Hiện nay, thẻ ghi nợ quốc tế được nhiều ngân hàng triển khai và quen thuộc với nhiều khách hàng nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về loại thẻ này. Vậy chúng ta cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu thẻ ghi nợ quốc tế là gì nhé.
Hầu hết các ngân hàng đang phát triển nhiều loại thẻ khác nhau
Thẻ ghi nợ (hay còn được gọi là Debit card) chính là loại thẻ thanh toán nhựa mang tới cho chủ thẻ lợi ích có thể thanh toán mọi lúc mọi nơi mà không cần tới tiền mặt. Thẻ ghi nợ được sử dụng như loại thẻ tín dụng, tuy nhiên khi thanh toán thì tiền sẽ được rút trực tiếp từ tài khoản ngân hàng. Thẻ ghi nợ sẽ có giá trị theo đúng giá trị tài khoản thanh toán gắn liền với nó. Khi muốn dùng thẻ ghi nợ thì chủ thẻ cần phải nạp thêm tiền vào tài khoản thanh toán. Nếu như người dùng chỉ dùng tài khoản để giao dịch trên mạng thì nó có thể không phải là tài khoản thanh toán có thẻ ghi nợ đi cùng.
Loại thẻ ghi nợ nội địa là thẻ chỉ dùng thanh toán ở trong nước, còn thẻ ghi nợ quốc tế sẽ giúp bạn thanh toán không chỉ ở trong nước mà mọi quốc gia trên thế giới. Do đó, khách hàng đi du lịch hay công tác ... ở nước ngoài mà sử dụng thẻ này có thể rút tiền và dùng dịch vụ ngân hàng.
Các loại thẻ ghi nợ phổ biến
Các loại thẻ ghi nợ quốc tế như JCB Debit, Visa Card Debit, MasterCard Debit ... tất cả những thẻ này đã phổ biến và không còn xa lạ với người dùng. Dù được nhiều nhà phát hành nhưng thẻ ghi nợ sử dụng như nhau.
Thẻ ghi nợ có ưu điểm như:
- Có thể rút tiền ở bất cứ cây ATM liên kết tại mọi quốc gia.
- Thanh toán hóa đơn tiền điện nước dễ dàng.
- Thanh toán các giao dịch trên mạng.
- Rút ngoại tệ nhanh chóng với tỷ giá hối đoái ưu đãi tại ATM nước ngoài.
- Dễ dàng thanh toán tại điểm bán hàng và trung tâm thương mại ở trên thế giới.
3. Cách thức mở thẻ ghi nợ quốc tế nhanh chóng
* Điều kiện mở thẻ ghi nợ quốc tế
Hầu hết các ngân hàng của Việt Nam đều cung cấp dịch vụ làm thẻ và phát hành thẻ ghi nợ quốc tế như thẻ ghi nợ quốc tế BIDV, thẻ ghi nợ quốc tế Vietcombank, Techcombank, Vietinbank, SHB ... Và để khách hàng mở thẻ dễ dàng hơn, nhiều ngân hàng đã đưa ra tiêu chí mở thẻ dễ dàng, đơn giản hóa. Nếu như khách hàng đáp ứng tiêu chí sau sẽ được các ngân hàng mở thẻ:
- Người Việt Nam hoặc là người nước ngoài đang cư trú ở Việt Nam trên 18 tuổi.
- Có chứng minh thư/thẻ căn cước.
* Cách thức mở thẻ ghi nợ
Khi bạn đã đáp ứng được điều kiện và tiêu chí ở trên và bạn mong muốn được mở thẻ thì bạn cần tìm tới chi nhánh/phòng giao dịch ngân hàng mà bạn muốn để mở thẻ:
- Bước 1: Điền các thông tin cần thiết vào đơn xin mở thẻ ghi nợ theo đúng mẫu của ngâ- Người Việt Nam hoặc là người nước ngoài đang cư trú ở Việt Nam trên 18 tuổi.
- Có chứng minh thư/thẻ căn cước.n hàng.
- Bước 2: Trình chứng minh thư/thẻ căn cước của bạn (bản gốc và bản sao), sao kê bảng lương của ngân hàng cùng giấy tờ khác.
- Bước 3: Giao dịch viên sẽ tiếp nhận hồ sơ của bạn. Xác minh và thẩm định lại thông tin của bạn.
- Bước 4: Khi thủ tục hợp lệ, nhân viên giao dịch viên sẽ tiến hành mở thẻ ghi nợ quốc tế cho bạn.
+ Giao dịch viên sẽ nhập thông tin của bạn vào hệ thống quản lý, hẹn ngày đến lấy thẻ và mã thông tin.
+ Giao dịch viên sẽ yêu cầu bạn ký tên vào biên lai, đăng chữ ký mẫu xác nhận.
- Bước 5: Khách hàng đến nhận thẻ.
* Phí mở thẻ ghi nợ quốc tế
Tùy thuộc vào từng ngân hàng và loại thẻ mà mức phí mở thẻ ghi nợ quốc tế này là khác nhau, có thể miễn phí hoặc thu phí. Đối với loại thẻ này, bạn cần trả khoản phí cố định duy trì thẻ mỗi năm, dao động từ 100 nghìn tới 200 nghìn đồng với thẻ thường.
Khi dùng thẻ, bạn có thể tích điểm từ ngân hàng và nhận ưu đãi mà ngân hàng đưa ra cũng như có thể rút được ngoại tệ mà không cần đổi và mức giá ngoạn tệ hợp lý, ưu đãi.
Với chia sẻ trên đây về thẻ ghi nợ quốc tế trên đây, hy vọng các bạn đã có thông tin hữu ích, hiểu hơn về loại thẻ này cũng như cân nhắc lựa chọn sử dụng thẻ. Nếu bạn thường xuyên đi công tác hoặc vi vu du lịch ở nước ngoài, việc sử dụng thẻ ghi nợ quốc tế là rất hữu ích.
Sử dụng thẻ tín dụng đối với chi tiêu là hình thức tiêu dùng phổ biến hiện nay. Nếu như bạn không biết rõ về thẻ tín dụng là gì, rất có thể bạn mắc vào bẫy chi tiêu. Do đó, bạn cần nắm rõ cách thức hoạt động của thẻ để sử dụng phù hợp và hiệu quả.