Bounce rate là gì? Cách giảm Bounce rate cho trang Web

Bounce rate là gì? Cách giảm Bounce rate cho trang Web
 

Mục Lục bài viết:
I. Bounce rate là gì?.
II. Bounce rate có hiệu quả không?.
III. Cách giảm bounce rate cho website.
     1. Tối ưu hóa thời gian tải trang.

     2. Thiết lập định dạng thông minh.
     3. Sử dụng các tiện ích hiệu quả.
     4. Xem xét bounce rate.
     5. Tối ưu hóa mức độ từ khoá liên quan.
     6. Lời kêu gọi hành động (CTA) rõ ràng.
     7. Sử dụng liên kết nội bộ hữu ích.
     8. Tối ưu hoá trang cung cấp thông tin sản phẩm.
     9. Tối ưu hoá trình tìm kiếm của trang.
     10. Tối ưu hóa cho thiết bị di động.

I. Bounce rate là gì?

Bounce rate là tỷ lệ phần trăm những người đã truy cập trang web của bạn, nhưng thay vì duyệt thêm nội dung, họ nhanh chóng thoát khỏi website.

Số liệu này có thể quan trọng đối với một số trang web nhất định, vì nó giúp bạn đánh giá ấn tượng đầu tiên mà trang web của bạn tạo ra. Nó cho bạn biết trang đích của bạn có đáp ứng mong đợi của khách truy cập hay không. Nếu tỷ lệ thoát trang của bạn cao, có thể có vấn đề với trang đích hoặc nguồn lưu lượng truy cập.

Có nhiều nguồn truy cập khác nhau: Truy cập sau khi tìm kiếm trên Google, biết đến trang web / sản phẩm/ dịch vụ qua báo chí hoặc fanpage Facebook, v.v. Để hiểu rõ kỳ vọng của khách truy cập, bạn có thể xác định dựa trên lịch sử tương tác, thói quen duyệt web của họ. 

Một trong những phương pháp đơn giản nhất là bạn có thể dùng công cụ hỗ trợ bán hàng trên Facebook CóĐơn. CóĐơn không chỉ giúp bạn lấy và quản lý thông tin khách hàng mà còn đánh giá thói quen của họ: Nội dung họ quan tâm, lịch sử tương tác, mua hàng, v.v. Sau khi có được thông tin đó, bạn có thể định hướng nội dung phù hợp hơn cho website, từ đó giảm bounce rate.


II. Bounce rate cao nghĩa là trang web hoạt động không hiệu quả?

Trên thực tế, điều này còn phụ thuộc vào kiểu trang của bạn. Chẳng hạn, trang chủ của bạn chỉ cung cấp nội dung chung chung (trong khi các trang đích chứa thông tin về sản phẩm / dịch vụ, quy trình thanh toán), nhưng người dùng chỉ xem trang chủ rồi nhanh chóng rời đi thì bounce rate cao là dấu hiệu xấu.

Mặt khác, nếu bạn có một trang web đơn như blog hoặc cung cấp các loại nội dung khác thì tỷ lệ thoát trang cao là hoàn toàn bình thường.

 

III. Cách giảm bounce rate cho website

1. Tối ưu hóa thời gian tải trang

Nhiều nhà marketing cho rằng nếu tỷ lệ thoát trang cao thì vấn đề phải nằm ở nội dung, nhưng vấn đề nghiêm trọng có thể phát sinh trước khi người dùng có cơ hội đọc nội dung. Trong số các khả năng, thời gian tải trang dài là vấn đề tệ nhất.

Rốt cuộc, nội dung thú vị hay không không còn quan trọng nữa nếu người dùng không thể tải được trang. Ít nhất 47% người dùng Internet cho biết họ mong đợi trang web có thể tải thành công trong khoảng 1 - 2 giây. Vì vậy, để giảm tỷ lệ bounce rate xuống mức thấp nhất, bạn cần tối ưu hoá thời gian tải trang, đặc biệt là với các trang web di động.

