Soạn bài Bản tin

Mục Lục bài viết:
1. Bài soạn số 1
2. Bài soạn số 2


SOẠN BÀI BẢN TIN - LUYỆN TẬP VIẾT BẢN TIN, ngắn 1

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Khái niệm “bản tin”
- Là một thể loại văn bản báo chí nhằm thông tin một cách chân thực, kịp thời những sự kiện thời sự có ý nghĩa trong đời sống.
- Là kiểu văn bản rất phổ biến trên các phương tiện nghe nhìn thông tin đại chúng như đài truyền hình, đài phát thanh, báo chữ, báo điện tử...

2. Mục đích và yêu cầu cơ bản của bản tin
- Bản tin phải đảm bảo tính thời sự ( đưa tin kịp thời, nhanh chóng).
- Tin phải có ý nghĩa xã hội (sự kiện nóng, vừa hoặc đang xảy ra có tác động đến nhiều người).
- Nội dung thông tin phải chân thực, chính xác.
- Bản tin phải đảm bảo tính khách quan.

3. Trình tự để viết tốt một bản tin thường
- Khai thác và lựa chọn tin.
- Đặt tiêu đề
- Viết phần mở đầu
- Viết phần triển khai
- Kết thúc bản tin.

B. GIẢI ĐÁP CÂU HỎI, BÀI TẬP

1. Đọc bản tin Đội tuyển ô-lim-pích toán Việt Nam xếp thứ tư toàn đoàn, (trang 160, Ngữ văn 11, tập 1) và trả lời các câu hỏi:
a) Bản tin đó thông báo tin gì?
Thông báo kết quả thi Ô-lim-pích toán quốc tế của đoàn Việt Nam: đứng thứ tư toàn đoàn.

b) Đấy là bản tin thường hay là bản tin vắn tắt?
– Bản tin thường.
– Vì có phần triển khai các sự kiện.

c) Hãy chuyển bản tin này thành bản tin vắn tắt.
Từ ngày 14 đến 16–7, tại cuộc thi Ô-lim-pích toán quốc tế lần thứ 45 tại thủ đô A-ten của Hi Lạp, đội tuyển Việt Nam đã xếp thứ tư toàn đoàn.
d) Tin đó có ý nghĩa như thế nào đối với ngành Giáo dục nói chung và học sinh Việt Nam nói riêng?
- Khẳng định trình độ và niềm tự hào về thành tích học tập của học sinh Việt Nam.
- Khẳng định thành tựu giáo dục của nước ta trong việc đào tạo, bồi dưỡng nhân tài.

e) Vì sao tin trên lại có tính chất thời sự (ở thời điểm công bố)?
K thi diễn ra vào các ngày 14 đến 16-7, bản tin được in báo nhân dân vào ngày 19-7-2004, tức chỉ 3 ngày sau đó
g) Có cần đưa vào tin trên những chi tiết: đoàn đi về bằng phương tiện gì, ai. làm trưởng đoàn, các thí sinh đã mang về được những quà lưu niệm gì... không?
- Không cần và không nên đưa thêm những chi tiết ấy vào bản tin.
- Bởi nếu thế thì bản tin sẽ không còn tính chất bản tin nữa, nó sẽ dài ra với những thông tin không cần thiết đối với sự ngắn gọn, súc tích của một bản tin.
h) Việc đưa tin cụ thể, chính xác thời gian, địa điểm cuộc thi và kết quả đạt được của đội tuyển toán Ô-lim-pích Việt Nam có tác dụng gì? Vì sao?
- Các thông tin này đảm bảo tính chính xác, khách quan của bản tin.
- Điều đó khiến người đọc tin vào nội dung của bản tin.

2. Viết bản tin với tiêu đề Hành là chính
Nỗi phiền toái lớn nhất đối với dân chúng khi có việc phải đến các cơ quan chức năng của nhà nước. ở đấy bạn không chỉ bị đối xử lạnh nhạt mà đôi lúc còn bị quát tháo, hách dịch. Người ta không bao giờ giải quyết ngay yêu cầu của bạn, cho dù đấy chỉ là công việc cỏn con như chứng thực một văn bằng tốt nghiệp. Lí do họ đưa ra là có quá nhiều công việc hoặc lãnh đạo đang đi công tác vắng. Bạn phải chờ đợi, thậm chí phải về rồi hôm sau đến. Nhưng dẫu thế thì chưa chắc công việc của bạn sẽ có kết quả vào hôm sau. Thật khủng khiếp! Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực giải quyết vấn nạn này vào năm 2007.

 

SOẠN BÀI BẢN TIN - LUYỆN TẬP VIẾT BẢN TIN, ngắn 2

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA BẢN TIN 

Đọc bản tin: Đội tuyển Ô-lim-pích Toán Việt Nam xếp thứ tư toàn đoàn. Trả lời câu hỏi: 
 
Câu 1: 
- Bản tin này thông báo kết quả thứ hạng của đoàn học sinh Việt Nam trong kì thi Ô-lim-pích Toán quốc tế.
- Đoàn Việt Nam đứng thứ 4 toàn đoàn ⟶ khẳng định trình độ học vấn của học sinh Việt Nam và sự phát triển của ngành giáo dục Việt Nam.
 
