Dữ liệu được chia sẻ bao gồm thời gian mở ứng dụng, thông tin vị trí và thiết bị, nhà mạng và dữ liệu phân tích có thể được sử dụng để tạo các quảng cáo nhắm mục tiêu. Lý do Zoom có thể chia sẻ dữ liệu người dùng với Facebook, ngay cả khi không có tài khoản được liên kết là bởi vì ứng dụng gọi video call sử dụng bộ công cụ phát triển phần mềm (SKDs) của Facebook. Do đó, khi được download và sử dụng, Zoom ngay lập tức kết nối tới Facebook Graph API.
Tham khảo Cách sử dụng phần mềm Zoom tạo phòng học trực tuyến
Đây không phải là một điều gì mới mẻ: các nhà phát triển từ lâu đã sử dụng Facebook SDKs để bổ sung tính năng cho ứng dụng, mặc dù điều khoản sử dụng của Facebook yêu cầu các nhà phát triển ứng dụng phải thông báo cho người dùng về các thực tiễn chia sẻ dữ liệu này.
Trong khi chính sách bảo mật của Zoom có nhắc tới việc ứng dụng có thể thu thập dữ liệu liên quan đến profile Facebook của người dùng, mà sau đó có thể được chia sẻ với các bên thứ 3 (mặc dù Facebook không được đề cập rõ ràng là bên thứ ba), nhưng không có dấu hiệu rõ ràng nào cho thấy nó sẽ làm điều tương tự với người dùng không có tài khoản Facebook.
Zoom có một lịch sử liên quan đến vấn đề riêng tư. Vào năm 2019, một nhà nghiên cứu bảo mật đã khai quật một lỗi cho phép hack webcam của người dùng Zoom mà họ không hề hay biết, mặc dù công ty công bố vấn đề đã được giải quyết.
Tổ chức Biên giới Điện tử (EFF) gần đây đã giải thích cách một người chủ trì cuộc gọi Zoom có thể kiểm soát các hoạt động của những người tham gia khi chia sẻ màn hình. Nếu người dùng ghi lại cuộc gọi video, thì quản trị viên Zoom có thể "truy cập nội dung của cuộc gọi được ghi lại đó, bao gồm các tệp video, âm thanh, bản ghi và file trò chuyện, cũng như có quyền truy cập vào các đặc quyền chia sẻ, phân tích và quản lý đám mây".
Mặc dù các vấn đề bảo mật cũ đã được giải quyết bởi Zoom, nhưng khám phá mới này đã nêu bật lên cách các giải pháp công nghệ đơn giản đôi khi có thể phải trả giá bằng sự riêng tư.
- Download Zoom cho Android
- Download Zoom cho iPhone