Các dạng bài tập về hình lập phương lớp 5

Trong bài viết này, Taimienphi.vn tổng hợp và chia sẻ thêm tài liệu các dạng bài tập về hình lập phương lớp 5. Trước khi các em học sinh làm bài tập, các em cần nhớ các kiến thức liên quan đến hình lập phương như cách tính thể tích hình lập phương, tính diện tích ...

Bài tập tính diện tích hình lập phương lớp 5

Mục Lục bài viết:
I. Lý thuyết về hình lập phương.
II. Bài tập về hình lập phương.
  1. Bài tập trong Sách giáo khoa.
  2. Bài tập trong vở bài tập.
  3. Bài tập nâng cao.

 

 Chú ý
Các em học sinh có thể tham khảo thêm công thức tính công thức tính diện tích hình lập phương để hiểu hơn về cách tính hình lập phương này.

I. Kiến thức về diện tích xung quanh, diện tích toàn phần hình lập phương lớp 5

1.1. Định nghĩa

- Diện tích xung quanh của hình lập phương là tổng diện tích bốn mặt trong hình lập phương.

- Diện tích toàn phần của hình lập phương là tổng diện tích sáu mặt hình lập phương.

1.2. Công thức tính

Giả sử các cạnh trong hình lập phương bằng a.

- Diện tích xung quanh hình lập phương: Sxq = 4.a.a

- Diện tích toàn phần hình lập phương: Stp = 6.a.a

 

II. Bài tập về hình lập phương lớp 5


1. Bài tập về hình lập phương lớp 5 SGK

Bài 1 Trang 111 SGK Toán 5: Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương có cạnh 1,5m.

Đáp Án:
Diện tích xung quanh của hình lập phương là:
        (1,5 x 1,5 ) x 4 = 9 (m2)
Diện tích toàn phần của hình lập phương là:
       (1,5 x 1,5 ) x 6 = 13,5 (m2).
Đáp số: 9m2; 13,5m2

Bài 2 Trang 111 SGK Toán 5: Người ta làm một cái hộp không có nắp bằng bìa cứng có dạng hình lập phương có cạnh 2,5dm. Tính diện tích bìa cần dùng để làm hộp (không tính mép dán).

Đáp Án:
Cái hộp đó có 5 mặt là 5 hình vuông
Diện tích bìa cứng phải dùng để làm hộp là:
(2,5 x 2,5) x 5 = 31,25 (dm2)
Đáp số: 31,25 dm2

BÀI 1 TRANG 122, 123 SGK TOÁN 5: Viết số đo thích hợp vào ô trống:

Đáp Án:
Tính ra nháp rồi điền kết quả vào bảng. chẳng hạn, ở cột cuối:
Diện tích một mặt là:
600 : 6 = 100 (dm2)
Vì 100 = 10 x 10 nên cạnh hình lập phương dài 10dm
Thể tích hình lập phương là:
10 x 10 x 10 = 1000(dm3) hay 1m3.

Bài 2 Trang 122, 123 SGK Toán 5: Một khối kim loại hình lập phương có cạnh là 0,75m. mỗi đề-xi-mét khối kim loại cân nặng 15kg. Hỏi khổi kim loại đó cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?

Đáp Án:
Thể tích khối kim loại đó là:
0,75 x 0,75 x 0,75 = 0,421875 (m3)
Đổi: 0,421875 m3 = 421,875 dm3
Khối kim loại đó cân nặng:
15 x 421,875 = 6328,125 (kg)
Đáp số: 6328,125kg.

Bài 3 Trang 122, 123 SGK Toán 5: Một hình hộp chữ nhật có chiều dài 8cm, chiều rộng 7cm và chiều cao 9cm. Một hình lập phương có cạnh bằng trung bình cộng của ba kích thước của hình hộp chữ nhật trên. Tính:

a) Thể tích hình hộp chữ nhật
b) Thể tích hình lập phương

Đáp Án:
a) Thể tích hình hộp chữ nhật là:
8 x 7 x 9 = 504 (cm3)
b) Cạnh hình lập phương dài:
(8 + 7 + 9) : 3 = 8 (cm)
Vậy thể tích hình lập phương là:
8 x 8 x 8 = 512 (cm3)

 Chú ý
- Tham khảo thêm Giải bài tập trang 111 SGK toán 5 về bài diện tích toàn phần, xung quanh hình lập phương
- Làm bài Giải bài tập trang 122, 123 SGK toán 5 để củng cố kiến thức diện tích hình lập phương

2. Bài tập về hình lập phương lớp 5 vở bài tập

Bài 1 trang 26 VBT Toán 5 Tập 2: Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp :

a. Diện tích xung quanh của hình lập phương có cạnh 2,5m là:

……………………………………………….....

b. Diện tích toàn phần của hình lập phương có cạnh 2,5m là :

……………………………………………….....

