các hợp đồng dựa trên blockchain. Ethereum là một trong những EOS, NEO đầu tiên được sử dụng rộng rãi và hiện cũng đã phát hành NFT trên nền tảng.
NFT hiện đang được sử dụng trong ngành công nghiệp game, ngành nghệ thuật, ngành thể thao và có khả năng sẽ được sử dụng trong cả lĩnh vực bất động sản. Trong đó hầu hết các game thủ đã khá quen thuộc với khái niệm mua bán vật phẩm ảo trong game online.
Sau khi tham gia mạng lưới Blockchain, NFT nhanh chóng mở rộng phạm vi và quy mô. Xem xét tốc độ mà Token này tích hợp vào hệ sinh thái kỹ thuật số, chúng ta có thể kỳ vọng sự thay đổi mạnh mẽ trong thế giới tiền mã hóa.
Tương lai NFT đầy hứa hẹn khi mà tổng thị trường dự án đã vượt qua con số khổng lồ 100 triệu USD vào cuối tháng 7/2020. Thậm chí các chuyên gia trong ngành dự đoán 40% người dùng mới sẽ lựa chọn và sử dụng NFT.
Cũng giống các loại tài sản kỹ thuật số khác, cung và cầu là các yếu tố quan trọng tác động đến giá NFT. Do tính chất khan hiếm cũng như nhu cầu và sự quan tâm của các nhà đầu tư với NFT chưa bao giờ cao đến thế.
Tuy nhiên cùng với đó, một số chuyên gia cũng cảnh báo các rủi ro khi đầu tư vào NFT.
Lưu ý quan trọng: Thông tin trong bài chỉ mang tính chất THAM KHẢO, không phải lời khuyên đầu tư. Trước khi quyết định đầu tư NFT hay một số đồng tiền ảo nào khác, an toàn nhất là bạn nên tìm hiểu chi tiết để tránh các trường hợp xấu có thể xảy ra.
Cơn sốt NFT dường như vẫn chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt". Bạn có đang có ý định đầu tư vào NFT? Đừng quên chia sẻ ý kiến của bạn cho Taimienphi.vn nhé.