Dàn ý phân tích bài thơ Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử
1. Mở bài
Bài thơ "Mùa xuân chín" là một bài thơ tiêu biểu, góp phần làm nên tên tuổi của Hàn Mặc Tử.
2. Thân bài
- Dấu hiệu báo xuân sang:
+ Làn nắng ửng
+ Khói mơ
+ Mái nhà tranh bên giàn thiên lý
-> Thanh tĩnh, bình dị, duyên dáng mà đằm thắm yêu thương
- Cảnh vật thôn quê đẫm hơi xuân:
+ Làn mưa xuân tưới thêm sức sống
+ Cỏ cây xanh tươi" gợn tới trời"
+ Niềm vui của con người khi xuân đến
- Niềm hạnh phúc của lứa đôi
- Tiếng thơ ngây sao khiến lòng người bâng khuâng, xao xuyến
=> Xuân mang vị "chín" của lòng người, của đời người
3. Kết bài
Ngôn ngữ kết tinh với tấm lòng hồn hậu của thi nhân, Hàn Mạc Tử đã viết nên một " mùa xuân chín" vẹn tròn, đầy đặn, thiết tha.
1. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Nêu vấn đề chính sẽ được tập trung phân tích trong bài viết.
2. Thân bài:
a. Phân tích, đánh giá mạch ý tưởng, cảm xúc của nhân vật trữ tình
- Nhan đề bài thơ: gợi ra sự căng tràn, tròn đầy của mùa xuân.
- Mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình đi từ ngoại cảnh đến tâm cảnh.
b. Phân tích, đánh giá sự phát triển của hình tượng chính và tính độc đáo của những phương tiện ngôn ngữ đã được sử dụng
* Khung cảnh mùa xuân:
- Thiên nhiên tươi đẹp, tràn đầy nhựa sống:
+ Hình ảnh thơ gợi hình gợi cảm: "làn nắng ửng", "khói mơ tan", "bóng xuân sang", "sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời".
+ Biện pháp tu từ: Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác "bóng xuân sang". Đảo ngữ "Sột soạt gió trêu tà áo biếc" với từ láy "sột soạt" để miêu tả âm thanh của gió thổi tình tứ, trêu đùa tà áo biếc.
+ Nhịp thơ: có sự thay đổi linh hoạt. => Gợi mở không gian.
+ Gieo vần: "vàng" - "sang", "trời" - "chơi" => Không gian rộng lớn.
=> Ngôn từ của bài thơ gợi lên khung cảnh của một mùa xuân đang vào giai đoạn đẹp nhất, rực rỡ và căng tràn sức sống.
- Con người đang độ tuổi xuân rực rỡ:
+ Hình ảnh thơ giàu sức gợi: "đám xuân xanh", "tiếng ca vắt vẻo", "khách xa", "chị ấy".
+ Biện pháp tu từ:
Nhân hóa "tiếng ca" - "vắt vẻo", "hổn hển"
So sánh "tiếng ca" - "lời của nước mây"
+ Nhịp thơ cũng có sự thay đổi để phù hợp với tâm trạng nuối tiếc của nhân vật trữ tình.
=> Trong khung cảnh mùa xuân, con người hiện lên với tiếng ca trong trẻo, ngây thơ.
* Tâm trạng của nhân vật trữ tình:
- Câu hỏi tu từ: "- Chị ấy, năm nay còn gánh thóc/ Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?"
- Gieo vần "làng" - "chang chang" bày tỏ sự vang vọng trong tâm tưởng của nhân vật trữ tình.
- Hệ thống từ láy: "Hổn hển", "thầm thĩ", "chang chang", "bâng khuâng".
=> Thể hiện nỗi nhớ quê, khát khao giao cảm với người, với đời.
c. Phân tích, đánh giá nét hấp dẫn riêng của bài thơ so với những sáng tác cùng đề tài, chủ đề, thể loại
- So sánh với bài thơ "Mùa xuân xanh" của Nguyễn Bính để thấy được nét độc đáo, hấp dẫn .
3. Kết bài
- Khẳng định giá trị tư tưởng và giá trị thẩm mĩ của bài thơ, ý nghĩa của bài thơ.
Hàn Mặc Tử là một thi sĩ có phong cách thơ rất riêng biệt, độc đáo. Ông để lại cho đời nhiều tập thơ nổi tiếng như Gái Quê, Thơ Điên hay Chơi Giữa Mùa Trăng. Bài thơ "Mùa xuân chín" là một bài thơ tiêu biểu, góp phần làm nên tên tuổi của nhà thơ.
Tựa đề bài thơ đầy ấn tượng" Mùa xuân chín", ta nghe như có sự mềm mại, hương thoang thoảng của vị xuân rạo rực mà không kém phần đằm thắm, ý tứ chất chồng những tầng sâu ý nghĩa khiến ta tò mò muốn khám phá, thôi thúc ta đi sâu vào nội dung tác phẩm để khám phá nét "chín" của mùa xuân trong thơ Hàn Mặc Tử ra sao...(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu đầy đủ Phân tích bài thơ Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử tại đây.
------------------HẾT--------------------
Xuân Diệu được mệnh danh là nhà thơ của mùa xuân và tình yêu, tìm hiểu tình yêu cuộc sống cháy bỏng cùng trái tim "xanh non" luôn hướng về sự sống, vẻ đẹp trần thế của Xuân Diệu được thể hiện trong bài Mùa xuân chín, bên cạnh bài Phân tích bài thơ Mùa xuân chín, các em có thể tham khảo thêm Hình ảnh mùa xuân tuổi trẻ tình yêu trong Vội Vàng- Mùa Xuân Chín của Xuân Diệu.