Cách đặt tên công ty hay và ý nghĩa

Chọn một cái tên hoàn hảo để đăng ký thành lập công ty là điều khiến khá nhiều người mới bước chân vào thương trường băn khoăn, trăn trở. Một cái tên hay, dễ nhớ sẽ có thể tác động đáng kể đến sự thành công của bạn. Ngược lại, một cái tên sai, dễ gây nhầm lẫn sẽ tạo ra những rào cản vô hình, khiến những nỗ lực tiếp thị, quảng bá thương hiệu, kết nối khách hàng của bạn gặp vấn đề và thất bại.

Tìm hiểu ý tưởng đặt tên công ty, hướng dẫn chi tiết cách đặt tên công ty hay ý nghĩa

Là người mới tham gia kinh doanh, làm thế nào để bạn có thể tìm được một cái tên hay, hợp phong thủy, không bị trùng lặp cho công ty của mình? Một vài cách đặt tên công ty hay và ý nghĩa trong bài viết này của Taimienphi.vn sẽ mang đến những gợi ý tuyệt vời cho bạn.

Cách đặt tên công ty hay và ý nghĩa

1. Những điều cần lưu ý trước khi đặt tên công ty

1.1. Pháp luật về đặt tên công ty

Trước khi tìm kiếm những ý tưởng, cách đặt tên doanh nghiệp hay, bạn cần hiểu rõ về loại hình doanh nghiệp mình muốn thành lập (Công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh,...) và những quy định của pháp luật Việt Nam về việc đặt tên công ty.

Pháp luật Việt Nam (điều 10, 11, nghị định 88/2006/NĐ-CP, điều 23, 39, 40, 42 luật doanh nghiệp 2014) đã có những quy định về tên công ty, khái quát như sau:

- Tên doanh nghiệp phải bao gồm 2 thành tố bao gồm tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái Việt Nam, các chữ cái F, J, Z, W, chữa số và ký hiệu, phát âm được và có ít nhất 2 thành tố.

- Tên công ty không bị trùng, gây nhầm lẫn với các doanh nghiệp đã đăng ký trước đó
.................

Nếu muốn nắm chi tiết các điều luật doanh nghiệp về cách đặt tên doanh nghiệp hay, bạn đọc vui lòng tìm kiếm và tham khả các bộ luật, nghị định được Taimienphi.vn tổng hợp ở trên.

1.2. Nguyên tắc đặt tên công ty hay, ý nghĩa

Mục đích chính khi đặt tên công ty là giúp bạn truyền đạt sản phẩm, lĩnh vực kinh doanh đến với khách hàng một cách đơn giản, dễ nhớ. Vì thế, trước khi đặt tên công ty, bạn cần nắm được các nguyên tắc sau đây.

- Đơn giản, ngắn gọn, dễ viết và dễ nhớ.
- Âm tiết cấu thành hài hòa, dễ đọc và nói, tránh sử dụng những âm nóng, gây hiểu nhầm khi phát âm
- Tên gọi thể hiện được khái quát sản phẩm, dịch vụ mà công ty kinh doanh và phân khúc khách hàng mục tiêu.
- Tên đặt ý nghĩa, thể hợp được tâm huyết, sứ mệnh mà công ty muốn theo đuổi và có thể mở rộng sau này.
- Có thể đăng ký một tên miền liên quan

Các nguyên tắc đặt tên công ty hay, dễ nhớ, đúng luật

2. Cách đặt tên công ty hay  ý nghĩa

Hầu hết, việc đặt tên doanh nghiệp sẽ được phân chia theo 6 loại cách phổ biến. Chúng ta cần nắm được các cách cách đặt tên doanh nghiệp hay này để tìm được tên gọi phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình.

2.1. Những cách đặt tên công ty phổ biến nhất

*  Đặt theo tên họ của người sáng lập công ty

Với cách đặt tên công ty ý nghĩa này, bạn có thể sử dụng tên, họ hoặc tên gọi khác của người sáng lập để đặt tên công ty. Đó có thể là một tên thật để phản ảnh lịch sử của công ty hoặc một chiếc tên hư cấu để xây dựng thương hiệu.

Ví dụ: Công ty cổ phần ô tô Trường Hải, Công ty Luật Trần Gia, công ty cổ phần Minh Trâm,...

* Đặt tên công ty theo từ viết tắt

Cách đặt tên hay cho công ty này sẽ được thực hiện bằng cách ghép các chữ cái đầu tiên trong tên người, đồ vật hoặc cụm từ có nghĩa.

Ví dụ: Công ty cổ phần DKT, công ty TNHH phần mềm Vinatech, Công ty kiến trúc xây dựng và đầu tư Ardeco,...

* Đặt tên công ty theo ngành nghề kinh doanh

Để giúp khách hàng dễ hình dung ra sản phẩm, dịch vụ của công ty, bạn có thể khéo léo sử dụng từ khóa thuộc lĩnh vực kinh doanh của mình để lên ý tưởng đặt tên công ty hay ý nghĩa.

Ví dụ:

- Cách đặt tên công ty xây dựng: Tổng công ty xây dựng Lũng Lô, tổng công ty xây dựng công trình hàng không ACC,...
- Cách đặt tên công ty cổ phần: Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị, công ty cổ phần bán lẻ kỹ thuật số FPT, công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam,...
- Cách đặt tên nội thất: Công ty cổ phần nội thất Morhome, công ty cổ phần nội thất Vĩnh An,...
- Cách đặt tên dược phẩm: Công ty dược phẩm Hà Tây, công ty dược phầm Nam Hà, công ty dược phẩm và thương mại Phương Đông,...
- Đặt tên công ty du lịch hay: Công ty du lịch Hoàng Việt, công ty du lịch Hà Nội Tourrist,...

