Soạn bài Thực hành về hàm ý, Ngữ văn lớp 12

HOT Soạn văn lớp 12 đầy đủ, chi tiết

Mục Lục bài viết:
1. Soạn bài Thực hành về hàm ý, ngắn 1
2. Soạn bài Thực hành về hàm ý, ngắn 2

Trong một câu nói, ngoài nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ giúp người nghe dễ dàng tiếp nhận thông tin mà không cần phải suy diễn thì câu còn có nghĩa hàm ý. Nghĩa hàm ý là những nội dung người nói không nói ra trực tiếp và người nghe phải dựa vào ngữ cảnh giao tiếp để suy ra ý của người nói muốn truyền đạt. Hàm ý là nội dung kiến thức không hề đơn giản với các em học sinh lớp 12, bởi vậy, tài liệu soạn văn lớp 12 phần soạn bài Thực hành về hàm ý là tài liệu tham khảo cần thiết và hữu ích cho các em để dễ dàng làm được các bài tập SGK.

 

1. Soạn bài Thực hành về hàm ý, ngắn 1

Câu 1: ( trang 79 SGK ngữ văn 12 tập 2)
a,
- Lời đáp thiếu thông tin
- Lời đáp thừa thông tin
- Cách trả lời của A Phủ có hàm ý: bò bị mất là do hổ vồ nhưng A Phủ sẽ bắn được hổ cho Pá Tra.
Điều này thể hiện sự khôn khéo trong cách trả lời, làm dịu đi cơn tức của thống lí bằng cách lấy con hổ to để át việc mất con bò.

b. 
- Hàm ý là phần thông báo thông tin không diễn đạt trực tiếp trong câu nhưng có thể hiểu được qua các từ ngữ.
- A Phủ vi phạm phương châm về lượng khi giao tiếp, trả lời thiếu thứ người hỏi cần hỏi và đáp thừa ý người hỏi không hướng tới.
 
Câu 2: ( trang 80 SGK ngữ văn 12 tập 2)
a.
- Câu nói của Bá Kiến có hàm ý rằng: Bá Kiến không có tiền và cũng không cho Chí Phèo mãi được
- Câu nói không đảm bảo được phương châm cách thức vì nó không rõ ý và rành mạch
b.
- Ở lượt lời thứ nhất và thứ hai của Bá kiến có những câu dạng câu hỏi , những câu đó thực hiện hành động nói: tỏ vẻ chán chường, trách móc, khó chịu về thái độ của Chí.
c.
- Ở lượt lời thứ nhất và thứ hai của mình, Chí Phèo đều không diễn đạt hết ý nghĩa câu nói, phần ý nghĩa ẩn sau còn được diễn đạt ở lượt lời cuối cùng
- Ở lượt lời thứ nhất của Chí không đảm bảo phương châm về lượng vì không trả lời Bá kiến.
- Ở lượt lời thì hai thì cũng không đảm bảo cả phương châm về lượng và cách thức vì không đáp lại Bá Kiến cũng không nêu rõ mình cần gì
 
Câu 3: ( trang 80 SGK ngữ văn 12 tập 2)
a.
 Ở lượt lời thứ nhất của bà đồ là câu hỏi nhưng bản chất của câu hỏi ấy là hành động ngăn cản.
Đồng thời bà đánh giá khả năng văn chương của ông đồ là rất kém chỉ là thứ dùng để gói hàng
b.
- Bà đồ không nói thẳng ý mình vì không muốn làm mất lòng chồng.
 
Câu 4: ( trang 80 SGK ngữ văn 12 tập 2)
- Đáp án A
 

2. Soạn bài Thực hành về hàm ý, ngắn 2

 

------------------HẾT-------------------

Ngoài nội dung ở trên, các em có thể tìm hiểu thêm phần Phân tích 12 câu trong đoạn 3 bài thơ Việt Bắc nhằm học tốt Ngữ Văn 12 hơn. Bên cạnh nội dung đã học, các em cần chuẩn bị bài học sắp tới với phần Soạn bài Đọc thêm: Đất nước để nắm vững những kiến thức Ngữ Văn 12 của mình.

Trong chương trình học Ngữ Văn 12 phần Soạn bài Luật thơ (tiếp theo) là một nội dung quan trọng các em cần chú ý chuẩn bị trước.

Hướng dẫn Soạn bài Thực hành về hàm ý sẽ giúp các em nắm vững kiến thức quan trọng của bài học như: khái niệm, vai trò của hàm ý. Qua việc hoàn thiện đáp án cho 3 câu hỏi trong SGK, các em còn hiểu được cách sử dụng và có kĩ năng sử dụng hàm ý trong hoạt động nói và viết.
Soạn bài Thực hành về hàm ý (tiếp theo), Ngữ văn lớp 12
Soạn bài Viết bài làm văn số 6: Nghị luận văn học, Ngữ văn lớp 12
Soạn bài Văn bản tổng kết, soạn văn lớp 12
Soạn bài Giá trị văn học và tiếp nhận văn học, soạn văn lớp 12
Soạn bài Nhân vật giao tiếp, Ngữ văn lớp 12
Học trực tuyến môn Ngữ văn lớp 12 ngày 13/4/2020, Tiếp nhận văn học

ĐỌC NHIỀU