Lời giải:

a. Diện tích xung quanh của hình lập phương có cạnh 2,5m là:

(2,5 ⨯ 2,5) ⨯ 4 = 25 (m2)

b. Diện tích toàn phần của hình lập phương có cạnh 2,5m là :

(2,5 ⨯ 2,5) ⨯ 6 = 37,5 (m2)

Bài 2 trang 26 VBT Toán 5 Tập 2: Viết số đo thích hợp vào ô trống :

Cạnh của hình lập phương 10cm 
Diện tích một mặt của hình lập phương16cm2  
Diện tích toàn phần của hình lập phương  24cm2

Lời giải:

Cạnh của hình lập phương có diện tích một mặt 16cm2 là:

16 : 4 = 4cm

Diện tích toàn phần của hình lập phương có diện tích một mặt 16cm2 là :

16 ⨯ 6 = 96cm2

Diện tích một mặt của hình lập phương có cạnh 10cm là :

10 ⨯ 10 = 100cm2

Diện tích toàn phần của hình lập phương có diện tích một mặt 100cm2 là :

100 ⨯ 6 = 600cm2

Diện tích một mặt của hình lập phương có diện tích toàn phần 24cm2 là :

24 : 6 = 4cm2

Cạnh của hình lập phương có diện tích một mặt 4cm2 là : 2cm

Cạnh của hình lập phương4cm10cm2cm
Diện tích một mặt của hình lập phương16cm2100cm24cm2
Diện tích toàn phần của hình lập phương96cm2600cm224cm2


Bài 3 trang 26 VBT Toán 5 Tập 2: a. Hình lập phương thứ nhất có cạnh 8cm, hình lập phương thứ hai có cạnh 4cm.Tính diện tích xung quanh của mỗi hình lập phương.

b. Diện tích xung quanh của hình lập phương thứ nhất gấp mấy lần diện tích xung quanh của hình lập phương thứ hai ?

Lời giải:

a. Hình a)

Diện tích một mặt của hình lập phương:

8 ⨯ 8 = 64 (cm2)

Diện tích xung quanh hình lập phương:

64 ⨯ 4 = 256 (cm2)

Đáp số : 256cm2

 

- Hình b)

Diện tích một mặt của hình lập phương:

4 ⨯ 4 = 16 (cm2)

Diện tích xung quanh hình lập phương:

16 ⨯ 4 = 64 (cm2)

Đáp số : 64cm2

b. Diện tích xung quanh của hình a) gấp số lần hình b) là :

256 : 64 = 4 (lần)

Bài 1 trang 36 VBT Toán 5 Tập 2: Viết số đo thích hợp vào ô trống :


Biết cạnh của hình lập phương 2,5m.
Lời giải:

Diện tích một mặt hình lập phương :

S = 2,5 ⨯ 2,5 = 6,25m2

Diện tích toàn phần hình lập phương :

Stp = 6,25 ⨯ 6 = 37,5m2

Thể tích hình lập phương :

V = 2,5 ⨯ 2,5 ⨯ 2,5 = 15,625m3

Biết cạnh của hình lập phương 3/4 dm.

Biết cạnh của hình lập phương 4cm.

Diện tích một mặt hình lập phương :

S = 4 ⨯ 4 = 16cm2

Diện tích toàn phần hình lập phương :

Stp = 16 ⨯ 6 = 96cm2

Thể tích hình lập phương :

V = 4 ⨯ 4 ⨯ 4 = 64cm3

Biết cạnh của hình lập phương 5dm.

Diện tích một mặt hình lập phương :

S = 5 ⨯ 5 = 25dm2

Diện tích toàn phần hình lập phương :

Stp = 25 ⨯ 6 = 150dm2

Thể tích hình lập phương :

V = 5 ⨯ 5 ⨯ 5 = 125dm3

a. Tính thể tích của mỗi hình trên.

Bài 2 trang 36 VBT Toán 5 Tập 2: Một hình hộp chữ nhật có chiều dài 2,2m, chiều rộng 0,8m, chiều cao 0,6m và một hình lập phương có cạnh bằng trung bình cộng của chiều dài, chiều rộng, chiều cao của hình hộp chữ nhật đó.

b. Hình nào có thể tích lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu đề-xi-mét khối ?

Lời giải:

a.

Thể tích hình hộp chữ nhật là :

2,2 ⨯ 0,8 ⨯ 0,6 = 1,056 (m3)

Cạnh hình lập phương là :

(2,2 + 0,8 + 0,6) : 3 = 1,2 (m)

Thể tích hình lập phương là :

1,2 ⨯ 1,2 ⨯ 1,2 = 1,728 (m3)

b.

Thể tích hình lập phương lớn hơn thể tích hình hộp chữ nhật là :

1,728 – 1,056 = 0,672m3 = 672dm3

Bài 3 trang 37 VBT Toán 5 Tập 2: Một khối kim loại hình lập phương có cạnh 0,15m. Mỗi đề-xi-mét khối kim loại đó cân nặng 10kg. Hỏi khối kim loại đó cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam ?