* Đặt tên công ty theo địa danh

Đặt tên công ty theo địa danh, vị trí địa lý kinh doanh mà công ty đặt văn phòng cũng là một cách hay mà bạn có thể tham khảo. Cách đặt tên này thường giúp thể hiện rõ nét đặc trưng của vùng miền, của sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang kinh doanh.

Ví dụ: Công ty cổ phần điện cơ Hà Nội, công ty cổ phần may Hưng Yên, công ty dược Hậu Giang,...

* Đặt trên công ty theo ý nghĩa của biểu tượng, vật truyền cảm hứng

Ngoài những cách ở trên, bạn cũng có thể lấy hình ảnh biểu trưng của bất cứ hình ảnh, đồ vật nào mà bạn thích để đặt tên doanh nghiệp.

Ví dụ: Công ty TNHH Truyền thông Bông Sen, công ty cổ phần Tre Việt, Công ty cổ phần Kiến Vàng,...

* Đặt tên công ty bất quy tắc

Một cái tên doanh nghiệp đơn giản, dễ nhớ, được đặt ngẫu hứng không tuân thủ theo nguyên tắc nào đôi khi cũng mang lại rất nhiều thành công cho bạn.

Ví dụ: Công ty cổ phần tập đoàn công nghệ CMD, công ty cổ phần tập đoàn Pan, công ty cổ phần chuỗi thực phẩm TH,...

* Đặt tên công ty theo tiếng nước ngoài

Kinh doanh trong thời đại 4.0, các bạn cũng có thể một cái tên nước ngoài dễ nhớ để đặt cho doanh nghiệp của mình. Đó có thể là tên tiếng anh của sản phẩm, dịch vụ hoặc bất cứ từ có ý nghĩa nào khác.

Ví dụ: Công ty cổ phần thực phẩm Homefood, công ty TNHH Greentech,...

Thay vì cứng nhắc áp dụng theo những cách đặt tên công ty ở trên, bạn cũng có thể sáng tạo bằng cách kết hợp nhiều cách đặt tên doanh nghiệp với nhau.

Một số cách đặt tên công ty kết hợp mà bạn có thể tham khảo là:

- Công ty TNHH thương mại du lịch Skytour (kết hợp cách đặt tên công ty theo ngành nghề kinh doanh với tên tiếng Anh)
- Công ty Cổ phần Hàng không VietJet (kế hợp cách đặt tên công ty theo ngành nghề kinh doanh với tên tiếng Anh
- Công ty cổ phần nhựa Hưng Yên (kết hợp đặt tên theo ngành nghề kinh doanh và vị trí địa lý)
- Công ty cổ phần ô tô Trường Hải (kết hợp đặt tên theo lĩnh vực kinh doanh và tên của người chủ sở hữu)
...........

Ngoài ra, để việc kinh doanh của công ty thuận lợi, phát đạt, bạn cũng cần tham khảo cách đặt tên công ty theo phong thủy. Thông qua việc phân tích các yếu tố về phong thủy, tuổi tác, màu sắc,..., bạn cũng sẽ nhanh chóng tìm được những cái tên công ty hay và ý nghĩa cho mình.

2.2. Hướng dẫn cách đặt tên công ty không bị trùng

Sau khi xác định loại hình doanh nghiệp, tên mong muốn của công ty, bạn cần tra cứu xem tên công ty của bạn có bị trùng không hay đã có ai đó đặt và đăng ký trước đó hay chưa.

Các bước kiểm tra.

- Bước 1: Truy cập website cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp Tại Đây

- Bước 2: Nhập tên công ty bạn muốn đặt vào ô tra cứu, ấn tìm kiếm

- Bước 3: Nếu chưa có tên công ty nào hiện lên thì bạn có thể đăng ký công ty của mình với tên này. Nếu đã có công ty đăng ký, bạn vui lòng đặt lại một cái tên khác cho doanh nghiệp của mình.

Trên đây, Taimienphi.vn đã hướng dẫn cho bạn tất cả các yếu tố quan trọng cần quan tâm khi đặt tên công ty và một vài gợi ý đặt tên công ty ý nghĩa, giúp bạn đọc nhanh chóng tìm ra nhiều gợi ý đặt tên công ty hay, phù hợp với mong muốn của mình. Ngay sau khi lựa chọn được 1 tên gọi ưng ý, hãy nhanh chóng chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ và hoàn tất thủ tục thành lập doanh nghiệp của mình. Chúc các bạn thành công.

Còn bạn đang muốn mở quán trà sữa để kinh doanh nhưng chưa nghĩ được cái tên nào hay cho quán của mình để thu hút mọi người, trở thành thương hiệu khi mọi người nhắc tới đều liên tưởng. Vậy hãy tham khảo bài Tên quán trà sữa để có được nhiều gợi ý. 

Khi thành lập doanh nghiệp, đặt tên công ty là một trong những thủ tục cần thiết. Tuy nhiên, không phải đặt bất cứ cái tên nào mà cần tuân thủ theo yêu cầu của pháp luật. Để cách đặt tên công ty hay và ý nghĩa cũng như đúng với quy định của pháp luật, các bạn chú ý những điều sau.
Những mẫu giấy yêu cầu, đề nghị phổ biến
Mẫu hợp đồng chuyển nhượng vốn (tiếng anh & tiếng việt) năm 2023 gồm những những quy định gì?
6 mẫu đơn xin, đề nghị, đổi giấy phép quan trọng
Cách viết hồ sơ xin việc vào công ty
10 mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép, thành lập, trợ cấp, điều chỉnh
Mẫu thẻ nhân viên đẹp

ĐỌC NHIỀU