Phân tích đoạn trích bài thơ Việt Bắc

Mục Lục bài viết:
1. Bài văn mẫu số 1
2. Bài văn mẫu số 2
3. Bài văn mẫu số 3
4. Bài văn mẫu số 4
5. Bài văn mẫu số 5
6. Bài văn mẫu số 6
7. Bài văn mẫu số 7

Đề bài: Phân tích đoạn trích bài thơ Việt Bắc

Tổng hợp 7 bài văn mẫu Phân tích đoạn trích bài thơ Việt Bắc

 

1. Bài mẫu số 1: Phân tích đoạn trích bài thơ Việt Bắc

Thơ Tố Hữu là những vần thơ thể hiện tiếng nói của dân tộc, của tâm hồn những con người gắn bó sâu sắc với sự nghiệp cách mạng, với quê hương, với đất nước. Trong những vần thơ ấy ta sẽ bắt gặp những tình cảm mến thương sâu sắc, trữ tình,  xuất phát từ một trái tim trung thành với dân tộc với nhân dân và tiêu biểu hơn cả là bài thơ Việt Bắc, một trong những bài thơ hay nhất của Tố Hữu.

Tố Hữu (1920-2002), tên khai sinh là Nguyễn Duy Thành, quê ở xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, cái nôi của văn học dân gian. Tố Hữu là nhà thơ lớn, là người tiên phong của nền thơ ca cách mạng Việt Nam, thơ ông luôn gắn bó với những chặng đường cách mạng của dân tộc. Phong cách thơ mang tính trữ tình chính trị vô cùng sâu sắc, hướng đến những cái tôi chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn, cái tôi trong thơ của ông luôn nhân danh Đảng, cộng đồng dân tộc, những vần thơ ấy vừa giàu nhạc điệu lại mang tính dân tộc đậm đà.

Ngày 7/5/1954, chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi, gây chấn động địa cầu đã mở ra cho nước ta một trang sử mới một kỷ nguyên mới. Sau khi kí hiệp định Giơ-ne-vơ (7/1954), miền Bắc hoàn toàn được giải phóng, Pháp rút quân về nước. Tháng 10/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra chỉ thị toàn bộ các cơ quan trung ương Đảng và Chính phủ từ Việt Bắc dời về thủ đô. Từ đây, những người chiến sĩ cách mạng chia tay với miền rừng núi bạt ngàn để về xuôi, bước sang một trang mới của cách mạng đất nước, Việt Bắc đã ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt như vậy.
Mở đầu bài thơ với giọng thơ trữ tình, êm đềm tha thiết, nhà thơ đã thể hiện tình cảm của người ở lại dành cho người ra đi.

“- Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?

Tác giả sử dụng cặp xưng hô “mình-ta”, ở đây không phải đang nói đến xưng hô giữa những đôi lứa yêu nhau hay cặp vợ chồng nào đó mà là lời đối đáp của những người cách mạng với người dân Việt Bắc. Cách xưng hô ấy vừa mang tính dân tộc đậm đà lại thể hiện được tính trữ tình chính trị sâu sắc trong thơ Tố Hữu, như tiếng nói trong tình yêu đôi lứa, thể hiện sự gắn bó sâu sắc của người đi kẻ ở, đầy ngậm ngùi, lưu luyến. “Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng”,  sự gắn bó ấy không phải chỉ trong những năm kháng chiến chống Pháp mà xuất phát từ những năm kháng chiến chống Nhật, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (1940). Một khoảng thời gian dài chiến đấu gian khổ, càng làm cho tình cảm giữa những người chiến sĩ cách mạng và người dân Việt Bắc thêm sắt son, mặn nồng, thấm đượm ân tình. Mười lăm năm là quãng thời gian không ngắn cũng chẳng dài nhưng nó đủ khiến cho những cảm xúc biến thành hoài niệm, không thể nào lãng quên, như Chế Lan Viên từng viết “Khi ta ở đất chỉ là nơi đất ở/Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn”. “Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?” , và đặc biệt nỗi nhớ ấy đã lan tỏa khắp núi rừng, phải yêu, phải gắn bó, phải sống một trái tim chân tình biết mấy mới có thể có những cảm xúc thiết tha đến vậy?

“- Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”
 
Bài mẫu Phân tích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu chi tiết nhất

Từ phiếm chỉ “ai”, gợi nhiều cảm xúc, ở đây “ai” có thể là người ra đi, cũng có khi là người ở lại. Từ láy “tha thiết” được lấy lại từ từ “thiết tha” đã khắc họa rõ ràng hơn tình cảm của người ra đi và người ở lại, từ “bâng khuâng” và “bồn chồn” chất chứa nhiều tâm tình, ở đó có niềm vui toàn thắng, niềm vui được về lại quê hương, đoàn tụ với gia đình; và ở đó cũng ẩn chứa nhiều nỗi buồn, phải chia tay mảnh đất thấm đẫm nghĩa tình. “Aó chàm đưa buổi phân ly”, hình ảnh chiếc áo có phần cổ điển, truyền thống thể hiện sự quyến luyến, là hình ảnh hoán dụ của con người Việt Bắc, là màu áo nâu giản dị, hiền hòa, thể hiện vẻ đẹp tâm hồn, linh hồn của người dân và núi rừng Tây Bắc, đang đưa tiễn người chiến sĩ cách mạng. Câu “Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”, nhịp thơ 3/4  như tạo một khoảng lặng giữa lúc phân li ngậm ngùi, nhìn nhau mà nghẹn lòng, ngập ngừng không muốn nói điều chi, để cảm xúc ấy phiêu lãng, len lỏi trong tâm hồn, thành kỷ niệm khó phai.

“- Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?
Mình về, rừng núi nhớ ai
Trái bùi để rụng măng mai để già.”

Sau mỗi cụm từ “Mình đi”, “Mình về”, nhà thơ đã tinh tế đặt một dấu phẩy, đây chính là giây phút, là khoảnh khắc ngưng đọng, để kỷ niệm ùa về trong tâm tưởng. Những  kỷ niệm ấy ngự trị trong từng khoảnh khắc thời gian “những ngày”, không gian “chiến khu”. Những hình ảnh “mưa nguồn suối lũ”, “những mây cùng mù”, “miếng cơm chấm muối”, là hình ảnh ẩn dụ cho những khó khăn gian khổ của người làm cách mạng những năm đầu kháng chiến nơi núi rừng Việt Bắc, và chính những khó khăn ấy đã khiến cho nghĩa tình quân dân trở nên thắm thiết, keo sơn. Biện pháp nhân hóa “rừng núi nhớ ai” như thổi vào khung cảnh núi rừng nỗi nhớ nhung dạt dào, sâu thẳm, từ phiếm chỉ “ai” thấm đẫm bao cảm xúc ân tình. Những cụm từ “trái bùi để rụng”, “măng mai để già” đã thể hiện nỗi buồn sâu thẳm, vắng lặng khi người cách mạng về xuôi để lại núi rừng Tây Bắc chênh vênh, lạ lẫm khi nhịp sống đột ngột thay đổi từ đông vui về vắng vẻ đìu hiu.

“Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son
Mình về còn nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh
Mình đi mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa?”

Nỗi nhớ ấy càng được thể hiện rõ ràng hơn với từ “những nhà”, nghệ thuật đối lập trong câu thơ “Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son”, khẳng định một chân lý rằng càng khó khăn gian khổ, thì tình nghĩa quân dân lại càng thêm đoàn kết gắn bó, sắt son một lòng. Những người ở lại nhắc về kỷ niệm xưa cũ từ những ngày đầu mới quen, từ những năm còn kháng chiến chống Nhật để kỷ niệm càng thêm khắc sâu vào tâm hồn người đi. Từ “mình” được lặp lại trong câu thơ “Mình đi mình có nhớ mình” đã gợi nhắc đến câu ca dao “Ta với mình tuy hai mà một” càng khẳng định sự gắn bó thiết tha. Những địa danh vô cùng quen thuộc với người ra đi và cả người ở lại “Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa?”, gợi nhắc lại những kỷ niệm xưa cũ, hào hùng, sâu sắc tình cảm sâu sắc của những người chiến sĩ cách mạng với người dân Tây Bắc.

“- Ta với mình, mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
Mình đi, mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu...
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngòi Thia sông Ðáy, suối Lê vơi đầy”

Lối đối đắp “mình-ta” tiếp tục được sử dụng, kết cấu “Ta với mình, mình với ta” tạo nên lời đồng vọng tha thiết. Đến đây, ta cũng là mình, mình cũng như ta. Câu thơ “Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh” đã thể hiện tình cảm thủy chung son sắt mà người cách mạng dành cho mảnh đất Việt Bắc nghĩa tình, như một lời thề trong tình yêu đôi lứa. Biện pháp so sánh trong câu “Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu...”, đã thể hiện một điều vô cùng thiêng liêng và sâu sắc: Nghĩa tình của con người Việt Bắc thật trong trẻo, đong đầy không có bao giờ có thể vơi cạn như tình yêu thương của lòng mẹ hiền với con cái của mình. Nhà thơ đã so sánh nỗi nhớ ở đây giống như nỗi nhớ người yêu, để trữ tình hóa tình cảm cách mạng, tình quân dân để tất cả trở nên tha thiết hơn, dịu ngọt hơn. Và cũng bởi lẽ nỗi nhớ trong tình yêu là nỗi nhớ thẳm sâu và tha thiết nhất, từ nỗi nhớ ấy, Việt Bắc hiện ra với môt không gian thật thơ mộng, câu thơ “Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương” đã thể hiện nỗi nhớ lan tỏa trong không gian và ngự trị trong từng khoảnh khắc của thời gian, cả đêm lẫn ngày. Hình ảnh “Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.” gợi về một miền Việt Bắc mến thương, nồng nàn, ấm áp. Điệp ngữ “nhớ từng” cho chúng ta những cảm nhận như nhà thơ đang lật giở từng trang ký ức, Tố Hữu đã liệt kê những địa danh “sông Đáy, suối Lê” và đến hai tiếng vơi đầy khép lại đoạn thơ thì đây không chỉ còn đơn thuần là địa danh mà là nơi đong đầy kỷ niệm: Bao nhiêu nước, bao kỷ niệm đầy vơi, bao nghĩa tình ấm áp ngọt ngào.

“Ta đi, ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi...
Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Ðịu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô
Nhớ sao lớp học i tờ
Ðồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa...”

