Dàn ý phân tích cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục

Dàn ý Phân tích cảnh Huấn Cao cho chữ quản ngục. Nêu rõ ý nghĩa nhân văn và giá trị nghệ thuật

1. Mở bài
- Dẫn dắt vấn đề: Nguyễn Tuân là nhà văn với phong cách tài hoa, uyên bác, luôn nhìn con người trên phương diện nghệ sĩ; tác phẩm Chữ người tử tù là thiên truyện thể hiện rõ nhất đặc điểm phong cách ấy của Nguyễn Tuân.
- Nêu vấn đề cần nghị luận: Cảnh Huấn Cao cho chữ quản ngục trong tác phẩm được đánh giá là xuất sắc bởi ý nghĩa nhân văn và giá trị nghệ thuật.
2. Thân bài
* Khái quát vài nét về nhân vật Huấn Cao và quản ngục:
- Huấn Cao: Là người tài hoa và khí phách - có tài viết chữ rất nhanh và đẹp, hành động dỗ gông và câu nói khinh bạc với quản ngục "Ngươi hỏi ta muốn gì?... vào đây".
- Quản ngục: Là "thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ", luôn sẵn sàng biệt đãi và mong mỏi xin được chữ của Huấn Cao.
=> Vẻ đẹp của hai nhân vật được kết tinh và làm nổi bật nhất trong cảnh cho chữ "xưa nay chưa từng có".
* Cảnh cho chữ:
- Trước khi cho chữ:
+ Tâm trạng quản ngục khi tiếp nhận công văn: "tái nhợt người đi" khi nghe tin ông Huấn sắp bị giải vào pháp trường.
+ Tâm trạng Huấn Cao khi nghe được mong mỏi của quản ngục: Lặng nghĩ một lát rồi mỉm cười "Ta cảm cái tấm lòng... trong thiên hạ".
- Cảnh cho chữ diễn ra trong hoàn cảnh:
+ Thời gian: Đêm khuya.
+ Không gian: Buồng giam nhà tù đầy chật chội, ẩm mốc, "tường đầy màng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián".
+ Vị thế của người cho chữ và người xin chữ: Kẻ cho chữ lại "cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình", người xin chữ lại là quan chức thuộc bộ máy của triều đình.
=> Xét về địa vị xã hội: Họ đối lập nhau; nhưng ở phương diện nghệ thuật: Họ là tri âm, tri kỉ, hiểu nhau bởi cả hai đều hướng tới vẻ đẹp vượt lên thực tại tầm thường.
- Vẻ đẹp khí phách và tài hoa của Huấn Cao:
+ Hành động: "một người tù cổ đeo gông... trắng tinh".
+ Phong thái khi cho chữ: Ung dung, bình thản thay bút con, đề lạc quản.
=> Người nghệ sĩ say mê sáng tạo cái đẹp, viết chữ thoải mái, tự do như ở chốn thư phòng.
+ Khuyên quản ngục: "Ở đây lẫn lộn... nhem nhuốc cái đời lương thiện đi".
=> Biết trân trọng cái đẹp và vẻ đẹp của con người.
- Vẻ đẹp của quản ngục:
+ Trân trọng cái đẹp, người tài: "Khúm núm cất những đồng tiền... phiến lụa óng".
+ Hành động "ngục quan cảm động, vái người tù một cái", chắp tay "Kẻ mê muội... bái lĩnh" => Sự cảm động, thần phục của quản ngục, vẻ đẹp phẩm chất đáng quý, đáng trân trọng.
* Ý nghĩa của cảnh cho chữ: 
- Cái đẹp dù trong hoàn cảnh nào cũng có khả năng cứu vớt những người lầm đường, lạc lối.
- Cái đẹp luôn phải gắn liền với cái thiện.
* Nghệ thuật:
- Thủ pháp đối lập, tương phản giữa ánh sáng - bóng tối, giữa hoàn cảnh tối tăm - vẻ đẹp tỏa sáng của con người, giữa vị thế xã hội của quản ngục - tù nhân.
- Tạo dựng không khí cổ kính => Mang đến sự thiêng liêng, cao quý của nghệ thuật thư pháp.
3. Kết bài
- Khẳng định lại giá trị nghệ thuật và ý nghĩa nhân văn của tác phẩm Chữ người tử tù.
- Nêu cảm xúc, đánh giá của bản thân về vấn đề nghị luận đó.

Xem bài mẫu: Phân tích cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục. Nêu rõ ý nghĩa nhân văn và giá trị nghệ thuật.

Chữ người tử tù của tác giả Nguyễn Tuân được biên soạn trong chương trình SGK Văn lớp 11. Qua truyện ngắn Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công hình tượng Huấn Cao- môt con người tài hoa, có cái tâm trong sáng và khí phách hiên ngang bất khuất. Bên cạnh Dàn ý phân tích cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục, các em học sinh có thể tham khảo thêm những bài viết khác như: Phân tích truyện ngắn Chữ người tử tù, Cảm nhận về truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, Hình tượng người quản ngục trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, Soạn bài Chữ người tử tù, phân tích nhân vật Huấn Cao hay bài  Phân tích cảnh cho chữ.... để học tốt văn hơn nhé.


Các em đang làm bài văn phân tích cảnh cho chữ, vậy hãy lên dàn ý phân tích cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục chi tiết. Cách này sẽ giúp các em viết bài văn đủ ý, triển khai ý dễ dàng, từ đó làm bài văn hay hơn.
Cảm nhận về cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục cuối truyện
Phân tích thái độ của nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù
Phân tích cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân siêu hay
Phân tích bút pháp lãng mạn trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
Phân tích một cảnh tượng xưa nay chưa từng có trong truyện Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
Có mấy lần viên quản ngục vái lạy Huấn Cao? Ý nghĩa của những lần đó?

ĐỌC NHIỀU