I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1:
- Các thầy bói xem voi bằng cách sờ các bộ phận của con voi
- Các thầy đều cho mình là đúng, và chắc chắn về đáp án của mình
Câu 2:
Sai lầm của họ là ở chỗ, mỗi người lại sờ một bộ phận khác nhau để phán về cả con voi. Đó là cách quan sát không đầy đủ, phiến diện
Câu 3:
Bài học rút ra qua câu chuyện là khi quan sát, đánh giá một sự vật, hiện tượng cần có cái nhìn tổng quát, khách quan và toàn diện. Tránh phiến diện, duy lý trí không chịu tiếp nhận ý kiến của mọi người.
II.Luyện tập
Gợi ý:
- Trong một cuộc thảo luận, nhóm em cần đưa ra khái niệm về truyện cổ tích. Nhưng mỗi người lại đưa ra một ý kiến khác nhau. Người cho đó là truyện kỳ ảo, người cho đó là truyện về nhân vật dị dạng, người cho là nhân vật anh hùng thể hiện tư tưởng của nhân dân, …..
- Và hậu quả là cả nhóm đã không được điểm tối đa cho nội dung câu trả lời của mình.
I. Luyện đọc và hiểu nghĩa từ :
a) Luyện đọc : Đọc hiểu cảm nhiều lần bản văn, chú ý đọc đúng lời phán xét của từng thầy bói, phân biệt về lời kể của người dẫn truyện. Sau khi đọc nhiều, thử tóm tắt cốt truyện trong một vài câu.
Thí dụ : “Năm ông thầy bói muốn xem voi. Ông sờ vòi bảo voi giống địa. Ông sờ ngà bảo voi giống đòn cân. Ông sờ tại bảo giống quạt thóc, ông SỞ chân bảo giống cột đình, ông sờ đuôi bảo giống chổi sể. Không ông nào chịu ông nào, sinh ra cãi cọ, đánh lộn nhau”.
b) Hiểu nghĩa từ : Tìm hiểu nghĩa các từ về các đồ vật : chổi sế, quạt thóc, cột đình, đòn cân. Tập giải nghĩa các tính từ : sun sun, chần chân, bè bè, sừng sững, tun tủn và thử đặt câu với các từ đó.
Thí dụ :
- Cậu ấy độ rày béo chần chân.
- Con chó này đẹp nhưng sao cái đuôi lại tun tủn...
II. Đọc - hiểu bài văn: (trả lời câu hỏi trang 103 SGK)
1. Mỗi thầy bói xem voi bằng cách sờ vào một nơi trên thân voi. Mỗi thầy đều cho mình đã hiểu rõ voi từ chỗ sờ đó và phán xét khẳng định bằng các từ miêu tả và các cách so sánh tuyệt đối tượng đồng. Lại còn phê phán lời nhận xét của các thầy khác là sai (không phải, đâu có, ai bảo) và chủ quan (Tưởng thế nào... hóa ra).
2. Phải nói rằng mỗi thầy bói hình dung vật mình sờ tương đối chính xác (qua cách so sánh): cái vòi thì sun sun, cái ngà thì chần chẫn, cái tại thì bè bè, cái chân thì sừng sững, cái đuôi thì tụn tủn (so với cái thân voi).
Nếu miêu tả con voi mà miêu tả các bộ phận chính với các tính từ như thế là rất cụ thể, sinh động. Nhưng các thầy sai ở chỗ là chỉ dựa vào một chỗ mà mình sờ (dù là nhận xét xác đáng), không biết chỉ là bộ phận mà kết luận về toàn bộ hình dáng của voi, cho nên, lời phán chỉ đúng một phần chứ chưa đúng toàn bộ như ý muốn các thầy muốn biết voi là thế nào ? Người ta gọi đó là cái nhìn cục bộ, không toàn diện nên không đánh giá đúng sự vật. .
3. Truyện Thầy bói xem lại cho ta bài học : muốn hiểu biết sự vật phải xem xét toàn diện, không nên chủ quan về bất cứ sự hiểu biết nào của mình, nên lắng nghe người khác để học tập mở rộng kiến thức và nên có thái độ thận trọng khi xem xét đánh giá sự vật, sự việc, con người.
III. Luyện tập:
Thí dụ về hai câu chuyện đem lại hậu quả xấu do nhận định, đánh giá sai lầm: .
a) Bạn A đi học muộn chỉ mới lần đầu. Vì sợ thầy nên em bỏ học. Do không hiểu rõ lý do đi trễ (vì bị hỏng xe), và sợ thầy (em đó nhút nhát), chỉ dựa theo một số định kiến của các bạn ghen ghét A mà đánh giá quá nặng việc bỏ học của A đưa đến A bị kỷ luật. Từ đó, A mặc cảm, xa lánh các bạn và học kém. (Con người)
b) Bạn C được mẹ cho tiền mua một chiếc xe đạp để đi học. Bạn rất thích . loại xe có hình thức đẹp nên chỉ nhìn vẻ bên ngoài, rất vội vàng, không biết là hiện nay có loại xe “dỏm” chỉ hấp dẫn người mua về hình thức. Bạn không nhờ bạn khác xem kỹ các bộ phận quan trọng như trục giữa, bánh, xích, vành v,v... nên về nhà đi vài bữa là các bộ phận chính bị hỏng phải đi thay tốn nhiều tiền. (Sự vật)
- Soạn bài Đeo nhạc cho mèo
- Soạn bài Ếch ngồi đáy giếng