Cụm từ “Ta đi ta nhớ…” là lời tâm sự chân thành và là lời nhắn nhủ tha thiết của người đi dành cho những người ở lại, của người cách mạng dành cho mảnh đất Việt Bắc anh hùng, cụm từ “Mình đây ta đó…” kết hợp với “đắng cay ngọt bùi” càng nhấn mạnh hơn những ân tình sâu thẳm. Hai tiếng “thương nhau”, thật nhẹ nhàng những cũng thật sâu lắng, người đi kẻ ở “Thương nhau chia củ sắn lùi”, “Bát cơm xẻ nửa, chăn sui đắp cùng” đã thể hiện những tình cảm đùm bọc, chia sẻ, gắn bó khăng khít đậm đà nghĩa tình quân dân, chính sức mạnh đoàn kết ấy đã tạo nên chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng. Nhà thơ đã khắc họa hình ảnh người mẹ “Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô”, đây là một hình ảnh đẹp, gợi nhiều cảm xúc, từ “cháy” rất giàu hình tượng nhấn mạnh nỗi vất vả gian lao của người mẹ trong kháng chiến. Tác giả sử dụng điệp ngữ “Nhớ sao” là nỗi nhớ đầy cảm xúc cùng với đó là những hoạt động ở chiến khu Việt Bắc: Lớp học i tờ, những giờ liên hoan, ca vang núi đèo, đã tạo nên một không khí vui tươi thấm đẫm tình đoàn kết quân dân, thể hiện tinh thần lạc quan cách mạng, niềm tin cách mạng nhất định thắng lợi: Dù bom đạn, chiến tranh, đau thương, gian khổ, quân và dân vẫn gắn bó với nhau trong khúc nhạc hân hoan, rộn ràng. Đoạn thơ rất giàu nhạc điệu là khúc ca ca ngợi cuộc sống vẫn đẹp, nghĩa tình vẫn sâu chan chứa trong lòng người cách mạng và núi rừng Việt Bắc thân thơ. Câu thơ cuối khép lại với tiếng mõ, tiếng chày, tiếng suối xa gợi nhiều cảm xúc mênh mang, lan tỏa.

“Ta về, mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Ðèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.”

Bức tranh tứ bình hiện lên thật đẹp đẽ, câu hỏi tu từ “Ta về mình có nhớ ta”, chất chứa bao nỗi niềm, là cái cớ để người ra đi bộc lộ bao nỗi nhớ nhung, bao yêu thương. Cụm từ “những hoa cùng người” có kết cấu như một thành ngữ, trong nỗi nhớ của người ra đi, hoa là biểu tượng cho thiên nhiên, một bức tranh thiên nhiên đẹp và thơ mộng. Mở đầu bức tranh là mùa đông Việt Bắc, là mùa đông với “hoa chuối đỏ tươi” điểm xuyết trên nền xanh bạt ngàn của núi rừng, tạo nên một bức tranh vô cùng sinh động và nhiều màu sắc, tạo cảm giác ấm áp xua đi cái lạnh cắt da cắt thịt ở mảnh đất Việt Bắc.

Con người hiện ra trong tư thế lao động, rất đẹp rất kỳ vĩ, con người như chiếm lĩnh đỉnh cao, hình ảnh được tạo nên bằng nghệ thuật hội tụ ánh sáng của nhiếp ảnh. Mùa xuân hiện ra với cảnh “mơ nở trắng rừng”, vô cùng thơ mộng, tạo nên một bức tranh đẹp, ấm áp, lung linh, hình ảnh con người cũng trong trong tư thế lao động “chuốt từng sợi giang”, động từ “chuốt”, thể hiện một công việc cần cù, kiên nhẫn, tỉ mỉ, khắc họa vẻ đẹp của con người Việt Nam trong kháng chiến. Tiếp đến là mùa hạ thật sinh động và tràn đầy sức sống, cảnh thiên nhiên có thêm tiếng ve rộn rã ngân vang núi rừng và tràn đầy sắc vàng của rừng phách. Hình ảnh “cô em gái hái măng một mình” thật đẹp và thơ mộng biết bao. Khép lại bức tranh tứ bình là cảnh mùa thu, mùa thu hòa bình, mùa thu của cách mạng tháng tám thành công, mùa thu năm 1954, tất cả đã được tượng trưng trong một vầng trăng rất đẹp. Câu thơ “Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung” vừa khép lại bức tranh tứ bình về cảnh và người Việt Bắc, đồng thời cũng khép lại khúc tình ca hào hùng về cuộc kháng chiến.

Trong nỗi nhớ của người ra đi và người ở lại đều không thể không nhắc đến những ngày đầu của cuộc kháng chiến, đó là khi “Giặc đến giặc lùng”, từ “lùng” đã thể hiện sự nguy hiểm của quân thù. “Rừng cây núi đá ta cùng đánh tây” cùng với “Đất trời ta cả chiến khu một lòng” đã thể hiện sự gắn bó sâu sắc của thiên nhiên và con người trong cuộc kháng chiến. Ở đây, thiên nhiên đã trở thành một sinh thể có linh hồn, chở che cho bộ đội, bủa vây quân thù, hình ảnh “Núi giăng thành lũy sắt dày” kết hợp với kết cấu trùng điệp “Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”, giàu sức gọi, góp phần thể hiện cho sức mạnh của dân tộc, sức mạnh không thể bị hủy diệt. Điệp từ “nhớ” kết hợp với những cụm từ “nhớ từ”, “nhớ sang”, những địa danh gắn liền với những chiến công, tất cả cho ta cảm nhận về nỗi nhớ trải dài khắp chiến khu Việt Bắc. Lời thơ mạnh mẽ, hình ảnh thơ sinh động cùng việc sử dụng những biện pháp nghệ thuật tu từ đã giúp nhà thơ khẳng định sức mạnh vĩ đại của dân tộc, đồng cũng bộc lộ nỗi nhớ và niềm tri ân sâu sắc đối với núi rừng Việt Bắc thấm đẫm tình thương.

“Những đường Việt Bắc của ta
Ðêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Ðèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Tin vui chiến thắng trăm miềm
Hoà Bình, Tây Bắc, Ðiện Biên vui về
Vui từ Ðồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.”

Câu thơ “Những đường Việt Bắc của ta” đã thể hiện sự gắn bó sâu sắc của mảnh đất Việt Bắc, của chiến khu Việt Bắc với nhân dân với đất nước bởi đây là quê hương cách mạng là trái tim của cả nước trong những tháng ngày kháng chiến chống Pháp. Biện pháp nghệ thuật tư từ so sánh “như là đất rung” kết hợp với hình ảnh “quân đi điệp điệp trùng trùng” đã thể hiện sức mạnh vĩ đại của đoàn quân ra tiền tuyến, đoàn quân dài như vô tận rất kỳ vĩ và hào hùng.

Câu thơ “Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan” đã kết hợp ba biện pháp nghệ thuật tu từ ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, hình ảnh “ánh sao đầu súng” gợi nhắc đến hình ảnh “đầu súng trăng treo” trong thơ của Chính Hữu và “súng ngửi trời” trong thơ Quang Dũng thể hiện tầm cao của người lính, đây là một hình ảnh đẹp và rất giàu chất thơ. Hình ảnh đoàn dân công vô cùng mạnh mẽ, đông đúc “đỏ đuốc từng đoàn”, “bước chân nát đá”, gợi nhắc đến thành ngữ “Chân cứng đá mềm” khẳng định sức mạnh và sự vững chãi, bền bỉ của con người Việt Nam trước bão tố chiến tranh. Trong đêm tối của chiến tranh, quân và dân ta luôn hướng về ngày mai, luôn nuôi dưỡng niềm tin mãnh liệt về một ngày mai chiến thắng. Và cuối cùng tin vui đã về trên khắp đất nước, những người chiến sĩ về Hà Nội, về miền xuôi, nhưng vẫn đọng lại trong trái tim họ biết bao kỷ niệm, biết bao yêu thương, họ mang theo niềm vui toàn thắng trong những ngày cuộc kháng chiến khép lại.

“Ai về ai có nhớ không?
Ngọn cờ đỏ thắm gió lồng cửa hang.
Nắng trưa rực rỡ sao vàng
Trung ương, Chính phủ luận bàn việc công
Ðiều quân chiến dịch thu đông
Nông thôn phát động, giao thông mở đường
Giữ đê, phòng hạn, thu lương
Gửi dao miền ngược, thêm trường các khu...
 
Ở đâu u ám quân thù
Nhìn lên Việt Bắc: Cụ Hồ sáng soi
Ở đâu đau đớn giống nòi
Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền.
Mười lăm năm ấy ai quên
Quê hương cách mạng dựng nên Cộng hoà
Mình về mình lại nhớ ta
Mái đình Hồng Thái cây đa Tân Trào.”

Những câu thơ cuối cùng khép lại đoạn trích là quang cảnh Việt Bắc sau chiến thắng Điện Biên Phủ, khắp nơi hân hoan trong những màu sắc rực rỡ vui tươi của nắng vàng, của cờ đỏ. Trung ương Đảng và Chính phủ thu xếp trở về thủ đô, trong không khí nhộn nhịp, miền Bắc ngày một đổi mới với chính sách mới của Đảng và nhà nước “Giữ đê, phòng hạn, thu lương/Gửi dao miền ngược, thêm trường các khu...”. Đồng thời đoạn thơ cũng là lời ngợi ca những công lao vĩ đại của Bác Hồ kính yêu, là lời tri ân sâu sắc với miền núi rừng Việt Bắc thân thương, dù mai này đã về thủ đô nhưng trong tim những người chiến sĩ cách mạng luôn giữ một góc trong tim dành cho Việt Bắc, dành cho “Mái đình Hồng Thái cây đa Tân Trào”.

Việt Bắc là khúc hát ân tình thủy chung của người kháng chiến với con người và chiến khu Việt Bắc. Đây cũng là bản anh hùng ca đầy hào hùng về một thời kì kháng chiến gian khổ nhưng cũng rất đỗi oanh liệt, vẻ vang của dân tộc Việt Nam
 

-------------------HẾT BÀI 1--------------------

Trong chương trình học Ngữ Văn lớp 12 phần bài Việt Bắc - Tố Hữu là một nội dung quan trọng các em cần chú ý Soạn bài Việt Bắc đầy đủ.

 

Mẹo Phương pháp phân tích bài thơ, đoạn thơ đạt điểm cao

2. Bài mẫu số 2: Phân tích đoạn trích bài thơ Việt Bắc

Tố Hữu được mệnh danh là ngọn cờ đầu của phong trào thơ cách mạng. Thơ ông là vũ khí để tuyên truyền, cổ động tinh thần chiến đấu cũng như nêu cao tình yêu và tinh thần yêu nước mãnh liệt. Mặc dù thơ ông viết về chính trị nhưng không hề khô khan, ngược lại rất tình cảm. Bài thơ "Việt Bắc" sáng tác sau khi chiến thắng thực dân Pháp, tác giả muốn gợi lại tình quân dân thắm thiết, ân tình và sâu nặng trong cuộc kháng chiến. Bài thơ được viết theo thể đối đáp càng gợi lên sự bình dị, ấm áp và than quen đến lạ lùng.

Bài thơ Việt Bắc được viết theo thể lục bát tạo nên âm hưởng nhẹ nhàng, trầm bổng mà lắng sâu trong lòng người đọc. Đây chính là một sự khéo léo tạo nên thành công của bài thơ chính trị mà trữ tình, dạt dào cảm xúc này.

