HOT Ý nghĩa nhan đề các tác phẩm Ngữ văn lớp 12
1. Mở đoạn:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
2. Thân đoạn:
- Ý nghĩa bề mặt:
+ Hai nhân vật trung tâm: Mị và A Phủ.
+ Mối quan hệ giữa hai nhân vật: "vợ chồng".
+ Mị và A Phủ từ hai người xa lạ trở thành vợ chồng.
+ Hai người cùng chung cảnh ngộ, chạy trốn áp bức để đến với tự do.
- Ý nghĩa bề sâu:
+ Phản ánh số phận đau thương, bị chèn ép của những người dân lương thiện.
+ Lên án cường quyền, áp bức.
+ Khẳng định tương lai tươi sáng, hạnh phúc của con người khi biết vượt lên số phận.
3. Kết đoạn:
- Khẳng định lại ý nghĩa của nhan đề tác phẩm.
"Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài là tác phẩm có nhan đề vô cùng ý nghĩa. Nếu chỉ nhìn bề mặt, độc giả dễ dàng thấy được ngay hai nhân vật trung tâm: Mị và A Phủ. Trong truyện, đây vốn là hai con người xa lạ, lại được hoàn cảnh đưa đẩy rồi trở thành "vợ chồng". Họ có cùng cảnh ngộ khốn khó, nắm tay nhau chạy trốn khỏi cường quyền, áp bức, vươn tới tự do và hạnh phúc. Như vậy, nhan đề "Vợ chồng A Phủ" không chỉ đưa đến thông tin về nhân vật mà còn góp phần phản ánh số phận bi kịch, luôn bị chèn ép của những người dân lương thiện. Đồng thời, lên án bọn thực dân, chúa đất và khẳng định tương lai tươi sáng, tự do dành cho con người. Có thể nói, Tô Hoài đã thành công trao gửi tư tưởng của cả tác phẩm vào nhan đề truyện ngắn.
Với nhan đề "Vợ chồng A Phủ", Tô Hoài đã bước đầu đem đến cho người đọc những hé mở về ý nghĩa, giá trị xuyên suốt truyện ngắn của mình. Chỉ cần đọc tiêu đề, ta đã có thể biết được nhân vật chính trong tác phẩm là ai. Mị và A Phủ vốn chẳng có liên hệ gì với nhau. Song, lại được gọi là "vợ chồng" - một mối quan hệ hết thức thân thiết, gắn bó. Thậm chí, Mị còn là vợ của A Sử - con trai thống lí. Trong khi A Phủ chỉ là người ở trong gia đình đó. Thế nhưng hai con người tách biệt ấy lại tìm thấy nhau ở hoàn cảnh ngặt nghèo nhất, giải thoát cho nhau và cùng chạy trốn khỏi nơi "ngục tù" kia. Như vậy, nhan đề "Vợ chồng A Phủ" đã nói lên cái gắn bó giữa hai mảnh đời đau khổ. Đồng thời, khẳng định tương lai tươi sáng của con người khi biết phản kháng, biết vượt lên tên hoàn cảnh. Từ đó, Tô Hoài cũng thể hiện thái độ lên án, phê phán chế độ cường quyền, áp bức của bọn thực dân, chủ đất. Có thể nói, chỉ với bốn chữ ngắn gọn, nhan đề "Vợ chồng A Phủ" đã thành công đem lại nhiều suy nghĩ, cảm nhận sâu sắc cho độc giả.
Với nhan đề "Vợ chồng A Phủ", Tô Hoài đã bước đầu gợi mở cho người đọc về chủ đề, tư tưởng được truyền tải trong tác phẩm. Nhan đề đề cập đến hai hình tượng trung tâm của tác phẩm là Mị và A Phủ. Vậy tại sao Tô Hoài lại không đặt tên truyện ngắn của mình là "Mị và A Phủ"? Nhan đề đã thể hiện mối quan hệ giữa hai nhân vật - mối quan hệ "vợ chồng". Mị và A Phủ là hai con người xa lạ nhưng lại gặp gỡ nhau ở hoàn cảnh khốn cùng, khổ sở. Vậy nên quá trình họ trở thành vợ chồng cũng là quá trình họ nương tựa, kết nối với nhau để vận động từ bóng tối ra ánh sáng, tìm đến tự do. Như vậy, qua nhan đề, người đọc có thể cảm nhận được sức sống tiềm tàng cũng như khát vọng tự do của người dân lao động vùng cao Tây Bắc.
----------------HẾT----------------
Trên đây là ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Vợ chồng A Phủ. Qua những đoạn văn mẫu trên, hi vọng em đã có được những kiến thức khái quát nhất về nội dung chủ đề của truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ". Để củng cố, ôn tập lại ý nghĩa nhan đề các tác phẩm khác trong chương trình, hãy tham khảo các bài viết Ý nghĩa nhan đề Vợ nhặt, Ý nghĩa nhan đề Việt Bắc, Ý nghĩa nhan đề Tây Tiến, Phân tích nhan đề vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt. Chúc các em học tốt môn Ngữ văn!