Câu 2: 
Bản tin mang tính thời sự vì sự việc mang tính cập nhật, được quan tâm (thi ngày 14 đến 16 tháng 7 và ngày 19 đã có kết quả xếp hạng).
 
Câu 3: 
Không cần đưa những tin như: đoàn đi về bằng phương tiện gì, ai làm trưởng đoàn, các thí sinh đã mang về được những quà lưu niệm gì, … vì nó vi phạm nguyên tắc đưa những thông tin cụ thể, chính xác, ngắn gọn, xúc tích mà người xem cần.
 
Câu 4: Đưa thông tin cụ thể, chính xác, kịp thời
 
Câu 5: 
Yêu cầu cơ bản của một bản tin là: 
- Phải đảm bảo tính thời sự (đưa tin kịp thời, nhanh chóng)
- Tin phải có ý nghĩa xã hội, được quan tâm
- Nội dung thông tin phải chân thực, chính xác. 
 
II. CÁCH VIẾT BẢN TIN 
 
1. Khai thác và lựa chọn tin 
a. 
- Không phải mọi sự kiện đều có thể là nguồn tin của bản tin.
- Để lựa chọn làm bản tin sự kiện đó phải có tính thời sự, có ý nghĩa trong đời sống.
b. 
Nội dung bản tin
Không gian, địa điểm
Thời gian cụ thể
Người thực hiện, tham gia 
Diễn biến
Kết quả 
 
2. Viết bản tin 
a. Đặt tiêu đề 
- Tiêu đề của 2 bản tin đã tính khái quát nội dung của bản tin.
- Tiêu đề gây hứng thú, sự tò mò cho người đọc được đặt bằng câu hỏi tu từ (Ai giết Tổng thống Ken-nơ-đi? Cầu thủ đắt giá nhất Bra-xin, Hành là chính)
- Tiêu đề bản tin ngắn gọn. Tiêu đề cũng có thể là một câu trần thuật, câu nghi vấn ngắn gọn. 
b. Cách mở đầu bản tin 
- Thông báo khái quát về sự kiện và kết quả. 
c. Cách triển khai chi tiết bản tin 
- Cụ thể, chi tiết các sự kiện được đưa tin 
- Giải thích nguyên nhân, kết quả của các sự kiện
 
III. LUYỆN TẬP 
 
Câu 1: Các sự kiện có thể dùng để viết bản tin là A, B, D, E. 
 
Câu 2: Nêu sự giống và khác nhau giữa bản tin với các thể loại báo chí khác như quảng cáo, phóng sự điều tra. 
- Giống nhau: Đều cung cấp tin tức cho cộng đồng. 
- Khác nhau: 
 

Bản tin

Quảng cáo

Phóng sự

Mục đích

Thông báo tin tức ngắn gọn, xúc tích

Tiếp cận sản phẩm đến người dùng thông qua các thông tin sản phẩm

miêu tả sự việc cụ thể, chi tiết; qua đó kèm theo phân tích và bình luận sự kiện

 
Câu 3: 
Ví dụ: Bản tin Bán kết cúp bóng đá quốc gia Nam Mĩ Bra-xin - U-ru-goay có thể chuyển thành tin vắn như: 
Đội tuyển bóng đá Bra-xin thắng 5-3 trước đội bóng U-ru-goay. Chính thức có mặt trong trận chung kết gặp Ác-hen-ti-na.

--------------------HẾT---------------------

Bên cạnh Soạn bài Bản tin các em cần tìm hiểu thêm những bài soạn khác trong Ngữ Văn lớp 11 như Soạn bài Chí Phèo, Phần 2, Tác phẩm hay phần Soạn bài Một số thể loại văn học: Thơ, truyện  nhằm củng cố kiến thức Ngữ Văn lớp 11 của mình

Bài Thơ Thương Vợ của Tú Xương thuộc chương trình Ngữ Văn 11 cùng Phân tích bài thơ Thương Vợ để hiểu hơn về tác phẩm này.

Trong bài soạn bài Bản tin hôm nay, các em sẽ được làm quen với thể loại bản tin, nắm được mục đích, yêu cầu và biết cách viết một bản tin sao cho đúng hình thức, yêu cầu và truyền tải được thông tin cần được chia sẻ.
Soạn bài Tập làm văn: Luyện tập tóm tắt tin tức trang 72 SGK Tiếng Việt 4 tập 2
Soạn bài Luyện tập viết bản tin
Nghị luận về niềm tin vào bản thân hay nhất, ngắn gọn
3 cách gửi tin nhắn văn bản, SMS từ máy tính hoặc Mac
Soạn Tiếng Việt lớp 2 - Dự báo thời tiết câu 1-4 trang 63 SGK
Soạn bài Tóm tắt văn bản thuyết minh, Ngữ văn lớp 10

ĐỌC NHIỀU