Tác giả mở đầu bằng sự nuối tiếc, quyến luyến, bịn rịn của người ở lại và kẻ ra đi trong một khung cảnh tràn đầy nhớ thương:

Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn

Những câu thơ chính là tâm trạng của người ở lại trong sự níu kéo và tiếc nuối khi phải chia xa những người chiến sỹ cách mạng đã bao nhiêu năm gắn bó. Tác giả đặt đại từ "ta" và "mình" thể hiện sự gắn bó khăng khít, son sắt và chung thủy. Tác giả đã đứa ra quãng thời gian cụ thể là "mười lăm năm ấy" - quãng thời gian rất dài gắn liền với cuộc chiến tranh ác liệt của nhân dân ta với thực dân Pháp. Đó cũng chính là quãng thời gian tình quân và dân thiết tha, nặng tình nặng nghĩa. Lòng người ra đi và người ở lại tràn ngập nỗi nhớ thương, nhìn đâu đâu cũng thấy bóng dáng của những điêu xưa cũ, còn vẹn nguyên và tinh khôi ở trong lòng. Tố Hữu dường như đã gieo vào lòng người đọc cái cảm giác vấn vương một cách lạ lùng.

Tâm trạng quyến luyến, bịn rịn của người ở lại khiến cho người ra đi không khỏi bồn chồn không muốn rời chân bước đi:

Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biêt nói gì hôm nay

Tâm sự của người ở lại khiến cho người ra đi không đành lòng bước đi. Tiếng nói đó lại làm chực trào nhớ thương và những kỉ niệm khó quên. Tâm trạng ấy được gói gọn trong từ "bang khuâng" như dung dằng, níu kéo chẳng muốn bước đi. Thật khó để có thể hiểu được cảm xúc của người trong cuộc lúc này. Lúc này đây chính tâm trạng của người ra đi và người ở lại đều không thể lý giải được là tại sao lại như vậy. Phải chăng tình yêu đã quá lớn và kỉ niệm đã quá đầy để có thể quay mặt bước đi. Suốt 15 năm sống và gắn bó với mảnh đất nơi đây, đồng đội và đồng bào đã phải trải qua bao nhiêu cay đắng, ngọt bùi, san sẻ cho nhau từng bữa cơm giấc ngủ. Những năm tháng gian khổ ấy đâu chỉ kể với nhau trong vài câu chữ như thế này, nhưng chính câu chữ đã khiến cho cảm xúc tràn ra, không thể thôi nhớ và thôi mong. Người ra đi đã đáp trả lại tình cảm người ở lại:

Ta với mình, mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh

« Ta » và « mình dường như hòa quyện với nhau thành một thể thống nhất, không tác rời nhau. Người ra đi một mực khẳng định rằng « mặn mà đinh ninh ». Hai từ « đinh ninh » như ghim chặt vào lòng người đọc tấm lòng son sắt và thủy chung trước sau như một. Đó là tình cảm hết sức thiêng liêng và cao cả.

Khi nhớ về núi rừng việt bắc tác giả nhớ tất thảy thiên nhiên và con người nơi đây. Mọi thứ hiện lên đều rất sống động, đậm nghĩa, vẹn tình. Chỉ với vài bước phác họa bức tranh tứ bình về thiên nhiên và con người nơi đây hiện lên một cách vẹn tròn, ý nghĩa, tươi đẹp nhất :

Ta về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Dèo cao ánh nắng dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vang
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ cô em gái hái măng một mình

Một bức tranh tứ bình tuyêt đẹp, sống động và tinh khôi và núi rừng Việt Bắc. Trong bức tranh ấy không chỉ có hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ mà còn xuất hiện thêm hình ảnh con người chân chất, mộc mạc nhưng lại tình cảm và ý nghĩa biết bao.Có lẽ đây là đoan thơ hay nhất, đẹp nhất, trữ tình nhất trong bài thơ Việt Bắc. Nó chính là điểm sáng để cả bài thơ tràn đầy tình yêu thương và tinh thần lạc quan nhất.

Diệp từ nhớ được lặp đi lặp lại rất nhiều lần khiến cho nỗi nhớ trong cả bài thơ dường như tràn ra lênh láng, cảm xúc của tác giả cũng như vỡ òa, dội lên mãnh liệt.

Tác giả không chỉ nhớ đến cảnh vật và con người Việt Bắc, quan trọng hơn nữa là ông nhớ những cuộc chiến tranh ác liệt gian khổ đã diễn ra :

Nhớ khi giặc đến giặc lùng
Rừng cây núi đá ta cùng đánh tây
Núi giăng thành lũy sắt dày
Rừng che bộ đội rừng vây quân thù

Vớ giọng điệu không còn dìu dặt, tha thiết đặc trưng của thể lục bát nữa mà đã chuyển sang sự hào hùng, vang dội khi kể về những trận chiến giữa núi rừng Việt Bắc. Đọc những vần thơ này, chúng ta nhận ra được hài khí Đông A thật mãnh mẽ và quyết liệt, dữ dội trong lòng của tác giả. Những năm tháng đó, những cuộc chiến đó vẫn chưa hề xóa nhòa trong lòng quân và dân.

Thực vậy, bài thơ « Việt Bắc » của Tố Hữu với giọng điệu thiết tha, da diết và hào hùng, đanh thép đã gợi mở về tình quân dân đậm đà thắm thiết và tinh thần yêu nước mãnh liệt của nhân dân ta. Phân tích bài thơ Việt Bắc chúng ta thêm ngưỡng mộ và khâm phục sự tài tình của Tố Hữu.

Phân tích đoạn trích Việt Bắc ngắn gọn, dễ hiểu
 

3. Bài mẫu số 3: Phân tích đoạn trích bài thơ Việt Bắc

Sau chiến thắng lừng lẫy trên chiến trường Điện Biên Phủ (7-5-1954), Hiệp nghị Giơnevơ về Đông Dương được ký kết, miền Bắc nước ta được giải phóng, mở ra một trang sử mới của đất nước và một giai đoạn mới của cách mạng.

Tháng 10-1954, các cơ quan Trung ương của Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội. Nhân sự kiện lịch sử trọng đại đó, nhà thơ Tố Hữu sáng tác bài Việt Bắc. Đây là bài thơ dài, gồm 152 câu viết theo thể lục bát. Phần lớn bài thơ tái hiện một giai đoạn gian khổ, vẻ vang của cách mạng và kháng chiến ở chiến khu việt Bắc nay đã trở thành những kỷ niệm sâu nặng trong lòng người. Phần sau tác giả nói lên sự gắn bó máu thịt giữa miền ngược và miền xuôi trong một viễn cảnh hòa bình, tươi sáng của đất nước và kết thúc bằng lời ngợi ca công lao của Bác Hồ, của Đảng đối với dân tộc. Có ý kiếu cho rằng: Việt Bắc là một đỉnh cao của thơ Tô Hữu và cùng là một tác phẩm xuất sắc của vàn học Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

Đoạn thơ trong sách giáo khoa được trích từ phần đầu của bài thơ Việt Bắc:

Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?

Với hình thức kết cấu hỏi đáp, người đọc sực nhớ đến một hình thức quen thuộc trong ca dao: Mình về có nhớ ta chăng? Ta về ta nhớ hàm răng mình cười... Nhưng ở khung cảnh này, dường như nhà thơ chỉ mượn hình thức của ca dao, còn nội dung đã được đổi mới từ tình cảm giao duyên sang bình diện mới: đó là ý thức về cội nguồn. Nên chỉ điều nhắc nhở ở đây trước hết là nhắc nhớ về cội nguồn - cái cội nguồn nghĩa tình những tháng năm gian lao kháng chiến: Áo chàm đưa buổi phân ly, Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay... Sự lưu luyến trước buổi phân ly đôi ngả sao mà da diết, sao mà nao lòng đến thế! Điều đó không phải ngẫu nhiên, càng không phải vô cớ. Trong giờ phút thiêng liêng ấy, tất thảy kỷ niệm như cùng dội về choáng ngợp - nhất là những kỷ niệm đã từng chung vai gắn bó: Mình đi có nhớ những ngày. Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù... Tất thảy thiên nhiên, cảnh sắc, con người Việt Bắc như cùng thẫn thờ đứng lặng. Trong một đoạn thơ 14 câu đan xen sự kiện "mình đi" - "mình về" tác giả sử dụng một kết cấu hết sức đặc biệt: mỗi câu lục (sáu chữ) "mình đi" lại tương xứng với một câu lục kế tiếp "mình về", và ở tất cả các câu bát (tám chữ), đều có sự cân xứng hình ảnh và nhịp thơ rất hài hòa:

- Mưa nguồn suối lũ // những mây cùng mù
- Miếng cơm chấm muối // mối thù nặng vai
- Trám bùi để rụng // măng mai để già
- Hắt hiu Um xám // đậm đà lòng son
- Nhở khi kháng Nhật // thuở còn Việt Minh

Các câu lục "đi" - "về" xen nhau, còn các câu bát chia đều làm hai vế, được ngăn cách bởi một dấu phảy (,)... tạo ra sự cân đối mà hô ứng nhịp nhàng như trên cùng đôi vai, trong cùng lý tưởng của một chủ thể. Đặc biệt câu thơ Mình đi, mình có nhớ mình là một sự hài hòa quyện hình ảnh ta - mình đến độ đồng nhất.

Bài văn mẫu Phân tích đoạn trích bài thơ Việt Bắc

Ở đoạn thơ tiếp theo:

Ta với mình, mình với ta,
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh...,

việc đảo phách (ngắt nhịp 3/3 ở câu lục) và đảo từ, hai đối tượng mình - ta càng trở nên quấn quyện, để từ đó nỗi nhớ được lan tỏa dư ba Nỗi nhớ ở đây (nỗi nhớ giữa người về xuôi và người ở lại) còn được ví với nỗi nhớ người yêu - một cung bậc thiêng liêng và thi vị nhất của con người, gắn với từng cảnh vật và sinh hoạt hàng ngày: Từng lên dầu núi, nắng chiều lưng nương, bản khói cùng sương, sớm khuya bếp lửa và được điệp lại: Nhớ từng... như mỗi lúc gia tăng, cụ thể. Hàng chục lần nhắc tới nỗi nhớ, gắn với trong sự việc, con người cụ thể nhưng nét nghĩa nhớ không hoàn toàn giống nhau. Nỗi nhớ đồng đội, nỗi nhớ lớp học, cơ quan, nỗi nhớ sinh hoạt rất đặc trưng miền núi: Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều, Chày đêm nện cối đều đều suối xa... Âm thanh mõ trâu, tiếng chày giã gạo nơi con nước dường như còn ngân vọng, dường như còn thấm đẫm trong hình dung về Việt Bắc. Chưa hết! Nỗi nhớ còn in đậm những hoa cùng người, rừng xanh hoa chuối, mơ nở trắng rừng; người đan nón, cô em gái hái măng... Câu thơ: Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi, Đào cao nắng ánh dao gài thắt lưng là một câu thơ "xuất thần", nó vượt qua mức độ một câu miêu tả, vươn tới sự tài hoa trong nghệ thuật pha màu rừng xanh (màu nền) và hoa chuối, đỏ tươi - nhất là sự phản chiếu lấp lánh từ phía đèo xa ánh lại. Bức tranh thiên nhiên - con người ở đây bỗng có hồn, sáng lên và lay động. Đó cũng là lời nhắn nhủ tâm tình của người ra đi với người ở lại: Ta về mình có nhớ ta, Ta về ta nhớ.... Nỗi nhớ khôn nguôi về những gì đã qua, những gì đã trải: những Phủ Thòng, đeo Giàng, sông Lô, phố Ràng...; nỗi nhớ như những dấu nối tình cảm ngân dài không dứt: Nhớ từ Cao Lạng, nhớ sang Nhị Hà.... Nỗi nhớ đó được chuyển hoá từ chủ thể sang đối tượng: Ai về ai có nhớ không? Trong nỗi nhớ, không chỉ có cảnh và người, không chỉ có thiên nhiên và sinh hoạt - trong nỗi nhớ còn vẹn nguyên thanh âm vang dội của cuộc hành quân ái quốc:

Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quan đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay...

