I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM
Câu 1.
Cả 3 văn bản đều sử dụng hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Trong đó, mối văn bản lại đáp ứng một yêu cầu khác nhau:
+ Trao đổi kinh nghiệm sống ⇒ Văn bản 1
+ Bày tỏ tình cảm ⇒ văn bản 2
+ Liên kết chặt chẽ dưới hình thức văn xuôi nhằm bộc lộ tư tưởng, tình cảm ⇒ văn bản 3
Câu 2.
Nội dung đề cập của mỗi văn bản:
- Văn bản (1): môi trường sống có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của con người.
- Văn bản (2): số phận bất hạnh, bấp bênh đầy ngang trái của người phụ nữ trong xã hội phong kiến
- Văn bản (3): Lời kêu gọi toàn quốc đứng lên kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh.
Câu 3.
- Ở văn bản có nhiều câu thì nội dung của văn bản được triển khai rõ ràng, rành mạch và thống nhất giữa các cặp câu, các ý được sắp xếp logic theo trình tự diễn biến của sự việc.
- Văn bản (3) được kết cấu theo 3 phần rõ ràng:
+ Mở bài: Đặt vấn đề nghị luận
+ Thân bài: Lần lượt triển khai các luận điểm
+ Kết bài: Khẳng định lại vấn đề
Câu 4.
Văn bản (3) là văn bản nghị luận với kết cấu đặc biệt. Mở đầu dưới hình thức bằng một lời kêu gọi: Hỡi đồng bào toàn quốc ! và kết thúc cũng bằng một lời kêu gọi: Kháng chiến thắng lợi muôn năm !
Câu 5.
Mỗi văn bản trên được tạo ra đều nhằm một một đích giao tiếp nhất định.
- Văn bản (1): môi trường sống có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của con người.
- Văn bản (2): số phận bất hạnh, bấp bênh đầy ngang trái của người phụ nữ trong xã hội phong kiến
- Văn bản (3): Lời kêu gọi toàn quốc đứng lên kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh.
1. Khái niệm Văn bản
- Văn bản là sản phẩm được tạo ra trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ gồm một hay nhiều câu, nhiều đoạn hướng đến một chủ đề nhất định.
- Ví dụ câu tục ngữ “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”, hay tác phẩm Truyện Kiều,... đều là văn bản.
2. Đặc điểm của văn bản
- Mỗi văn bản tập trung vào một chủ đề và triển khai chủ đề đó một cách trọn vẹn.
dn bản tập trung vào một
- Các câu trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ, đồng thời cả văn bản được xây dựng theo một kết cấu mạch lạc.
- Mỗi văn bản có dấu hiệu biểu hiện tính hoàn chỉnh về nội dung, thường có nhan đề và kết thúc phù hợp với từng loại văn bản.
- Mỗi văn bản nhằm thực hiện một mục đích giao tiếp nhất định.
- Khái niệm văn bản rất rộng. Vì nó có thể là một câu chưa hoàn chỉnh trên một biển quảng cáo hay một cuốn tiểu thuyết đồ sộ như Chiến Tranh và hòa bình...
- Có thể tham khảo thêm định nghĩa sau: “Văn bản là một loại đơn vị làm thành từ một khúc đoạn lời nói hay lời viết, hoặc lớn hoặc nhỏ, có cấu trúc, có đề tài... loại như một truyện kể, một bài thơ, một đơn thuốc, một biển chỉ đường...” (Diệp Quang Ban phỏng theo định nghĩa trong Bách khoa thư ngôn ngữ và ngôn ngữ học, 1994, T. 10, Pergamon Press).
5. Dựa theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp có thể phân biệt các loại văn bản theo bảng như sau:
6. Dựa theo phương thức biểu đạt ở Trung học cơ sở người ta phân biệt các loại văn bản thành sáu loại, cụ thể là:
-----------------------HẾT-----------------------
Trên đây là phần Soạn bài Văn bản bài tiếp theo, các em chuẩn bị trả lời câu hỏi SGK, Soạn bài Viết bài làm văn số 1: Cảm nghĩ về một hiện tượng đời sống và cùng với phần Soạn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, tiếp theo để học tốt môn Ngữ Văn 10 hơn
Trong chương trình học văn lớp 10, phần bài Uy-lít-xơ trở về là một trong những nội dung rất quan trọng mà các em cần quan tâm và trau dồi kiến thức Ngữ văn 10 của mình.
Tuyển tập các bài văn mẫu lớp 10 chính là tài liệu hữu ích dành cho các học sinh lớp 10. Thông qua tài liệu Văn mẫu lớp 10, các em nhanh chóng nâng cao kiến thức, bổ sung vốn từ và vận dụng các biện pháp tu từ, biểu cảm ... vào trong văn dễ dàng, hiệu quả hơn.