Dàn ý phân tích để làm rõ nhận định: Cây xà nu là một hình tượng nghệ thuật biểu trưng...

Dàn ý phân tích để làm rõ nhận định: Cây xà nu là một hình tượng nghệ thuật biểu trưng cho sức sống, phẩm chất của người Tây Nguyên thời chống Mĩ.

1. Mở bài
- Văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975, là nền văn học mang đậm khuynh hướng sử thi, khắc họa những nhân vật kết tinh vẻ đẹp của cộng đồng, vẻ đẹp của thời đại, tiêu biểu là tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.
- "Cây xà nu là một hình tượng nghệ thuật biểu trưng cho sức sống, phẩm chất của người Tây Nguyên thời chống Mĩ".

2. Thân bài
* Nhan đề "Rừng xà nu":
- Biểu tượng có sức ám ảnh lớn của nhà văn Nguyễn Trung Thành, thể hiện sức mạnh của cây rừng Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mỹ,
- Tượng trưng cho sức sống bất tử, kỳ diệu của con người Tây Nguyên và của dân tộc Việt Nam nói chung.
- Thể hiện vẻ đẹp sử thi của tác phẩm, đồng thời là hình tượng cơ bản, xuyên suốt trong toàn bộ tác phẩm.
* Nhận định "Cây xà nu là một hình tượng nghệ thuật biểu trưng cho sức sống, phẩm chất của người Tây Nguyên thời chống Mĩ":
- Hình tượng cây xà nu đau thương trong chiến tranh hủy diệt:
+ Sự ngã xuống của cây xà nu cũng thể hiện cho sức kiêu hùng, mạnh mẽ của mảnh đất Tây Nguyên.
+ "nhựa ứa ra tràn trề, thơm ngào ngạt" thứ nhựa ấy khô lại, tác giả Nguyễn Trung Thành lập tức liên tưởng đến hình ảnh "từng cục máu lớn", => Sự chuyển hóa của nỗi đau, nỗi căm thù, uất hận trong lòng người dân Tây Nguyên.
+ Hiện thân của một con người, cũng hứng chịu đủ mọi nỗi đau trong chiến tranh của con người, là biểu trưng cho nỗi đau, sự hy sinh mất mát của dân làng Xô Man.
- Đối mặt với bao khó khăn, hủy diệt rừng xà nu, cây xà nu vẫn vươn lên với một sức sống bất tử, mãnh liệt.
+ Cây xà nu luôn hướng về ánh sáng mặt trời, như lòng người dân làng Xô Man luôn hướng về Đảng, về Cách mạng.
+ Sinh sôi mạnh mẽ "Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên...".
+ Cây xà nu còn có khả năng tự chữa lành vết thương
- Rừng xà nu là nhân chứng của lịch sử, gắn bó mật thiết với cuộc sống của dân làng Xô Man.

3. Kết bài
- Từ hình ảnh đồi xà nu đến rừng xà nu thể hiện một sức sống bất tử kỳ diệu của cây rừng Tây Nguyên, gợi tả cái sức sống mãnh liệt, bất tử của cong người Tây Nguyên nói chung và con người Việt Nam nói chung.
- Giọng điệu trang trọng hào hùng và ngợi ca, nhà văn đã cho chúng ta một phân cảnh đẹp, một phân cảnh vô cùng hào hùng để mở đầu cho một tác phẩm mang đậm tính sử thi với những nhân vật mang vẻ đẹp của thời đại.

Xem bài mẫu: Phân tích để làm rõ nhận định: Cây xà nu là một hình tượng nghệ thuật biểu trưng cho sức sống

Rừng xà nu là truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Trung Thành viết về con người và tinh thần đấu tranh mạnh mẽ, ngoan cường của người Tây Nguyên. Truyện ngắn được giới thiệu trong tuần học thứ 22 SGK Ngữ văn 12. Bên cạnh Dàn ý phân tích để làm rõ nhận định: Cây xà nu là một hình tượng nghệ thuật biểu trưng...các em học sinh có thể tham khảo thêm những bài viết sau: Phân tích truyện ngắn Rừng xà nu, Phân tích cảm hứng sử thi trong Rừng xà nu, Cảm nhận về nhân vật Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu, Soạn văn Rừng xà nu;...

 

 

Em hãy lập dàn ý phân tích để làm rõ nhận định: Cây xà nu là một hình tượng nghệ thuật biểu trưng..., qua đó giúp người đọc có thể dễ dàng hình dung về ý nghĩa biểu tượng của loài cây này đối với người dân Tây Nguyên anh hùng.

ĐỌC NHIỀU