Không phải một ngả đường mà nhiều ngả đường Việt Bắc, âm thanh bước chân đoàn quân bừng bừng hòa khí. Câu thơ nối nhau qua điệp từ (điệp điệp trùng trùng), qua hình ảnh thơ nối dài vô tận: điệp điệp trùng trùng - ánh sao - mũ nan - dân công... tạo ra một sức mạnh tổng hợp, công phá nhấn chìm kẻ địch: Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay. Một loạt động từ mạnh được sử dụng để diễn tả hào khí vẹn nguyên trào dâng mãnh liệt. Nếu như ở đoạn thơ trên, nỗi nhớ tạo nên dấu nối âm vang chiến thắng:

Tin vui chiến thắng trăm miền
Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng

Niềm vui chiến thắng tưởng như tràn qua giới hạn câu thơ, tràn qua khoảng trống giữa các con chữ và các dòng thơ... đến bất tận!

Trong niềm vui dào dạt, nỗi nhớ lại trở về với thủ đô kháng chiến. Ngọn cờ đỏ thắm gió lồng cửa hang một thuở mà trung tâm là hình ảnh Bác Hồ - biểu tượng của lý tưởng và niềm tin yêu vào tương lai tươi sáng của dân tộc. Kết thúc đoạn thơ là một khái quát:

Mười lăm năm ấy ai quên
Quê hương cách mạng dựng nên cộng hòa

Ý thức cội nguồn, lòng biết ơn quê cách mạng đó là lẽ sống, lẽ làm người chân chính. Một Việt Bắc gian lao, bền bỉ, một Việt Bắc nghĩa tình và yêu nước - sẽ mãi còn là nỗi nhớ và tình cảm sắt son. Đoạn thơ được thể hiện bằng lối gieo vần truyền thống, hình ảnh và ngôn ngữ mộc mạc giản dị mà nồng đượm nghĩa tình - đậm đà tính dân tộc và tính nhân dân, thể hiện sâu sắc tình cảm không chỉ của riêng tác giả mà còn là tình cảm của tất cả chúng ta với quê hương việt Bắc thân yêu.

 

4. Bài mẫu số 4: Phân tích đoạn trích bài thơ Việt Bắc

Tố Hữu một hồn thơ dân tộc, một nhà thơ lớn trong nền văn học Việt nam. Có thể nói những tác phẩm của ông không chỉ thể hiện tư tưởng,lẽ sống của bản thân mình mà qua đó ta còn thấy được những sự kiện quan trọng của cách mạng nước nhà. Tháng 10- 1954 sau khi chiến thắng Điện Biên Phủ bộ đội ta phải chuyển lực lượng thủ đô và chia tay với chiến khu Việt bắc. Kẻ ở người đi lòng không khỏi nhớ thương nuối tiếc tình quân dân trong mười lăm năm khánh chiến. nhân sự kiện trọng đại cùng với tâm trạng nỗi niềm ấy Tố Hữu đã viết bài thơ Việt bắc.

Mở đầu bài thơ Việt bắc là cuộc chia tay của những người kháng chiến và những người dân nơi đây:

"Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?
Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân ly
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay. . . "

Tám câu thơ đầu là khung cảnh cũng như tâm trạng của cuộc chia tay. Bao giờ cũng vậy "Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/ Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn".

Sau bao nhiêu năm chung sống ở mảnh đất Việt bắc, sống trong tình quân dân chan hòa nồng thắm ấy thế mà nay những người chiến sĩ đành phải cất bước ra đi. Mảnh đất gắn bó như thế bây giờ cũng phải chia tay. Cặp xưng hô mình ta thể hiện sự gần gũi thân thiết của cản bộ và người dân. Cái tình cảm ấy giống như những người thân trong gia đình mình vậy. Bốn câu thơ đầu là lời của người ở, những người dân Việt bắc hỏi đầy lưu luyến rằng người chiến sĩ có còn nhớ mười lăm năm thiết tha mặn nồng ấy. Không biết rằng những người chiến sĩ về có còn nhớ không, nhớ con người, nhớ núi rừng nơi đây. Những người chiến sĩ cách mạng cũng như đáp lại những ân tình ấy. Trong lòng người chiến sĩ ấy cũng lưu luyến những kỉ niệm nơi đây không khác gì so với người dân. Các chiến sĩ như cảm nhận được sự tha thiết trong câu hỏi của những người dân ấy. Lòng các chiến sĩ bâng khuâng, bồn chồn không muốn bước. Có thể nói các từ láy ấy đã thể hiện phần nào cảm xúc trong lòng người chiến sĩ. Nghệ thuật hoán dụ với hình ảnh "áo chàm" chính là để chỉ người dân Viêt Bắc bịn rịn trong màu áo ấy đưa tiễn các chiến sĩ về với thủ đô. Kẻ ở người đi mà cầm tay nhau nhưng lại không biết nói lên điều gì. Có lẽ không cần nói mà cả hai đều biết được những ý nghĩa trong lòng nhau.

Phân tích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu chi tiết

Thế rồi trong hoàn cảnh ấy toàn thể những con người ở lại cất lên lời nói để nhắc lại những kỉ niệm trong mười lăm năm thiết tha mặn nồng ấy:

"Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?
Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son
Mình về, còn nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh
Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa?"

Vẫn tiếng gọi mình thiết tha những người dân Việt bắc nhắc lại những ngày mưa nguồn suối lũ về, cả trời đất mây mù che kín. Khoảng khắc khó khăn ấy người dân luôn có những chiến sĩ kề bên. Hay người chiến sĩ kia về thì có nhớ đến chiến khu hay không, chiến khu ấy nghèo chỉ có cơm chấm muối thế nhưng nó tràn đầy những niềm yêu thương cưu mang đùm bọc của nhân dân nơi đây. Và trong hoàn cảnh chiến tranh khó khăn như thế miếng cơm chấm muối kia là đã quá đầy đủ rồi. Mối thù nặng vai người chiến sĩ, người dân như san sẻ gánh nặng ấy cho người chiến sĩ. Những người chiến sĩ về Hà Nội có còn nhớ đến rừng núi đất trời nơi đây. Và bây giờ trám bùi thì để rụng còn măng mai để già. Những gì của thiên nhiên Việt bắc vốn là để cho những chiến sĩ cách mạng thì giờ đây người đi những thứ ấy lại để rụng để già. Những từ nhớ như điệp đi điệp lại nhiều lần như vang vào trong lòng người những nhớ thương không muốn rời. Cặp xưng hô mình ta như biến hóa thành nhiều nghĩa, cứ lúc thì chỉ người ở lại nhưng lúc lại chỉ người ra đi. Điều đó thể hiện sự yêu thương gắn bó của những con người nơi đây với các anh chiến sĩ. Kẻ ở như thâu tóm cả thiên nhiên và con người Việt Bắc với những tình cảm của một tấm lòng son sắc không phai. Những địa danh được nhắc đến như chứng minh cho những trận chiến thắng mà các anh chiến sĩ đã lập nên tại đây.

Trước những lời chia tay thương nhớ thiết tha ấy, người chiến sĩ cách mạng cũng như trải lòng mình nói lên những tâm tư tình cảm gắn bó:

"Ta với mình, mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
Mình đi, mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu. . .
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngòi Thia sông Ðáy, suối Lê vơi đầy
Ta đi, ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi. . .
Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Ðịu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô
Nhớ sao lớp học i tờ
Ðồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa. . . "

Tố Hữu cũng học cách nói dân dã như chính những người nhân dân nơi đây vậy. Dù người chiến sĩ cách mạng ra đi thế nhưng trong lòng vẫn không thể nào quên được những kỉ niệm tình cảm ấy. Nghĩa tình giữa kẻ ở và người đi tựa như nước trong con suối kia vậy. Nó dào dạt ào ạt mãi mãi. Và những người chiến sĩ vẫn mãi đinh ninh một lời thề sắc son với người dân Việt Bắc. Từng kỉ niệm gắn bó như được thuật lại trong từng câu nói của người ra đi. Từ kỉ niệm về bát cơm thì sẻ nữa, chăn sui đắp cùng. Nhớ cả những người mẹ Việt Bắc với dáng hình địu con lên nương hái bắp. Một vẻ đẹp cần cù chịu thương chịu khó của nhân dân. Không những thế cả những giây phút cùng nhau học cái chữ quốc ngữ nữ. Đó là thái độ trật tự nghiêm túc của tất cả mọi người. Và những giờ liên hoan trong ánh đuốc lập lòe, những ngày tháng ấy như mãi khắc sâu vào trong tâm trí của người ra đi. Để mãi khi về đến thủ đô gió ngàn vẫn không sao quên tiếng mõ rừng chiều cùng chày đêm nện cối. Qua đây ta thấy được những tấm lòng của cả hai bên dành cho nhau vô cùng nồng ấm và tha thiết.

Các anh chiến sĩ lại kể tiếp về những hình ảnh thiên nhiên nơi đây hiện lên qua những lời kể ấy thật sự rất đẹp. Những câu thơ như vẽ lên một bức tranh tứ quý nơi đây, bốn mùa thiên nhiên hiện lên vô cùng đẹp:

"Ta về, mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Ðèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung. "

Có thể nói rằng xưng hô mình ta lại một lần nữa được thay đổi, Ta ở đây chính là những người chiến sĩ cách mạng. Còn mình chính là những người dân ở lại. Những người chiến sĩ ấy cũng đã hỏi những người ở lại rằng có nhớ họ không. Hỏi như thế nhằm thể hiện sự lưu luyến yêu thương với mảnh đất và con người ở đây. Không biết rằng họ có nhớ không còn những người chiến sĩ lại nhớ cả hoa cùng người. Hoa kia chính là để chỉ cho thiên nhiên Việt bắc. Sau câu hỏi và sự bày ỏ tình cảm của mình ấy những người chiến sĩ nhắc đến những cảnh vật và hoạt động của con người Việt Bắc gắn liền với bốn màu xuân hạ, thu, đông. Thế nhưng nhà thơ lại chọn miêu tả thiên nhiên và con người nơi đây vào mùa đông trước bởi vì họ đến đây vào mùa đông và ra đi cũng vào mùa đông. Mùa đông hiện lên với hình ảnh của những hình ảnh của rừng xanh và màu đỏ tươi của ho chuối. Con người hiện lên với vẻ đẹp kiên cường chinh phục tự nhiên. Đến mùa xuân thì cảnh Việt bắc hiện lên với hình ảnh hoa mơ trắng tinh khiết khắp rừng, con người thì hiện lên với vẻ đẹp của sự cần mẫn trong lao động. Mùa xuân qua đi mùa hè lại đến thiên nhiên được thay từ màu trắng hoa mơ thành màu vàng của rừng phách. Người con gái hái măng một mình. Đến mùa thu thiên nhiên lại ngập tràn trong ánh trăng rằm soi sáng. Người chiến sĩ nhớ đến những người nhân dân việt bắc với khúc hát ân tình thủy chung. Như vậy qua từng ấy câu thơ thiên nhiên và con người Việt bắc hiện lên thật đẹp như đang níu giữ bước chân người ra đi.

