Chắc hẳn, ai cũng có ít nhất một lần trong đời đi phỏng vấn xin việc, tuy nhiên không phải ai cũng biết trả lời tốt các câu hỏi phỏng vấn xin việc, trong đó câu hỏi giới thiệu bản thân. Để có cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn hay, tạo được thiện cảm với nhà đầu tư thì bạn hãy cùng xem cách giới thiệu bản thân dưới đây.
Làm sao để có cách giới thiệu bản thân phỏng vấn hay?
Cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn
Trong cuộc phỏng vấn xin việc, có thể, bạn trả lời các câu hỏi mà nhà tuyển dụng đưa ra nhanh chóng, tuy nhiên, bạn vẫn không được nhà tuyển dụng đánh giá cao dù bạn hoàn toàn có thể đáp ứng được các yêu cầu của công ty đưa ra về vị trí ứng tuyển. Với những ứng viên, các câu hỏi phỏng vấn xin việc thường gặp được nhà tuyển dụng đưa ra luôn là câu hỏi mở nên với mỗi ứng viên sẽ có cách trả lời khác nhau. Do đó, bạn hãy chuẩn bị tinh thần thoải mái và cách trả lời câu hỏi hay nhất trước khi đi phỏng vấn xin việc.
Sau đây là bài giới thiệu bản thân khi phỏng vấn hay khi nhà tuyển dụng đặt câu hỏi giới thiệu bản thân, mời bạn tham khảo:
1. Cách giới thiệu bản thân bằng tiếng Việt
* Cách giới thiệu bản thân khi bạn là sinh viên
Bạn đang là sinh viên và muốn tìm công việc làm thêm để vừa tích lũy kinh nghiệm vừa kiếm thêm thu nhập. Nếu như bạn đã có kinh nghiệm làm việc, bạn hãy nói về kinh nghiệm mà bạn làm việc để nhà tuyển dụng biết rằng bạn vừa học nhưng có kinh nghiệm làm việc, chẳng hạn:
- Tôi vừa chăm chỉ dành thời gian để học ở trên lớp, về nhà nhưng tôi cũng sắp xếp thời gian hợp lý để đi làm thêm để trao dồi kĩ năng sống, kinh nghiệm khi làm việc ...
* Cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn đối với trường hợp bạn mới tốt nghiệp
Đối với những nhà tuyển dụng thì những ứng viên vừa mới tốt nghiệp không được đánh giá cao bởi chưa có kinh nghiệm làm việc nhưng không phải cơ hội trúng tuyển của những ứng viên vừa mới tốt nghiệp ở các công ty, doanh nghiệp là không có. Nếu bạn có CV xin việc, đơn xin việc và trả lời phỏng vấn tốt, dù bạn mới tốt nghiệp thì bạn vẫn được nhà tuyển dụng đánh giá cao bạn, sẵn sàng tuyển bạn và đào tạo bạn để bạn làm việc hiệu quả. Do đó, trong buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng đặt câu hỏi "Giới thiệu đôi nét về bản thân?" thì bạn có thể giới thiệu là bạn vừa mới nghiệp trường gì, điểm số ra sao, học được kiến thức gì áp dụng vào công việc và đưa ra hi vọng muốn làm việc ở công ty, học hỏi các nhân viên và nhà lãnh đạo trong công ty. Nếu bạn đã đi làm thêm, bạn có thể nêu ra kỹ năng làm việc, lời khen từ sếp cũ.
* Cách giới thiệu bản thân khi bạn đã đi làm và muốn đổi môi trường làm việc
Ngoài việc bạn giới thiệu đôi nét về bản thân mình: tên gì, học ở đâu, tốt nghiệp loại gì? ... thì bạn nêu thêm kinh nghiệm làm việc để nhà tuyển dụng thấy được bạn là người mà họ đang cần, phù hợp với vị trí mà họ tuyển dụng.