Lời giải:

Thể tích khối kim loại là :

0,15 ⨯ 0,15 ⨯ 0,15 = 0,003375 (m3)

0,003375m3 = 3,375dm3

Khối kim loại đó nặng là :

10 ⨯ 3,375 = 33,75 (kg)

Đáp số : 33,75kg
 

3. Bài tập về hình lập phương lớp 5 bổ sung

Câu 1: Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương có cạnh:

a) 11 cm

b) 6,5 dm

c) 2/5 m

Giải:

a) Sxq = 484 cm2

Stp=726 cm2

b) Sxq = 169 dm2

Stp= 253,5 dm2

c)Sxq = 16/25 m2

Stp= 24/25 m2

Câu 2: Người ta làm một cái hộp bằng tôn (không nắp) dạng hình lập phương có cạnh 10cm. Tính diện tích miếng tôn cần dùng để làm hộp (không tính mép hàn).

Giải:

Diện tích tôn cần dùng là:

10 x 10 x 5 = 500 (cm2)

Đáp số: 500 cm2

Câu 3: Viết số đo thích hợp vào ô trống:

Giải:

Câu 4: Người ta xếp một số viên gạch dạng hình hộp chữ nhật tạo thành mộ khối gạch hình lập phương cạnh 20 cm.

a) Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của khối gạch hình lập phương.

b) Tính kích thước của mỗi viên gạch.

Giải:

Diện tích xung quanh khối gạch:

20 x 20 x 4 = 1 600 cm2

Diện tích toàn phần khối gạch:

20 x 20 x 6 = 2400 cm2

Do cạnh lập phương bằng 20 cm nên chiều dài, chiều rộng, chiều cao 1 viên gạch có thể bằng là 2cm, 4cm; 5cm, 10cm, 20 cm. Nhưng trong thức tế viên gạch thường có chiều dài 20cm hoặc 50cm.

Vậy chiều dài viên gạch 20 cm, chiều rộng = chiều cao = 10 cm

Đáp số: a) Sxq = 1600 cm2 ; Stp = 2400 cm2

b) 20 cm, 10 cm, 10 cm

Câu 5: Cho 2 hình dưới đây được xếp bởi các hình lập phương cạnh 10 cm. Người ta sơn tất cả các mặt ngoài của 2 hình. Tính diện tích cần sơn mỗi hình.

Giải:

Đáp số: Hình A: 1400 cm2

Hình B : 1400 cm2

Câu 6: Người ta làm một cái hộp không có nắp bằng bìa cứng dạng hình hộp lập phương có cạnh 3,5dm. Tính diện tích bìa cần dùng để làm cái hộp đó (không kể mép dán).

Giải:

Do chiếc hộp không có nắp nên diện tích mảnh bìa cần dùng là tổng diện tích của 5 mặt giấy bìa cứng.

Diện tích một mặt hình lập phương là:

3,5 x 3,5 = 12,25 (dm2)

Diện tích bìa cần dùng là:

12,25 x 5 = 61,25 (dm2)

Đáp số: 61,25 dm2

Câu 7: Hà dán giấy màu vào các mặt của một hộp quà hình lập phương cạnh 2dm. Hỏi diện tích giấy đã dán là bao nhiêu đề-xi-mét vuông?

Giải:

Diện tích giấy Hà đã dán là:

2 x 2 x 6 = 24 (dm2)

Đáp số: 24 dm2

Câu 8: Một bể kính nuôi cá dạng hình lập phương có cạnh 0,4m. Tính diện tích kính để làm bể cá đó (bể không nắp)

Giải:

Diện tích kính để làm bể cá không có nắp là:

0,4 x 0,4 x 5 = 0,8 (m2)

Đáp số: 0,8 m2

 Chú ý
Diện tích được viết theo đơn vị m2 (mét vuông) (cm2, dm2, mm2 ...). Đơn vị thể tích là m3 (mét khối) (cm3, dm3, mm3 ...)

Khi các em tham khảo và làm bài tập trong các dạng bài tập về hình lập phương lớp 5, các em nhanh chóng giải quyết được mọi bài tập liên quan tới hình lập phương, cải thiện được điểm trung bình môn Toán.

Các dạng bài tập về hình lập phương lớp 5 là tài liệu rất hữu ích dành cho các em học sinh lớp 5 và các thầy cô giáo dạy Toán lớp 5 , giúp các em học sinh lớp 5 củng cố kiến thức liên quan tới cách tính công thức tính thể tích hình lập phương hay diện tích ... hiệu quả và tốt nhất.
Bài tập tính diện tích hình lập phương lớp 5
Giải Toán lớp 5 trang 108 - Hình hộp chữ nhật, hình lập phương
Giải Toán lớp 5 trang 122, 123 - Thể tích hình lập phương
Học trực tuyến môn Toán lớp 5 ngày 14/4/2020, Thể tích hình lập phương
Bài tập tính thể tích hình hộp chữ nhật lớp 5
Giải Toán lớp 5 trang 170, Một số dạng toán đã học

ĐỌC NHIỀU