Thế rồi hàng loạt những địa danh gắn liền với những hoạt động cách mạng của những người chiến sĩ được nhà thơ liệt kê ra như để khắc sâu vào trong tâm thảm mỗi người chiến sĩ về tình quân dân đã làm nên chiến thắng vang dội:

"Nhớ khi giặc đến giặc lùng
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây
Núi giăng thành lũy sắt dày
Rừng che bộ đội rừng vây quân thù
Mênh mông bốn mặt sương mù
Ðất trời ta cả chiến khu một lòng.
Ai về ai có nhớ không?
Ta về ta nhớ Phủ Thông, đèo Giàng
Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng
Nhớ từ Cao-Lạng nhớ sang Nhị Hà. . . "

Chính thiên nhiên cũng như đang che chở cho những người con Việt nam. Những núi đá dựng thành chiến hào thành quách để che chở cho người chiến sĩ và nhân dân nơi đây khỏi những bom đạn của quân thù. Và khi ấy cả bộ đội cả dân quân đều cùng nhau làm nên lịch sử. Trên dưới một lòng quyết tâm đánh địch. Người về nhưng trong vẫn nhớ đến những khoảng khắc đánh trận và những địa danh kia.

Và thế rồi không ai bảo ai cả kẻ ở người đi đều nhớ đến những ngày ráo riết chuẩn bị hành quân cho cuộc chiến đấu chống lại chiến dịch của thực dân Pháp. Khi ấy chính là lúc tình quân dân thể hiện rõ nhất:

"Những đường Việt Bắc của ta
Ðêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Ðèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Tin vui chiến thắng trăm miền
Hòa Bình, Tây Bắc, Ðiện Biên vui về
Vui từ Ðồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng. "

Đó là cảnh hành quân của những người chiến sĩ và nhân dân Việt Bắc. Tất cả đồng lòng như một, Ánh sao để chỉ người chiến sĩ còn mũ nan chính là những người dân quân Việt bắc. Cả hai cùng đồng lòng trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Những đoàn dân quân với những ngọn đuốc trên tay như soi sáng cả bầu trời Việt bắc. Ngọn đuốc ấy như một lý tưởng quyết tâm chiến đấu để bảo vệ đất nước đánh đuổi kẻ thù. Khí thế của tất thẩy với sức mạnh giống như là nát đá. Bằng biện pháp nghệ thuật phóng đại sức mạnh của nhân dân ta như được thể hiện rõ hơn. Nghìn đêm nhân dân ta phải sống trong cảnh khó khăn vất vả, cuộc sống khó khăn như đêm tối vậy. Thế rồi hình ảnh "đèn pha" bật sáng như lên thể hiện một niềm tin vào tương lai tươi sáng của những nhân dân ta. Họ đã sống trong khốn khổ để bật phá rũ bùn đứng dậy đấu tranh vì một niềm tin vào tự do hạnh phúc. Bọn giặc kia sẽ phải cút ra khỏi đất nước ta trả lại cho nhân dân ta một cuộc sống tự do và toàn vẹn lãnh thổ. Vậy là sau bao nhiêu khổ cực khó khăn nhân dân ta đã dành được chiến thắng. Tin vui ấy vui trăm mình. Từ Hòa Bình, đến Tây Bắc và Điện Biên cũng như chung vui với niềm chiến thắng ấy. Tất cả những địa danh ấy đều như thể hiện niềm vui của cả nước.

Để kết cho niềm vui lẫn niềm nhớ thương lưu luyến không muốn rời ấy nhà thơ cất lên những niềm tự hào về dân tộc. Đồng thời đó cũng là những giây phút nhớ về cảnh sinh hoạt đảng, biết bao nhiêu việc bàn luận ở hang động núi rừng:

Ai về ai có nhớ không?
Ngọn cờ đỏ thắm gió lồng cửa hang.
Nắng trưa rực rỡ sao vàng
Trung ương, Chính phủ luận bàn việc công
Ðiều quân chiến dịch thu đông
Nông thôn phát động, giao thông mở đường
Giữ đê, phòng hạn, thu lương
Gửi dao miền ngược, thêm trường các khu. . .
Ở đâu u ám quân thù
Nhìn lên Việt Bắc: Cụ Hồ sáng soi
Ở đâu đau đớn giống nòi
Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền.
Mười lăm năm ấy ai quên
Quê hương cách mạng dựng nên Cộng hòa
Mình về mình lại nhớ ta
Mái đình Hồng Thái cây đa Tân Trào. "

Ngày những người chiến sĩ trở về với miền xuôi nghe trong lòng vẫn bâng khuâng nhớ đến những ngày tháng cùng nhau kháng chiến. Những cuộc họp những niềm vui đều được thể hiện trong những câu thơ cuối này. Lá cờ đỏ sao vàng như chứng minh cho thắng lợi của nhân dân ta. Ở đâu còn rợp bóng quân thù thì ở đó có Đảng và Bác Hồ. Chính vì thế mà tất cả hãy trông về miền Bắc mà nuôi chí bền. Vì chỉ khi có chí mới làm nên được mọi việc, thắng trận ngay cả khi quân thù có đủ điều kiện hơn ta về mọi mặt. Mười lăm năm kháng chiến sẽ còn mãi trong lòng những người chiến đấu và cả nhân dân ở đây nữa. Bao nhiêu gian khổ là bấy nhiêu tình cảm.

Như vậy nhà thơ Tố Hữu đã thể hiện những tâm sự của mình nói riêng và của tất cả những chiến sĩ và nhân dân Việt bắc nói chung. Mười lăm năm kháng chiến với biết bao nhiêu kỉ niệm và giờ đây khi phải xa nhau thấy lòng mình thật muốn vỡ òa trong nức nở. Chân không muốn rời xa.

Qua việc phân tích VIệt Bắc, ta thấy được tình nghĩa đoàn kết keo sơn của con người Việt Nam mà cụ thể đó là tình quân dân. Để đạt được những thắng lợi trên mặt trận ấy thì không thể nào quên ơn những người nhân dân Việt Bắc được.

 

5. Bài mẫu số 5: Phân tích đoạn trích bài thơ Việt Bắc

Việt Bắc là một bài thư gồm hai phần. Trong đó, đoạn trích "Việt bắc" của nhà thơ Tố Hữu thuộc phần 1 tái hiện lại giai đoạn gian khổ, vẻ vang của cách mạng và kháng chiến ở chiến khu Việt Bắc. Đoạn trích được coi là đỉnh cao thơ Tố Hữu và cũng là tác phẩm xuất sắc văn học Việt nam thời kì kháng chiến chống Pháp.

Mở đầu đoạn trích là lời ướm hỏi "Mình về có nhớ...nhìn sông nhớ nguồn". Lời ướm hỏi người ra đi có nhớ về chiến khu Việt Bắc, nhớ về cuộc kháng chiến trong suốt 15 năm, nhớ thiên nhiên Việt Bắc. Bên cạnh đó, đoạn thơ cũng là nỗi lo lắng,thắc thỏm của người ở lại sợ người ra đi về thủ đô họ sẽ quên thiên nhiên núi rừng hoang vu và cả những người ở lại.

"Mình về thành thị...giữa rừng". Nhà thơ sử dụng rất nhiều tính từ giàu giá trị biểu cảm mang âm hưởng ngọt ngào diễn tả tình cảm gắn bó sâu nặng. Phải chăng, mình ấy ta ấy là một phần đời. Tố Hữu để người ở lại nói trước thể hiện nhãn quan chính trị nhạy bén của Tố Hữu cùng trái tim tinh tế của một người chiến sĩ. Đồng thời, để người ở lại nói trước tác giả tạo cơ hội cho người ở lại được bày tỏ tình cảm và giúp người ra đi thể hiện cảm xúc một cách tự nhiên. Và đấy cũng lag cách nhắc nhở kín đá đối với cách mạng sắp về xuôi cũng như cả dân tộc phải hướng về cội nguồn, phải nhơ tới truyền thống ân nghĩa và đạo lý ngàn xưa của cả dân tộc.

Bốn câu tiếp theo là lời của người ra đ. Nhà thơ sử dụng nghệ thuật đăng đối 2 vế trong một câu thơ diễn tả trạng thái cảm xúc lưu luyến, xốn xang. Người ra đi cũng cảm thấy trong lòng có gì đó chơi vơi, hụt hẫng để rồi chân bước đi mà lòng muốn ở lại. Tác giả sử dụng tài tình biện pháp tu từ hoán dụ diễn tả chân thành, cảm động tình cảm của người ra đi giành cho người ở lại. Màu á chàm vốn giản dị, đơn sơ mộc mjac nhưng đã in đậm trong kí ức của Tố hữu. Tám câu thơ đầu cả người ra đi và người ở lại đều hướng tới khẳng định nghĩa tình son sắc thủy chung, khẳng định sự bền chặt tình đồng chí. Tám câu đầu, diễn tả khung cảnh chia tay giữa núi rừng Việt Bắc của người dân Việt bắc và cán bộ cách mạng sắp về xuôi. Một cuộc chia tay lịch sử nhưng thiêng liêng và đầy cảm động.

Mười hai câu thơ tiếp theo là những cặp câu lục bát liên hoàn. Sau mỗi câu lục xoáy vào cái tình của người ra đi là những câu bát gợi ra những kỉ niệm gắn bó chặt chẽ của người cán bộ cách mạng với Việt Bắc. Dường như mỗi câu thơ là một dòng nhật kí của chính người trong cuộc.

Những câu thơ miêu tả thiên nhiên Việt Bắc rất bình dị nhưng cũng rất đỗi thơ mộng mang dấu ấn vùng miền, chứa linh hồn, hơi thở của Việt bắc. Mười tám câu thơ miêu tả thiên nhiên là những dòng cảm xúc chảy trôi miên man. "Ta về mình có nhớ ta...ân tình thủy chung". Đoạn thơ này là bức tranh tứ bình sinh động có màu sắc, đường nét, âm thanh, ánh sáng thể hiện tài năng của tác giả trong việc tả cảnh. Ông sử dụng sáng tạo nghệ thuật vẽ tranh tứ bình- 1 đặc sản của hội họa cổ điển phương Đông. Bức tranh ấy hiện lên với 4 mùa xuân, hạ, thu, đông của núi rừng Việt Bắc. Ông không miêu tả chi tiết, cụ thể mà ông chỉ điểm xuyết một vài hình ảnh nhưng là những hình ảnh kết đọng nhiều nhất sức sống và linh hồn của cảnh vật. . Và trên nền bức tranh thiên nhiên ấy là hình ảnh của con người luôn trong trạng thái lao động. Ở họ hội tụ đầy đủ phẩm chất cần cù, chăm chỉ, chịu thương chịu khó. Đồng thời họ còn là những con người sống thủy chung, nghĩa tình, nhân hậu và vị tha.

