Sau đợt cập nhật thuật toán mới nhất từ Goolge, hầu hết những nhà quản trị trang web đang chuyển hướng tập trung nỗ lực và tài nguyên của họ vào SEO onpage. Vì vậy, nếu bạn muốn cải thiện thứ hạng trang web của mình, bạn có thể tham khảo 7 kỹ thuật SEO onpage mới nhất được liệt kê trong bài viết này của Taimienphi.vn.
SEO onpage: khái niệm, checklist và các kỹ thuật seo onpage mới nhất.
1. SEO onpage là gì?
SEO onpage (SEO onsite) là khái niệm đề cập đến tất cả các hành động được thực hiện trực tiếp trong một trang web với mục tiêu chính là cải thiện vị trí của nó trong bảng xếp hạng tìm kiếm. Cụ thể, đây là những hành động chỉ có thể được sử dụng bởi những người có quyền truy cập và kiểm soát trang web.
SEO onpage là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của quá trình tối ưu hoá trang web.
2. 7 kỹ thuật SEO onpage tốt nhất 2020
2.1. Coi trải nghiệm người dùng là ưu tiên hàng đầu
Là một người quản trị web, điều quan trọng nhất bạn cần chú ý là đánh giá trải nghiệm người dùng. Hãy đặt mình vào vị trí của họ, sau đó kiểm tra xem bạn thấy gì trên website của mình, và liệu bạn có thể cải thiện những nội dung nào?
Tỷ lệ bounce rate của trang web cũng là yếu tố được các công cụ tìm kiếm tính đến khi quyết định thứ hạng trong kết quả tìm kiếm. Bounce rate chỉ tỷ lệ khách truy cập trang web nhanh chóng rời đi sau khi xem 1 nội dung duy nhất. Trên thực tế, nếu người dùng có trải nghiệm tệ khi truy cập trang web của bạn, họ sẽ rời khỏi trang ngay lập tức.
Trải nghiệm người dùng xấu sẽ khiến tăng bounce rate và ảnh hưởng tiêu cực đến thứ hạng trang web của bạn. Để nâng cao trải nghiệm người dùng, bạn cần có cách thể hiện nội dung trên trang tốt nhất.
Điều này tùy thuộc vào thiết bị hoặc công nghệ mà người truy cập đang sử dụng khi tiếp cận trang web. Trên thực tế, các trang web thường phản hồi nhanh nhất trên thiết bị di động. Đó là lý do tại sao bạn nên thiết kế phiên bản di động cho website của mình.
Một phương pháp khác để nâng cao trải nghiệm người dùng của bạn là đảm bảo rằng tất cả các liên kết trên trang đều hoạt động. Bất cứ ai cũng đều sẽ cảm thấy thất vọng hoặc bực mình khi click vào một liên kết hỏng.
Tập trung vào trải nghiệm người dùng là một trong các kỹ thuật seo onpage tốt nhất, cần được chú tâm trong năm 2020
Để phân tích, đo lường trải nghiệm trên website, chúng ta không thể bỏ qua các công cụ hỗ trợ SEO. Sử dụng kết hợp các công cụ SEO onpage + offpage một cách thông minh, việc lên kế hoạch, quản lý và đo lường website sẽ trở lên đơn giản, dễ dàng hơn rất nhiều.
2.2. Sử dụng đúng tiêu đề và mô tả meta
Khi các công cụ tìm kiếm quét qua trang web của bạn, điều đầu tiên nó làm sẽ là đọc tên nội dung, các thẻ và mô tả, sau đó mới đến tiêu đề và nội dung.
Lưu ý quan trọng nhất ở đây là tiêu đề, thẻ và mô tả nên có sự kết nối với nội dung. Trên thực tế, rất nhiều quản trị web thường cố gắng lách luật bằng cách sử dụng các tiêu đề và mô tả không liên quan gì tới nội dung. Đừng bao giờ thử cách này vì trang của bạn có thể bị phạt hoặc bị cấm.
Bên cạnh đó, nếu nội dung của bạn chứa rất nhiều hình ảnh và video, bạn vẫn cần bao gồm tiêu đề, thẻ và mô tả phù hợp vì nếu không, công cụ tìm kiếm sẽ không thể đọc được nội dung. Nghĩa là, bạn buộc phải cung cấp các manh mối để công cụ có thể hiểu được video hoặc hình ảnh của bạn.
2.3. Từ khoá
Ai cũng biết việc sử dụng từ khoá là vô cùng quan trọng trong quá trình viết nội dung, nhưng bạn cũng cần chú ý đến mật độ từ khóa trên website. Nếu bạn biết cách sử dụng từ khoá, các biến thể của từ khóa và tích hợp chúng vào nội dung và cấu trúc trang web, chắc chắn trang web của bạn sẽ được công cụ tìm kiếm xếp hạng cao hơn.
Khi viết tiêu đề hay nội dung, bạn đều không được quên chèn từ khoá, và hãy nhớ sử dụng chúng bất cứ khi nào bạn thấy cần thiết. Tuy nhiên, không nên "nhồi nhét từ khoá" - Google sẽ đánh giá không tốt về website của bạn
Chú ý: Mật độ từ khóa đề cập đến việc đo lường tỷ lệ phần trăm số lượng từ khóa hoặc cụm từ được sử dụng trên trang. Hầu hết các chuyên gia SEO gợi ý rằng tỷ lệ phù hợp nhất là khoảng 15%. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng một số công cụ hoặc ứng dụng để tính toán mật độ từ khoá một cách chính xác nhất.