2. Thiết lập định dạng thông minh để nội dung hiển thị tốt hơn

Cho dù nội dung của bạn cực kỳ có giá trị và hoàn toàn độc đáo, nhưng nếu không được trực quan hoá tốt, người dùng cũng sẽ không dành thời gian để đọc nó.

Định dạng trang web của bạn ảnh hưởng tương đối lớn đến bounce rate. Định dạng khoa học và ấn tượng, dễ đọc sẽ thu hút nhiều người dùng hơn. Dưới đây là một số cách để làm cho nội dung gọn gàng, trực quan hơn:
+ Sử dụng các tiêu đề hợp lý.
+ Chia thành từng đoạn rõ ràng.+ Hình ảnh phù hợp.
+ Gạch đầu dòng nếu cần thiết.

Việc sử dụng các tùy chọn định dạng này giúp nội dung của bạn dễ truy cập hơn và cho phép người đọc quét hoặc lướt qua nội dung của bạn một cách nhanh chóng để xác định các điểm phù hợp nhất với nhu cầu của họ.

3. Sử dụng các tiện ích hiệu quả

Một số trang web như các trang blog là phương tiện cung cấp nội dung, thông tin khuyến mãi và tài liệu khác có liên quan cho người dùng. Tuy nhiên, việc nhồi nhét quá nhiều nội dung quảng cáo, ưu đãi, giải thưởng, v.v. sẽ khiến khách truy cập cảm thấy quá tải và nhanh chóng thoát trang, từ đó khiến bounce rate tăng.

Vì vậy, nếu bạn muốn làm nổi bật nội dung có liên quan, hãy cung cấp cho người đọc giá trị bổ sung. Tương tự, nếu bạn chọn đưa các giải thưởng và tín hiệu tin cậy vào, hãy đảm bảo rằng chúng có nguồn uy tín.

4. Xem xét bounce rate dựa trên thời gian truy cập trang

Một điều quan trọng khác là bạn phải xem xét bounce rate trong bối cảnh rộng hơn của trang web. Như vậy, bạn sẽ xác định chính xác hơn nguy cơ xảy ra sự cố với một trang cụ thể - chẳng hạn như trang blog hoặc trang thông tin sản phẩm.

Nếu số liệu Time on Site (thời gian trên trang) ở mức khá, nhưng các trang blog của bạn có tỷ lệ thoát cao, thì vấn đề có thể là do nội dung. Mặt khác, nếu tỷ lệ thoát trang của bạn cao và thời gian trên trang web thấp, nghĩa là trang web của bạn có nhiều vấn đề hơn thế.

5. Tối ưu hóa mức độ từ khoá liên quan

Ngoài các cân nhắc kỹ thuật như thời gian tải trang hoặc định dạng trang, một trong những yếu tố khiến bounce rate ở mức cao là mức độ liên quan (hoặc không liên quan).

Một số trang web nhắm mục tiêu từ khóa nhất định rất hiệu quả, chỉ để phục vụ nội dung phù hợp nhất với truy vấn đó, hoặc hoàn toàn không liên quan đến nó. Vì lý do này, điều quan trọng là bạn tối ưu hóa mức độ phù hợp trên tất cả các cân nhắc khác.

Nếu bạn quyết định theo đuổi một từ khóa và kết thúc xếp hạng cho từ khóa đó, hãy đảm bảo nội dung của trang bạn phục vụ có liên quan cao đến truy vấn đó.

6. Bao gồm lời kêu gọi hành động (CTA) rõ ràng

Không chỉ tập trung phân tích nhu cầu người dùng, sau đó cung cấp nội dung họ cần, bạn cũng cần suy nghĩ về hành động cụ thể mà bạn muốn họ thực hiện sau đó. Khi bạn xác định rõ bạn muốn họ làm gì, hãy đưa ra lời kêu gọi hành động rõ ràng.

