Dàn ý chứng minh nhận định Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi là Thiên cổ hùng văn

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu


I. Dàn ý chứng minh nhận định Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi là Thiên cổ hùng văn

1. Mở bài
- Nhắc đến những bản tuyên ngôn độc lập đầy hào hùng của dân tộc, không thể không nhắc đến Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi.
- Đây không chỉ là bản Tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc mà còn là áng thiên cổ hùng văn đặc sắc, giàu giá trị.

2. Thân bài
* Khái niệm "thiên cổ hùng văn": Những bài văn cổ mang âm điệu hùng tráng, hào hùng viết về những vấn đề lớn trong lịch sử dân tộc, được lưu truyền hàng ngàn năm nay.

* "Bình Ngô đại cáo là áng thiên cổ hùng văn" bởi:
- Nội dung bài cáo là bản tổng kết, bố cáo thiên hạ về chiến thắng của vua tôi nhà Lê.
- Lời tuyên bố độc lập chủ quyền của dân tộc Việt Nam.
- Khẳng định ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền của nhân dân ta trước kẻ thù xâm lăng.
- Nghệ thuật bài cáo: 
+ Ngòi bút chính luận trữ tình kết hợp với lời văn biền ngẫu.
+ Sự thay đổi giọng điệu một cách linh hoạt.
+ Các biện pháp tu từ nghệ thuật và hệ thống từ ngữ được chọn lọc tinh tế.
=> Tạo vẻ trầm hùng trong cách thể hiện của bài cáo.

* Phân tích cụ thể:
- Nguyễn Trãi khẳng định nhân nghĩa chính là lí tưởng xuyên suốt cuộc khởi nghĩa: "Việc nhân nghĩa... hào kiệt đời nào cũng có".
- Lời tố cáo đầy đanh thép trước tội ác của giặc Minh: "Nướng dân đen... không rửa sạch mùi".
- Tường thuật lại một cách ngắn gọn diễn biến của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ những ngày đầu dấy binh khởi nghĩa đến khi cuộc chiến nổ ra: "Núi Lam Sơn dấy nghĩa... đang mạnh"; những thiếu thốn, gian khổ ban đầu "Lại ngặt vì... muốn tiến về biển Đông"; sự đối lập giữa tình trạng của ta và của địch: Trong khi ta "Đem đại nghĩa... nhơ để ngàn năm", chiến thắng ở nhiều trận đánh quan trọng "Đinh Mùi tháng chín... cùng kế tự vẫn" thì quân giặc lại nhục nhã, ê chề "Gươm mài đá,... phong vân phải đổi".
- Niềm vui sướng khôn xiết trước nền độc lập tự do của dân tộc, lời khẳng định nền độc lập của dân tộc Đại Việt: "Xã tắc từ đây... đổi mới".

3. Kết bài
Khẳng định lại tính đúng đắn của nhận định "Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi là thiên cổ hùng văn". 
 

II. Bài văn mẫu chứng minh nhận định Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi là Thiên cổ hùng văn

Nhắc đến những bản tuyên ngôn độc lập đầy hào hùng của dân tộc, chúng ta không thể không nhắc đến Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. Tác phẩm không chỉ được coi là bản Tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc mà còn là áng thiên cổ hùng văn vô cùng đặc sắc, giàu giá trị trong nền văn học Việt Nam nói chung và văn học trung đại nói riêng.

Trước hết, ta cần hiểu "thiên cổ hùng văn" là những bài văn cổ mang âm điệu hùng tráng, hào hùng có nội dung viết về những vấn đề lớn trong lịch sử dân tộc đã được lưu truyền từ ngàn đời nay. Nói Bình Ngô đại cáo là áng thiên cổ hùng văn bởi nội dung bài cáo là bản tổng kết, bố cáo thiên hạ về chiến thắng của vua tôi nhà Lê trước giặc Minh tàn ác, lời khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc Việt Nam và ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền của quân dân ta trước kẻ thù xâm lăng. Không chỉ vậy, Đại cáo bình Ngô là áng văn được kết tinh dưới ngòi bút chính luận trữ tình của Nguyễn Trãi với lời văn biền ngẫu cùng sự thay đổi giọng điệu linh hoạt, các biện pháp tu từ nghệ thuật và hệ thống từ ngữ được chọn lọc vô cùng nhuần nhuyễn,... đã tạo nên vẻ trầm hùng trong cách thể hiện của bài cáo.

Thật vậy, bài Bình Ngô đại cáo chính là bài văn tổng kết lại một cách ngắn gọn nhất cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do chủ tướng Lê Lợi lãnh đạo, xuyên suốt tác phẩm là niềm tự hào,...(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu đầy đủ chứng minh nhận định Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi là Thiên cổ hùng văn tại đây.

-------------------------HẾT----------------------------
 
Đại cáo bình Ngô là bản tuyên ngôn độc lập, qua đó vạch tội ác của kẻ thù xâm lược, ca ngợi thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Tác phẩm của tác giả Nguyễn Trãi được biên soạn trong chương trình SGK Văn lớp 10 tuần học thứ 19,20. Bên cạnh bài dàn ý chứng minh nhận định trên. Để củng cố thêm kỹ năng viết bài cảm nhận, phân tích về tác phẩm này. Kính mời các em cùng đón đóc những bài viết khác như: Phân tích tác phẩm Bình Ngô đại cáo, Cảm nhận bài Bình Ngô đại cáo, Cảm hứng về chính nghĩa trong Bình ngô đại cáo, Giá trị văn chương của Bình Ngô đại cáo;...


Dựa vào những kiến thức đã học về tác phẩm và cách lập dàn ý bài văn nghị luận nói chung, em hãy xây dựng dàn ý chứng minh nhận định Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi là Thiên cổ hùng văn nhằm giúp người đọc, người nghe dễ hiểu về giá trị nội dung tác phẩm này.
Dàn ý phân tích tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Trãi trong Bình Ngô đại cáo
Phân tích đoạn trích Nước Đại Việt ta
Đoạn văn nêu ý kiến về giọng văn hào hùng của Đại cáo bình Ngô
Phân tích nghệ thuật lập luận trong bản Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi
Dàn ý cảm hứng về chính nghĩa trong Bình ngô đại cáo
Phân tích khổ 2 bài Bình Ngô đại cáo

ĐỌC NHIỀU