Trợ lý ảo (Virtual Assistant) được thiết kế để hỗ trợ người dùng thiết bị dễ dàng hơn. Tham khảo tiếp bài viết dưới đây của Taimienphi.vn để tìm hiểu chi tiết trợ lý ảo là gì nhé.
Trợ lý ảo (Virtual Assistant) hay còn gọi là trợ lý AI hay trợ lý kỹ thuật số, là chương trình ứng dụng được thiết kế để "hiểu" các lệnh thoại bằng ngôn ngữ tự nhiên và thực hiện các tác vụ cho người dùng. Các tác vụ này bao gồm đọc tin nhắn văn bản hoặc địa chỉ email, tìm kiếm số điện thoại, lên lịch, đặt cuộc gọi điện và nhắc nhở người dùng cuối về các cuộc hẹn.
Một số trợ lý ảo phổ biến nhất hiện nay phải kể đến trợ lý ảo Alexa của Amazon, Siri của Apple, Google Now và Cortana của Microsoft (trợ lý ảo được tích hợp sẵn trên Windows 10 và Windows Phone 8.1).
2. Các loại trợ lý ảo
Về cơ bản trợ lý ảo khác với AI được lập trình hướng tới người dùng khác, được gọi là cố vấn thông minh. Các chương trình cố vấn thông minh được lập trình theo chủ đề, còn trợ lý ảo được lập trình theo tác vụ.
3. Các thiết bị và công nghệ dựa trên trợ lý ảo
Trợ lý ảo là các chương trình dựa trên dịch vụ đám mây, yêu cầu các thiết bị hoặc ứng dụng phải được kết nối Internet để hoạt động. Điển hình như các ứng dụng Siri trên các thiết bị của Apple, Cortana trên các thiết bị của Microsoft và Google Assistant trên thiết bị Android.
Ngoài ra một số thiết bị còn được thiết kế tích hợp sẵn trợ lý ảo, chẳng hạn như các thiết bị loa thông minh của Amazon, Google và Microsoft. Để sử dụng loa thông minh Amazon Echo được tích hợp sẵn trợ lý ảo Alexa, người dùng chỉ cần nói "Alexa".
Các công nghệ hỗ trợ trợ lý ảo đòi hỏi lượng dữ liệu khổng lồ, cung cấp nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI), bao gồm Machine Learning, Natural Language Processing (xử lý ngôn ngữ tự nhiên) và Speech Recognition (nhận dạng lời thoại).
Khi người dùng cuối tương tác với trợ lý ảo, lập trình AI sử dụng các thuật toán tinh vi để "học" từ dữ liệu đầu vào và dự đoán chính xác các nhu cầu của người dùng cuối.
4. Sử dụng trợ lý ảo
Trợ lý ảo được thiết kế để thực hiện các tác vụ đơn giản cho người dùng cuối chẳng hạn như thêm các tác vụ vào lịch, cung cấp thông tin được tìm kiếm nhiều trên trình duyệt web, kiểm soát và kiểm tra các thiết bị thông minh trong nhà bao gồm đèn, camera và độ điều nhiệt.
Ngoài ra người dùng có thể gán các nhiệm vụ cho trợ lý ảo thực hiện, chẳng hạn như thực hiện các cuộc gọi điện thoại, soạn tin nhắn văn bản, nhận chỉ đường, nghe tin tức và báo cáo tình hình thời tiết hiện tại, tìm khách sạn hoặc nhà hàng, kiểm tra đặt chỗ chuyến bay, nghe nhạc hoặc chơi game.
5. Vấn đề quyền riêng tư của người dùng
Nhiều người dùng bày tỏ mối lo ngại về quyền riêng tư của trợ lý ảo, vì hầu hết các trợ lý ảo đều yêu cầu lượng dữ liệu cá nhân lớn và "lắng nghe" để phản hồi các lệnh thoại của người dùng. Đáng nói là các dữ liệu sẽ này sẽ được trợ lý ảo "giữ lại" để cải thiện trải nghiệm người dùng trong tương lai.
Ví dụ điển hình như trợ lý ảo Cortana hoạt động bằng cách sử dụng dữ liệu trên thiết bị người dùng, bao gồm các dữ liệu như email, danh bạ, các dữ liệu vị trí, lịch sử tìm kiếm và các dữ liệu từ các dịch vụ khác của Microsoft hay các ứng dụng của bên thứ 3 mà người dùng chọn kết nối.
Mặc dù người dùng có thể lựa chọn không đăng nhập và chia sẻ các dữ liệu với Cortana hay tùy chỉnh các cài đặt để ngăn thu thập dữ liệu. Tuy nhiên các thao tác này sẽ hạn chế tính hữu dụng của trợ lý ảo.
Bên cạnh đó các nhà cung cấp trợ lý ảo cũng cung cấp và duy trì các chính sách bảo mật, trong đó xác định rõ cách mà các công ty sử dụng và chia sẻ các thông tin cá nhân người dùng như thế nào. Nhìn chung trong hầu hết các trường hợp các công ty không được phép chia sẻ thông tin nhận dạng khách hàng khi chưa được sự cho phép của họ.
Bài viết trên đây Taimienphi.vn vừa giải đáp cho bạn thắc mắc trợ lý ảo là gì? Trong khi công nghệ nhận dạng giọng nói ngày càng được cải thiện tốt hơn, tương lai không xa trợ lý ảo sẽ giúp con người thực hiện các tác vụ tốt hơn.