Để không gây nhầm lẫn và tạo cảm giác áp đảo thông tin cho người dùng, bạn chỉ nên đưa một số CTA vào trang. Trang web của bạn sẽ giúp khách truy cập dễ dàng tìm kiếm và thực hiện những gì họ muốn một cách nhanh chóng và dễ dàng. Bằng cách này, chắc chắn tỷ lệ bounce rate sẽ giảm đáng kể.

7. Sử dụng liên kết nội bộ hữu ích

Nhiều người ủng hộ việc chèn nhiều liên kết nội bộ (internal links) vào nội dung để giảm bounce rate. Ban đầu, chiến lược này có thể tương đối hiệu quả, nhưng nó cũng có thể gây tác dụng ngược, làm cho nội dung trang web có vẻ hơi nhếch nhác.

Nếu bạn có một bài đăng blog hữu ích, phác thảo một chủ đề cụ thể rất sâu sắc, mang đến những giá trị nhất định cho khán giả và dự kiến sẽ thu hút được nhiều người, bạn có thể chèn liên kết nội bộ. Tuy nhiên, chỉ nên giới hạn một số ít liên kết. Khi chọn liên kết nội bộ và anchor text, hãy tập trung vào mức độ phù hợp và chiến lược liên kết logic.

8. Tối ưu hoá trang cung cấp thông tin sản phẩm

Cung cấp quá nhiều thông tin sẽ khiến người dùng bị quá tải, trong khi quá ít thông tin lại không đủ để thuyết phục khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, nếu bạn dành đủ thời gian, bạn có thể tối ưu hoá trang sản phẩm để giảm bounce rate và cải thiện tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng.

9. Tối ưu hoá trình tìm kiếm của trang

Trình tìm kiếm trang web hiệu quả sẽ cho phép khách truy cập tìm thấy những gì họ muốn (không phải những gì bạn nghĩ họ muốn). Chắc chắn, chức năng tìm kiếm trên trang web của bạn không thể tốt như Google, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn nên bỏ qua. Người dùng càng dễ dàng tìm kiếm và thấy những gì họ muốn, họ càng dành nhiều thời gian trên trang hơn, bounce rate cũng sẽ giảm.

10. Tối ưu hóa cho thiết bị di động

Hàng năm, số người dùng truy cập web từ các thiết bị di động liên tục tăng mạnh, vì vậy, tối ưu hoá trang cho thiết bị di động là một nhu cầu thực tế, cần thiết với hầu hết các doanh nghiệp.

Dĩ nhiên, việc ra mắt phiên bản di động thân thiện với người dùng không hề đơn giản, đặc biệt là với các trang web lớn, có nội dung dày. Tuy nhiên, để phát triển lâu dài và ổn định, đầu tư cho vấn đề kỹ thuật này cần được xem xét thực hiện càng sớm càng tốt.

Để có được bounce rate nhỏ nhất, trước hết bạn cần seo tốt trang web của mình đã, có rất nhiều kinh nghiệm SEO web mà chúng ta có thể tìm hiểu và nghiên cứu trên mạng internet hiện nay, hoặc bạn có thể tìm tới các công cụ SEO chuyên nghiệp. Chúc các bạn thành công.

Bounce rate (tỷ lệ thoát trang) là số liệu quan trọng để đánh giá hiệu suất của trang web. Bounce rate có thể được kiểm tra bằng công cụ Google Analytics, thống kê số lượng người truy cập website của bạn.
Top 6 công cụ phân tích Website hiệu quả
Cách sửa lỗi Analytics Http failure response for 499 OK realtime
Tracking Pixel là gì?
Microsoft phát hành Desktop Analytics cho các doanh nghiệp
Top công cụ phân tích dữ liệu hữu ích nhất
Microsoft công bố tính khả dụng của Desktop Analytics

ĐỌC NHIỀU