2.4. Độ dài của nội dung
Hãy đảm bảo rằng nội dung mà bạn xuất bản trên trang có độ dài phù hợp. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn sở hữu một trang blog hoặc website nặng về nội dung. Thông thường bài viết dài khoảng 1.000 từ có cơ hội được xếp hạng cao hơn so với bài dài 500 từ. Độ dài của nội dung có thể ảnh hưởng trực tiệp đến kết quả SEO.
Những bài đăng không đủ độ dài, nội dung mỏng thường bị Google đánh giá thấp vì không đủ thông tin hữu ích. Cụ thể, bài viết cần đảm bảo dài từ 1.000 từ trở lên. Điều này cũng có nghĩa là bạn cung cấp nhiều nội dung hơn cho người đọc, họ sẽ dành nhiều thời gian trên trang hơn và công cụ tìm kiếm sẽ đánh giá tích cực hơn.
Kỹ thuật SEO onpage, Checklist SEO onpage mới nhất 2020.
2.5. Chiến lược liên kết nội bộ và liên kết ngoài
Tiếp theo, hãy chú ý đến chiến lược liên kết nội bộ và liên kết ngoài website
Liên kết nội bộ là liên kết đến các trang khác trong website và kỹ thuật SEO onsite cơ bản mà bạn cần nắm vững.
Bạn chỉ nên thực hiện chiến lược liên kết bên trong nếu nội dung hai trang thực sự liên quan tới nhau. Ví dụ, bạn viết một bài đăng về marketing Facebook và đồng thời, bạn có tuyến bài về tối ưu hoá nội dung trên Facebook. Đừng chỉ tạo liên kết bên trong vì mục đích kết nối các nội dung trên một trang, bạn có thể sẽ bị phạt nếu vi phạm.
Điều tương tự cũng xảy ra với liên kết ngoài. Có những trường hợp cần liên kết đến nội dung bên ngoài trang web của bạn. Trên thực tế, việc liên kết các trang web có chủ đề tương tự với trang web của bạn cũng rất quan trọng.
Ví dụ: bạn viết blog về sơn acrylic, bạn có thể liên kết blog của mình với những trang khác cũng cung cấp thông tin về sơn acrylic. Điều này sẽ giúp người đọc có được nhiều thông tin hơn về lĩnh vực mà họ quan tâm. Có thể nói, liên kết ngoài giúp cải thiện trải nghiệm người dùng.
Liên kết bên ngoài cũng giúp tăng lượng truy cập được nhắm mục tiêu vào trang web của bạn. Hầu hết các nhà quản trị web đều theo dõi các trang liên kết với trang web mà họ phụ trách.
2.6. Tối ưu hoá URL
Tối ưu mô tả URL là một trong các công việc mà người làm SEO onpage có thể sử dụng để cải thiện thứ hạng của trang web trên kết quả tìm kiếm. Nguyên tắc chung là URL phải chứa các từ khoá liên quan, không chỉ bao gồm những từ ngẫu nhiên hoặc chữ số.
Các URL có mô tả rõ ràng có khả năng nhận được nhiều lượt nhập chuột hơn từ người đọc vì nó có thể hiểu được ý nghĩa sơ bộ về toàn nội dung của trang web, bài viết.
Tối ưu hóa URL website - Kỹ thuật SEO onpage tốt nhất 2020.
2.7. Cải thiện tốc độ tải trang web
Bất cứ ai cũng sẽ nản lòng khi mất quá nhiều thời gian để truy cập một trang web. Nếu trang của bạn có tốc độ tải chậm, thứ hạng tìm kiếm cũng sẽ giảm. Bên cạnh đó, tốc độ tải web cũng ảnh hưởng đến bounce rate, vì hầu như người dùng sẽ rời khỏi trang ngay lập tức sau khi thấy không tải được trang.
Để cải thiệt tốc độ tải trang web, bạn có thể thử những giải pháp sau:
+ Sử dụng dịch vụ lưu trữ web đáng tin cậy
+ Bỏ những ứng dụng không cần thiết trên trang
+ Đảm bảo sử dụng hệ quản trị nội dung thân thiện với công cụ tìm kiếm
+ Không bão hòa trang web của bạn với các nội dung tốn thời gian để tải như quá nhiều video hoặc hình ảnh.
Nếu muốn tìm hiểu sâu hơn về các công cụ kiểm tra tốc độ trang web và cách cải thiện, các bạn có thể tham khảo tại bài viết Tốc độ tải trang ảnh hưởng thế nào đến SEO ? Cách giảm thời gian tải trang?" của Taimienphi.vn
Trên đây là tất cả những kỹ thuật SEO onpage tốt nhất mà chúng tôi muốn bạn nắm được. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu và cập nhật được những thông tin mới nhất về SEO, từ đó dễ dàng điều chỉnh nội dung trên website và đạt thứ hạng cao nhất trên kết quả tìm kiếm của Google. Chúc các bạn thành công.