Phân tích đoạn trích bài thơ Việt Bắc mẫu số 5

Hai mươi hai câu thơ tiếp "nhớ khi giặc đến giặc lùng...Nhớ sang Nhị hà" là hình ảnh thiên nhiên Việt bắc mang sức mạnh của con người. Chính sự hòa quyện, gắn bó giwuxa con người với thiên nhiên tạo nên sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân.Thiên nhiên Việt Bắc cũng trở thành những chiến sĩ cùng với con người tạo nên hình ảnh một đất nước đứng lên. Sử dụng biện pháp liệt kê giúp tác giả hồi tưởng một cách chân thực về các địa danh, tên đất, tên bản trên bản đồ địa lý vùng miền. Điều đó trở thành một nhân chứng lích sử và cũng lưu lại đậm nhất dấu ấn lích sử kháng chiến chống Pháp.

Khép lại đoạn trích đó là những lời ca ngợi Đảng, ca ngợi Bác Hồ Chí Minh, khẳng định vai trò quan trọng thiêng liêng Việt Bắc trong cách mạng và kháng chiến. Việt bắc chính là cội nguồn, là chân lý nơi nuôi dưỡng và tiếp thêm sức mạnh. Và Việt Bắc cung là nơi khai sinh ra những địa danh mãi mãi đi vào lịch sử dân tộc.

 

6. Bài mẫu số 6: Phân tích đoạn trích bài thơ Việt Bắc

Việt Bắc là bài thơ trữ tình đằm thắm thiết tha thể hiện ân tình sâu nặng thuỷ chung của tác giả - người cán bộ sắp rời Việt Bắc về miền xuôi - đối với căn cứ địa cách mạng của cả nước.

Đây là một tác phẩm thơ trường thiên dài 150 dòng được Tố Hữu hoàn thành vào tháng 1 năm 1954, đúng vào thời điểm Đảng và Nhà nước ta sắp rời chiến khu Việt Bắc về Hà Nội sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, hoà bình được lập lại, miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng.

Việt Bắc là bài thơ trữ tình đằm thắm thiết tha thể hiện ân tình sâu nặng thuỷ chung của tác giả - người cán bộ sắp rời Việt Bắc về miền xuôi - đối với căn cứ địa cách mạng của cả nước. Đây không chỉ là tình cảm riêng của nhà thơ mà đồng thời cũng là tâm trạng chung của mọi người. Bài thơ này tiêu biểu cho những nghĩ suy, tình cảm cao đẹp của những con người kháng chiến đối với miền đất quê hương cách mạng, với đất nước và nhân dân, với kháng chiến và cách mạng. Cũng có thể nói đây là khúc hát tâm tình chung không những của con người kháng chiến, của nhân dân ta mà động đến chỗ sâu xa của truyền thống ân nghĩa, thuỷ chung của dân tộc hoà vào, tiếp nối và khơi sâu thêm nét truyền thống cao đẹp đó.

Việt Bắc dựng ra một hoàn cảnh đặc biệt để bộc lộ những cảm xúc trữ tình dào dạt. Đó là một cuộc chia tay đầy lưu luyến giữa kẻ ở với người đi, giữa Việt Bắc với cán bộ về xuôi bâng khuâng và bịn rịn. Đó cũng là cuộc chia tay của những người đã từng gắn bó sâu nặng với nhau: Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng. Họ từng cùng nhau nằm gai nếm mật, sẻ ngọt chia bùi. Giờ đây, trong phút giây chia tay, họ cùng nhau gợi lại bao kỉ niệm về những ngày tháng đã qua. Họ khẳng định nghĩa tình bền chặt và hẹn ước về một ngày mai tươi sáng.

Việt Bắc vận dụng lối hát giao duyên đối đáp nam nữ của dân ca vì vậy thường sử dụng lối xưng hô thân mật tình tứ rất quen thuộc là: ta, mình. Ta thường dùng ở ngôi thứ nhất. Mình thường dùng ở ngôi thứ hai. Tuỳ theo văn cảnh, ta và mình có thể là Việt Bắc hay người cán bộ về xuôi. Nhưng nhiều lúc lẫn lộn, tuy hai mà một vì mình hay ta cũng đều là người cách mạng cả, cũng đều là ân tình sâu nặng với nhau "tuy hai mà một" cả.

Dù là kết cấu đối đáp, nhưng ở Việt Bắc không chỉ là lời hỏi, lời đáp mà còn là sự hô ứng, đồng vọng của cùng một tâm trạng. Lời đáp, ngoài việc trả lời cho những điều đặt ra của lời hỏi, còn là sự mở rộng, làm phong phú thêm cho những ý tình đã được gợi ra trong lời hỏi. Cũng có khi cả lời hỏi và lời đáp đã trở thành lời đồng vọng ngân vang lên những tình cảm chung.

Thật ra, nếu nhìn sâu hơn vào kết cấu cùa bài thơ, chúng ta thấy được đối thoại chỉ là lớp vỏ ngoài còn ở chiều sâu bên trong chính là lời độc thoại. Hình thức độc thoại là khả năng phân thân của cái "tôi" trữ tình để hoá thân vào đối tượng, khiến tâm trạng được thể hiện sâu sắc dễ lay động lòng người hơn.

Bài phân tích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu hay nhất

Bài giảng văn trong sách giáo khoa là đoạn mở đầu và phần một là phần đặc sắc hơn cả của bài thơ. Đoạn trích là đoạn hoài niệm về một Việt Bắc gian khổ, vẻ vang của cách mạng và kháng chiến, nay đã trở thành kỉ niệm sâu nặng khôn nguôi trong lòng người. Toàn phần trích giảng thông qua nỗi nhớ da diết, thể hiện nghĩa tình cách mạng, tình cảm thủy chung son sắt của người cán bộ về xuôi đối với quê hương Việt Bắc.

Mở ra bài thơ là một cảnh chia tay đầy quyến luyến giữa hai người: kẻ ở và người đi. Đó là Việt Bắc và người cán bộ cách mạng sắp về xuôi. Cả hai được nhà thơ hình tượng hoá như một đôi bạn tình. Đôi bạn tình này đã cùng nhau chia bùi sẻ ngọt, đồng cam cộng khổ trong suốt thời gian mười lăm năm ân sâu nghĩa nặng. Nhà thơ sử dụng cặp đại từ nhân xưng mình - ta thật tự nhiên, sinh động và linh hoạt mang nhiều sắc thái ngữ nghĩa làm bài thơ dạt dào xúc cảm đời thường với những lời nhắn nhủ, dặn dò, hò hẹn, thề nguyền... vừa rất riêng tư thể hiện được những nghĩa tình cách mạng rộng lớn, sâu sắc có tính khái quát cao mang yếu tố trữ tình sử thi rõ rệt. Thật ra, hình thức đối đáp ở đây chỉ là một dụng ý nghệ thuật khơi gợi bộc lộ tâm trạng và tạo ra được sự hô ứng và đồng vọng của xúc cảm trữ tình.

Bao trùm trong tâm trạng của kẻ ở lẫn người đi là một nỗi nhớ da diết, mênh mang, một niềm hoài niệm thiết tha, sâu nặng về những tháng ngày vừa qua trong kháng chiến và cách mạng. Nỗi nhớ, niềm hoài niệm đó đã khơi gợi lên, tái hiện lại bức tranh về Việt Bắc với cảnh thiên nhiên, núi rừng, với những cảnh sinh hoạt của nhân dân, cơ quan và cán bộ, với mọi hoạt động khẩn trương, sôi nổi trong cuộc sống kháng chiến gian khổ mà hào hùng. Tất cả từ lâu đã lắng vào kỉ niệm giờ đây theo dòng hồi tưởng của tác giả lại hiện lên. Những bức tranh đó có nhiều sắc độ khác nhau: lúc rõ đến từng màu sắc, đường nét, chi tiết (Nhớ người mẹ nắng cháy lưng, Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi, Nhớ cô em gái hái măng một mình...) lúc lại xa thẳm mơ hồ (Nhớ gì như nhớ người yêu, Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương, Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù, Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều, Chày đêm nện cối đều đều suối xa), lúc cô đọng lại thành biểu tượng (Miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai, Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng...)

Nỗi nhớ da diết mênh mang của nhà thơ ở đây là nỗi nhớ về thiên nhiên núi rừng Việt Bắc, nỗi nhớ con người, cuộc sống ở Việt Bắc và những kỉ niệm khó quên về cuộc sống kháng chiến gian khổ hào hùng ở nơi đây.

Hình ảnh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc hiện lên trong bài thơ với những vẻ đẹp đa dạng trong nhiều thời gian, không gian khác nhau, trong các thời tiết sương sớm, nắng chiều, trăng khuya và các mùa xuân hạ thu đông thay đổi, nhưng lúc nào cũng hài hoà gắn bó với con người. Bóng dáng con người khiến cảnh đẹp hoang sơ bớt phần hiu quạnh. Đặc sắc hơn chính là đoạn thơ:

Ta về, minh có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao cài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung

Nhiều người cho rằng bút pháp tả cảnh của Tố Hữu ở đoạn thơ này đạt đến vẻ đẹp cổ điển như thể Truyện Kiều.

Cuộc sống của con người Việt Bắc, tiếp đó, cũng thể hiện ra trong nhiều khung cảnh bình dị, quen thuộc khác nhau. Có khung cảnh thơ mộng, thanh binh:

Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa

Nhưng cũng có khung cảnh nghèo khó cơ cực mà thấm đẫm nghĩa tình sâu nặng:

Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô
Lại có khung cảnh gắn với những kỉ niệm riêng tư:
Nhờ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.

Tuy nhiên, xúc động hơn cả là những câu thơ tái hiện cảnh sinh hoạt và cuộc sống bình dị của đồng bào miền núi tuy gian khổ, thiếu thốn nhưng nghĩa tình son sắt thuỷ chung với cách mạng và kháng chiến: Hắt hiu lau xám đậm đà lòng son.

Liền một mạch thơ là hình ảnh Việt Bắc kháng chiến với những bức tranh rộng lớn, hào hùng, sôi động với hình ảnh những đoàn bộ đội dân công nao nức trên các nẻo đường:

Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay...

Khép lại phần 1 của bài thơ là cảnh một cuộc họp của Trung ương Đảng, Chính phủ bộ máy đầu não của cuộc kháng chiến, thật giản dị mà trang nghiêm gần gũi được thể hiện trong tám câu thơ sáng đẹp, rõ ràng. Để khẳng định niềm tin yêu của nhân dân cả nước với Việt Bắc, Tố Hữu lại sử dụng những vần thơ thuần chất dân tộc vừa trang trọng vừa thắm thiết nghĩa tình:

Ở đâu u ám quân thù
Nhìn lên Việt Bắc: Cụ Hồ sáng soi
Ở đâu đau đớn giống nòi
Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền
Mười lăm năm ấy, ai quên
Quê hương cách mạng dựng nên Cộng hoà...

Như thế, Việt Bắc là bài thơ dài làm theo thể loại lục bát truyền thống, lại dùng cả hình thức đối đáp thường gặp trong các điệu hát quan họ hoặc dân ca ca dao. Nhờ hình thức đối đáp ta - mình, mình - ta gắn bó, quấn quýt tạo nên cảm giác thân thuộc, gần gũi với bất kì một người Việt Nam nào. Vì vậy, bài thơ đậm đà chất trữ tình, đằm thắm tinh tế về tình cảm, dìu dặt về nhạc điệu. Việt Bắc của Tố Hữu xứng danh là đỉnh cao của văn học cách mạng ở nước ta.