* Cách giới thiệu bản thân khi bạn đã đi làm và muốn thay đổi công việc, vị trí
Nếu bạn đã đi làm nhưng lại muốn nhảy sang công việc hoàn toàn mới, chưa có kinh nghiệm thì bạn có thể trả lời sơ qua về bản thân và đưa ra những kinh nghiệm, kỹ năng làm việc có được của bản thân. Cuối cùng thì bạn nói thêm "Với các kinh nghiệm, kỹ năng trong quá trình làm việc, tôi muốn thử sức mình ở một vị trí mới và đến công ty để trao đổi với quý công ty xem chúng ta có thể hợp tác không. Tôi nghĩ dù ở vị trí nào thì chỉ cần có kỹ năng làm việc thì công việc nào tôi cũng có thể đáp ứng được.
2. Bài mẫu giới thiệu bản thân khi phỏng vấn bằng tiếng Anh
Bên cạnh bài mẫu giới thiệu bản thân xin việc bằng tiếng Việt, chúng tôi cũng tổng hợp cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn bằng tiếng Anh hay giúp bạn có thể tạo ấn tượng trước nhà tuyển dụng.
* Cách giới thiệu bản thân khi bạn chưa có kinh nghiệm làm việc, mới ra trường
Bạn vừa mới tốt nghiệp thì trong buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng đặt ra câu hỏi phỏng vấn "Giới thiệu đôi nét về bản thân" thì bạn nên nói về:
- Tốt nghiệp trường nào? Học ngành gì? Xếp loại?: Nhưng nếu bạn tốt nghiệp loại trung bình trở xuống thì bạn không cần nêu.
- Tham gia các hoạt động ngoại khóa gì?: Điểm qua một số hoạt động ngoại khóa, tốt nhất là nêu những hoạt động gần liên quan tới công việc, vị trí mà bạn ứng tuyển.
- Nêu các kỹ năng rút ra được trong quá trình học để vận dụng vào quá trình làm việc.
- Mục tiêu trong thời gian tới: Nêu mục tiêu trong một, hai năm tới
- Vì sao bạn lại ứng tuyển vị trí đó và thể hiện cho doanh nghiệp biết bạn là người phù hợp với vị trí đó?
Ví dụ: I am a recent graduate sutdent at Forreign Trade University. My major is International trade. I have spent two years improving my skills in Logistics. Last years, I participated in an internship at a Logistics Company an it taught me analytics, logistics skill. This internship fits well with this Logistics position because I had an experience to work in a professional environment, as well as had basic knowledge about Logistics. I'm interested in ABC company becaus I can demonstrate my skills in teamwork, logistics and I can contribute these strength to your project.
* Cách giới thiệu bản thân khi bạn có kinh nghiệm làm việc
Còn nếu bạn đã có kinh nghiệm cũng trả lời gần giống như lúc bạn chưa có kinh nghiệm nhưng thay vì giới thiệu các hoạt động ngoại khóa thì bạn giới thiệu các kinh nghiệm làm việc cho vị trí mà bạn đang theo đuổi.
Ví dụ: I have been a Logistics at ABC company. My main task is to manage the whole logistics activities.
Before that, I worked at E company where I worked with many partners from many coutries.
And while I really enjoyed the work that I did, I' love to change to dig in much deeper within logistics industry, which is why I'm so excited about the opportunity with CP.
Trên đây, chúng tôi đã giới ý cách giới thiệu bản thân ấn tượng khi phỏng vấn, bạn có thể "bỏ túi" để tự tin trả lời trước nhà tuyển dụng.
Khi học bất kỳ ngôn ngữ nào, việc tự giới thiệu là bước cơ bản và quan trọng nhất. Một bài giới thiệu tốt sẽ giúp bạn tự tin hơn và thu hút sự quan tâm của người khác. Tham khảo thêm mẫu giới thiệu bản thân bằng tiếng Trung Quốc để tạo ấn tượng trong mọi cuộc trò chuyện bạn nhé.