 

7. Bài mẫu số 7: Phân tích đoạn trích bài thơ Việt Bắc

Thơ Tố Hữu là những vần thơ thể hiện tiếng nói của dân tộc, của tâm hồn những con người gắn bó sâu sắc với sự nghiệp cách mạng, với quê hương, với đất nước. Trong những vần thơ ấy ta sẽ bắt gặp những tình cảm mến thương sâu sắc, trữ tình,  xuất phát từ một trái tim trung thành với dân tộc với nhân dân và tiêu biểu hơn cả là bài thơ Việt Bắc, một trong những bài thơ hay nhất của Tố Hữu.

Tố Hữu (1920-2002), tên khai sinh là Nguyễn Duy Thành, quê ở xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, cái nôi của văn học dân gian. Tố Hữu là nhà thơ lớn, là người tiên phong của nền thơ ca cách mạng Việt Nam, thơ ông luôn gắn bó với những chặng đường cách mạng của dân tộc. Phong cách thơ mang tính trữ tình chính trị vô cùng sâu sắc, hướng đến những cái tôi chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn, cái tôi trong thơ của ông luôn nhân danh Đảng, cộng đồng dân tộc, những vần thơ ấy vừa giàu nhạc điệu lại mang tính dân tộc đậm đà.

Văn mẫu Phân tích đoạn trích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Ngày 7/5/1954, chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi, gây chấn động địa cầu đã mở ra cho nước ta một trang sử mới một kỷ nguyên mới. Sau khi kí hiệp định Giơ-ne-vơ (7/1954), miền Bắc hoàn toàn được giải phóng, Pháp rút quân về nước. Tháng 10/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra chỉ thị toàn bộ các cơ quan trung ương Đảng và Chính phủ từ Việt Bắc dời về thủ đô. Từ đây, những người chiến sĩ cách mạng chia tay với miền rừng núi bạt ngàn để về xuôi, bước sang một trang mới của cách mạng đất nước, Việt Bắc đã ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt như vậy.
Mở đầu bài thơ với giọng thơ trữ tình, êm đềm tha thiết, nhà thơ đã thể hiện tình cảm của người ở lại dành cho người ra đi.

“- Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?

Tác giả sử dụng cặp xưng hô “mình-ta”, ở đây không phải đang nói đến xưng hô giữa những đôi lứa yêu nhau hay cặp vợ chồng nào đó mà là lời đối đáp của những người cách mạng với người dân Việt Bắc. Cách xưng hô ấy vừa mang tính dân tộc đậm đà lại thể hiện được tính trữ tình chính trị sâu sắc trong thơ Tố Hữu, như tiếng nói trong tình yêu đôi lứa, thể hiện sự gắn bó sâu sắc của người đi kẻ ở, đầy ngậm ngùi, lưu luyến. “Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng”,  sự gắn bó ấy không phải chỉ trong những năm kháng chiến chống Pháp mà xuất phát từ những năm kháng chiến chống Nhật, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (1940). Một khoảng thời gian dài chiến đấu gian khổ, càng làm cho tình cảm giữa những người chiến sĩ cách mạng và người dân Việt Bắc thêm sắt son, mặn nồng, thấm đượm ân tình. Mười lăm năm là quãng thời gian không ngắn cũng chẳng dài nhưng nó đủ khiến cho những cảm xúc biến thành hoài niệm, không thể nào lãng quên, như Chế Lan Viên từng viết “Khi ta ở đất chỉ là nơi đất ở/Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn”. “Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?” , và đặc biệt nỗi nhớ ấy đã lan tỏa khắp núi rừng, phải yêu, phải gắn bó, phải sống một trái tim chân tình biết mấy mới có thể có những cảm xúc thiết tha đến vậy?

“- Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”

Từ phiếm chỉ “ai”, gợi nhiều cảm xúc, ở đây “ai” có thể là người ra đi, cũng có khi là người ở lại. Từ láy “tha thiết” được lấy lại từ từ “thiết tha” đã khắc họa rõ ràng hơn tình cảm của người ra đi và người ở lại, từ “bâng khuâng” và “bồn chồn” chất chứa nhiều tâm tình, ở đó có niềm vui toàn thắng, niềm vui được về lại quê hương, đoàn tụ với gia đình; và ở đó cũng ẩn chứa nhiều nỗi buồn, phải chia tay mảnh đất thấm đẫm nghĩa tình. “Aó chàm đưa buổi phân ly”, hình ảnh chiếc áo có phần cổ điển, truyền thống thể hiện sự quyến luyến, là hình ảnh hoán dụ của con người Việt Bắc, là màu áo nâu giản dị, hiền hòa, thể hiện vẻ đẹp tâm hồn, linh hồn của người dân và núi rừng Tây Bắc, đang đưa tiễn người chiến sĩ cách mạng. Câu “Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”, nhịp thơ 3/4  như tạo một khoảng lặng giữa lúc phân li ngậm ngùi, nhìn nhau mà nghẹn lòng, ngập ngừng không muốn nói điều chi, để cảm xúc ấy phiêu lãng, len lỏi trong tâm hồn, thành kỷ niệm khó phai.

“- Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?
Mình về, rừng núi nhớ ai
Trái bùi để rụng măng mai để già.”

Sau mỗi cụm từ “Mình đi”, “Mình về”, nhà thơ đã tinh tế đặt một dấu phẩy, đây chính là giây phút, là khoảnh khắc ngưng đọng, để kỷ niệm ùa về trong tâm tưởng. Những  kỷ niệm ấy ngự trị trong từng khoảnh khắc thời gian “những ngày”, không gian “chiến khu”. Những hình ảnh “mưa nguồn suối lũ”, “những mây cùng mù”, “miếng cơm chấm muối”, là hình ảnh ẩn dụ cho những khó khăn gian khổ của người làm cách mạng những năm đầu kháng chiến nơi núi rừng Việt Bắc, và chính những khó khăn ấy đã khiến cho nghĩa tình quân dân trở nên thắm thiết, keo sơn. Biện pháp nhân hóa “rừng núi nhớ ai” như thổi vào khung cảnh núi rừng nỗi nhớ nhung dạt dào, sâu thẳm, từ phiếm chỉ “ai” thấm đẫm bao cảm xúc ân tình. Những cụm từ “trái bùi để rụng”, “măng mai để già” đã thể hiện nỗi buồn sâu thẳm, vắng lặng khi người cách mạng về xuôi để lại núi rừng Tây Bắc chênh vênh, lạ lẫm khi nhịp sống đột ngột thay đổi từ đông vui về vắng vẻ đìu hiu.

“Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son
Mình về còn nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh
Mình đi mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa?”

Nỗi nhớ ấy càng được thể hiện rõ ràng hơn với từ “những nhà”, nghệ thuật đối lập trong câu thơ “Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son”, khẳng định một chân lý rằng càng khó khăn gian khổ, thì tình nghĩa quân dân lại càng thêm đoàn kết gắn bó, sắt son một lòng. Những người ở lại nhắc về kỷ niệm xưa cũ từ những ngày đầu mới quen, từ những năm còn kháng chiến chống Nhật để kỷ niệm càng thêm khắc sâu vào tâm hồn người đi. Từ “mình” được lặp lại trong câu thơ “Mình đi mình có nhớ mình” đã gợi nhắc đến câu ca dao “Ta với mình tuy hai mà một” càng khẳng định sự gắn bó thiết tha. Những địa danh vô cùng quen thuộc với người ra đi và cả người ở lại “Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa?”, gợi nhắc lại những kỷ niệm xưa cũ, hào hùng, sâu sắc tình cảm sâu sắc của những người chiến sĩ cách mạng với người dân Tây Bắc.

“- Ta với mình, mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
Mình đi, mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu...
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngòi Thia sông Ðáy, suối Lê vơi đầy”

Lối đối đắp “mình-ta” tiếp tục được sử dụng, kết cấu “Ta với mình, mình với ta” tạo nên lời đồng vọng tha thiết. Đến đây, ta cũng là mình, mình cũng như ta. Câu thơ “Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh” đã thể hiện tình cảm thủy chung son sắt mà người cách mạng dành cho mảnh đất Việt Bắc nghĩa tình, như một lời thề trong tình yêu đôi lứa. Biện pháp so sánh trong câu “Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu...”, đã thể hiện một điều vô cùng thiêng liêng và sâu sắc: Nghĩa tình của con người Việt Bắc thật trong trẻo, đong đầy không có bao giờ có thể vơi cạn như tình yêu thương của lòng mẹ hiền với con cái của mình.

Nhà thơ đã so sánh nỗi nhớ ở đây giống như nỗi nhớ người yêu, để trữ tình hóa tình cảm cách mạng, tình quân dân để tất cả trở nên tha thiết hơn, dịu ngọt hơn. Và cũng bởi lẽ nỗi nhớ trong tình yêu là nỗi nhớ thẳm sâu và tha thiết nhất, từ nỗi nhớ ấy, Việt Bắc hiện ra với môt không gian thật thơ mộng, câu thơ “Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương” đã thể hiện nỗi nhớ lan tỏa trong không gian và ngự trị trong từng khoảnh khắc của thời gian, cả đêm lẫn ngày. Hình ảnh “Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.” gợi về một miền Việt Bắc mến thương, nồng nàn, ấm áp. Điệp ngữ “nhớ từng” cho chúng ta những cảm nhận như nhà thơ đang lật giở từng trang ký ức, Tố Hữu đã liệt kê những địa danh “sông Đáy, suối Lê” và đến hai tiếng vơi đầy khép lại đoạn thơ thì đây không chỉ còn đơn thuần là địa danh mà là nơi đong đầy kỷ niệm: Bao nhiêu nước, bao kỷ niệm đầy vơi, bao nghĩa tình ấm áp ngọt ngào.

“Ta đi, ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi...
Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Ðịu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô
Nhớ sao lớp học i tờ
Ðồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa...”

Cụm từ “Ta đi ta nhớ…” là lời tâm sự chân thành và là lời nhắn nhủ tha thiết của người đi dành cho những người ở lại, của người cách mạng dành cho mảnh đất Việt Bắc anh hùng, cụm từ “Mình đây ta đó…” kết hợp với “đắng cay ngọt bùi” càng nhấn mạnh hơn những ân tình sâu thẳm. Hai tiếng “thương nhau”, thật nhẹ nhàng những cũng thật sâu lắng, người đi kẻ ở “Thương nhau chia củ sắn lùi”, “Bát cơm xẻ nửa, chăn sui đắp cùng” đã thể hiện những tình cảm đùm bọc, chia sẻ, gắn bó khăng khít đậm đà nghĩa tình quân dân, chính sức mạnh đoàn kết ấy đã tạo nên chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng. Nhà thơ đã khắc họa hình ảnh người mẹ “Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô”, đây là một hình ảnh đẹp, gợi nhiều cảm xúc, từ “cháy” rất giàu hình tượng nhấn mạnh nỗi vất vả gian lao của người mẹ trong kháng chiến. Tác giả sử dụng điệp ngữ “Nhớ sao” là nỗi nhớ đầy cảm xúc cùng với đó là những hoạt động ở chiến khu Việt Bắc: Lớp học i tờ, những giờ liên hoan, ca vang núi đèo, đã tạo nên một không khí vui tươi thấm đẫm tình đoàn kết quân dân, thể hiện tinh thần lạc quan cách mạng, niềm tin cách mạng nhất định thắng lợi: Dù bom đạn, chiến tranh, đau thương, gian khổ, quân và dân vẫn gắn bó với nhau trong khúc nhạc hân hoan, rộn ràng. Đoạn thơ rất giàu nhạc điệu là khúc ca ca ngợi cuộc sống vẫn đẹp, nghĩa tình vẫn sâu chan chứa trong lòng người cách mạng và núi rừng Việt Bắc thân thơ. Câu thơ cuối khép lại với tiếng mõ, tiếng chày, tiếng suối xa gợi nhiều cảm xúc mênh mang, lan tỏa.

“Ta về, mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Ðèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.”

Bức tranh tứ bình hiện lên thật đẹp đẽ, câu hỏi tu từ “Ta về mình có nhớ ta”, chất chứa bao nỗi niềm, là cái cớ để người ra đi bộc lộ bao nỗi nhớ nhung, bao yêu thương. Cụm từ “những hoa cùng người” có kết cấu như một thành ngữ, trong nỗi nhớ của người ra đi, hoa là biểu tượng cho thiên nhiên, một bức tranh thiên nhiên đẹp và thơ mộng. Mở đầu bức tranh là mùa đông Việt Bắc, là mùa đông với “hoa chuối đỏ tươi” điểm xuyết trên nền xanh bạt ngàn của núi rừng, tạo nên một bức tranh vô cùng sinh động và nhiều màu sắc, tạo cảm giác ấm áp xua đi cái lạnh cắt da cắt thịt ở mảnh đất Việt Bắc.

Con người hiện ra trong tư thế lao động, rất đẹp rất kỳ vĩ, con người như chiếm lĩnh đỉnh cao, hình ảnh được tạo nên bằng nghệ thuật hội tụ ánh sáng của nhiếp ảnh. Mùa xuân hiện ra với cảnh “mơ nở trắng rừng”, vô cùng thơ mộng, tạo nên một bức tranh đẹp, ấm áp, lung linh, hình ảnh con người cũng trong trong tư thế lao động “chuốt từng sợi giang”, động từ “chuốt”, thể hiện một công việc cần cù, kiên nhẫn, tỉ mỉ, khắc họa vẻ đẹp của con người Việt Nam trong kháng chiến. Tiếp đến là mùa hạ thật sinh động và tràn đầy sức sống, cảnh thiên nhiên có thêm tiếng ve rộn rã ngân vang núi rừng và tràn đầy sắc vàng của rừng phách. Hình ảnh “cô em gái hái măng một mình” thật đẹp và thơ mộng biết bao. Khép lại bức tranh tứ bình là cảnh mùa thu, mùa thu hòa bình, mùa thu của cách mạng tháng tám thành công, mùa thu năm 1954, tất cả đã được tượng trưng trong một vầng trăng rất đẹp. Câu thơ “Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung” vừa khép lại bức tranh tứ bình về cảnh và người Việt Bắc, đồng thời cũng khép lại khúc tình ca hào hùng về cuộc kháng chiến.

“Nhớ khi giặc đến giặc lùng
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây
Núi giăng thành luỹ sắt dày
Rừng che bộ đội rừng vây quân thù
Mênh mông bốn mặt sương mù
Ðất trời ta cả chiến khu một lòng.
 
Ai về ai có nhớ không?
Ta về ta nhớ Phủ Thông, đèo Giàng
Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng
Nhớ từ Cao-Lạng nhớ sang Nhị Hà...

Trong nỗi nhớ của người ra đi và người ở lại đều không thể không nhắc đến những ngày đầu của cuộc kháng chiến, đó là khi “Giặc đến giặc lùng”, từ “lùng” đã thể hiện sự nguy hiểm của quân thù. “Rừng cây núi đá ta cùng đánh tây” cùng với “Đất trời ta cả chiến khu một lòng” đã thể hiện sự gắn bó sâu sắc của thiên nhiên và con người trong cuộc kháng chiến. Ở đây, thiên nhiên đã trở thành một sinh thể có linh hồn, chở che cho bộ đội, bủa vây quân thù, hình ảnh “Núi giăng thành lũy sắt dày” kết hợp với kết cấu trùng điệp “Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”, giàu sức gọi, góp phần thể hiện cho sức mạnh của dân tộc, sức mạnh không thể bị hủy diệt. Điệp từ “nhớ” kết hợp với những cụm từ “nhớ từ”, “nhớ sang”, những địa danh gắn liền với những chiến công, tất cả cho ta cảm nhận về nỗi nhớ trải dài khắp chiến khu Việt Bắc. Lời thơ mạnh mẽ, hình ảnh thơ sinh động cùng việc sử dụng những biện pháp nghệ thuật tu từ đã giúp nhà thơ khẳng định sức mạnh vĩ đại của dân tộc, đồng cũng bộc lộ nỗi nhớ và niềm tri ân sâu sắc đối với núi rừng Việt Bắc thấm đẫm tình thương.

“Những đường Việt Bắc của ta
Ðêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Ðèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Tin vui chiến thắng trăm miềm
Hoà Bình, Tây Bắc, Ðiện Biên vui về
Vui từ Ðồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.”

Câu thơ “Những đường Việt Bắc của ta” đã thể hiện sự gắn bó sâu sắc của mảnh đất Việt Bắc, của chiến khu Việt Bắc với nhân dân với đất nước bởi đây là quê hương cách mạng là trái tim của cả nước trong những tháng ngày kháng chiến chống Pháp. Biện pháp nghệ thuật tư từ so sánh “như là đất rung” kết hợp với hình ảnh “quân đi điệp điệp trùng trùng” đã thể hiện sức mạnh vĩ đại của đoàn quân ra tiền tuyến, đoàn quân dài như vô tận rất kỳ vĩ và hào hùng. Câu thơ “Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan” đã kết hợp ba biện pháp nghệ thuật tu từ ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, hình ảnh “ánh sao đầu súng” gợi nhắc đến hình ảnh “đầu súng trăng treo” trong thơ của Chính Hữu và “súng ngửi trời” trong thơ Quang Dũng thể hiện tầm cao của người lính, đây là một hình ảnh đẹp và rất giàu chất thơ. Hình ảnh đoàn dân công vô cùng mạnh mẽ, đông đúc “đỏ đuốc từng đoàn”, “bước chân nát đá”, gợi nhắc đến thành ngữ “Chân cứng đá mềm” khẳng định sức mạnh và sự vững chãi, bền bỉ của con người Việt Nam trước bão tố chiến tranh. Trong đêm tối của chiến tranh, quân và dân ta luôn hướng về ngày mai, luôn nuôi dưỡng niềm tin mãnh liệt về một ngày mai chiến thắng. Và cuối cùng tin vui đã về trên khắp đất nước, những người chiến sĩ về Hà Nội, về miền xuôi, nhưng vẫn đọng lại trong trái tim họ biết bao kỷ niệm, biết bao yêu thương, họ mang theo niềm vui toàn thắng trong những ngày cuộc kháng chiến khép lại.

“Ai về ai có nhớ không?
Ngọn cờ đỏ thắm gió lồng cửa hang.
Nắng trưa rực rỡ sao vàng
Trung ương, Chính phủ luận bàn việc công
Ðiều quân chiến dịch thu đông
Nông thôn phát động, giao thông mở đường
Giữ đê, phòng hạn, thu lương
Gửi dao miền ngược, thêm trường các khu...
 
Ở đâu u ám quân thù
Nhìn lên Việt Bắc: Cụ Hồ sáng soi
Ở đâu đau đớn giống nòi
Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền.
Mười lăm năm ấy ai quên
Quê hương cách mạng dựng nên Cộng hoà
Mình về mình lại nhớ ta
Mái đình Hồng Thái cây đa Tân Trào.”

 Những câu thơ cuối cùng khép lại đoạn trích là quang cảnh Việt Bắc sau chiến thắng Điện Biên Phủ, khắp nơi hân hoan trong những màu sắc rực rỡ vui tươi của nắng vàng, của cờ đỏ. Trung ương Đảng và Chính phủ thu xếp trở về thủ đô, trong không khí nhộn nhịp, miền Bắc ngày một đổi mới với chính sách mới của Đảng và nhà nước “Giữ đê, phòng hạn, thu lương/Gửi dao miền ngược, thêm trường các khu...”. Đồng thời đoạn thơ cũng là lời ngợi ca những công lao vĩ đại của Bác Hồ kính yêu, là lời tri ân sâu sắc với miền núi rừng Việt Bắc thân thương, dù mai này đã về thủ đô nhưng trong tim những người chiến sĩ cách mạng luôn giữ một góc trong tim dành cho Việt Bắc, dành cho “Mái đình Hồng Thái cây đa Tân Trào”.

Cả đoạn trích như một bản nhạc nhịp nhàng, tha thiết được hòa tấu bởi là khúc tình ca và khúc trường ca về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, về những con người kháng chiến anh hùng. Thông qua khúc nhạc đẹp đẽ, hào hùng ấy nhà thơ đã bộc lộ được những tình cảm tha thiết, sâu đậm của mình dành cho vùng núi rừng Việt Bắc, ngợi ca tình đồng chí, nghĩa tình đồng bào. Qua bài thơ Việt Bắc, tác giả cũng nhắn nhủ đến người đọc đừng quên những trang sử hào hùng của dân tộc, những trang sử thấm đẫm máu và nước mắt, cũng là những những trang sử thấm đượm tình cách mạng, lòng yêu nước sâu sắc.

----------------HẾT-------------------

Để chuẩn bị tốt cho những bài học tiếp theo, bên cạnh Việt Bắc của Tố Hữu, các em không nên bỏ qua: Phân tích bài thơ Đất Nước (của Nguyễn Khoa Điềm), Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, Phân tích bài thơ Đàn ghi-ta của Lor-ca, Phân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân để nắm vững kiến thức về những tác phẩm quan trọng trong chương trình Ngữ văn lớp 12.

Việt Bắc của Tố Hữu là bản tình ca tha thiết về mối quan hệ gắn bó giữa người cách mạng với con người chiến khu cũng là bản anh hùng ca hào hùng, oanh liệt về cuộc kháng chiến chống Pháp của quân dân ta. Các em hãy cùng tham khảo phân tích đoạn trích bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu để có những cảm nhận chân thực nhất về những tình cảm này.
Phân tích đoạn thơ: "Ta về, mình có nhớ ta... Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung" trong bài Việt Bắc
Phân tích khổ 5 bài thơ Việt Bắc hay ngắn tuyển chọn
Phân tích 12 câu trong đoạn 3 bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu siêu hay
Phân tích đoạn thơ sau: "Những đường Việt Bắc của ta...Vui lên Việt Bắc đèo De, núi Hồng" trong bài Việt Bắc
Việt Bắc- Tác giả, hoàn cảnh sáng tác, nội dung, bố cục, phân tích tác phẩm
Phân tích đoạn trích Nước Đại Việt ta

ĐỌC NHIỀU