Phân tích cơ sở thực tế bản tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh

Đề bài: Phân tích cơ sở thực tế bản tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu


Bài mẫu phân tích cơ sở thực tiễn của bản tuyên ngôn độc lập

Mẹo Phương pháp phân tích đoạn văn, đoạn thơ hay, chặt chẽ

I. Dàn ý Phân tích cơ sở thực tế bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu bản "Tuyên ngôn độc lập" của Hồ Chí Minh.

2. Thân bài

- Hồ Chí Minh đã tố cáo những tội ác của thực dân Pháp:
+ Tội ác diệt chủng, giết chết hơn hai triệu đồng bào ta vì nạn đói.
+ Trong năm năm chúng bán nước ta hai lần cho Nhật.
+ Phản bội quân đồng minh, dâng Đông Dương hai lần cho Nhật.
+ Khi trốn chạy còn tàn sát các chiến sĩ cách mạng của ta ở trong tù...(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý phân tích cơ sở thực tiễn của bản Tuyên ngôn độc lập tại đây.

 

II. Bài văn mẫu Phân tích cơ sở thực tế bản tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh (Chuẩn)

Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được khai sinh khi Hồ Chí Minh đọc bản "Tuyên ngôn Độc lập" ngày 2/ 9/1945 tại quảng trường Ba Đình trước hàng triệu đồng bào. Nếu ở phần đầu tác phẩm Hồ Chí Minh đưa ra bản "Tuyên ngôn độc lập" của Mĩ và "Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền" của Pháp để làm cơ sở pháp lí thì đến phần hai Người đã nêu lên cơ sở thực tế của bản tuyên ngôn.

Cơ sở ấy bắt nguồn từ việc Hồ Chí Minh tố cáo những tội ác của thực dân Pháp. Người đã liệt kê ra những hành động mà chúng đã thực hiện đối với dân tộc ta. Những việc chúng làm luôn đi ngược lại với chính nghĩa và lòng nhân đạo. Thực dân Pháp đã lợi dụng "lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái" để áp bức nhân dân ta, xâm chiếm lãnh thổ đất nước ta trong suốt hơn tám mươi năm nay. Những chính sách cai trị của chúng vô cùng hà khắc và tàn bạo.

Về chính trị, chúng "tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào", những nhà tù được chúng lập ra nhiều hơn cả trường học". Chúng "thẳng tay chém giết" những người con yêu nước của dân tộc. Chúng "thi hành chính sách ngu dân", làm giống nòi ta suy nhược bằng thuốc phiện và rượu cồn. Thực dân Pháp có dã tâm lớn khi lập ra ba chế độ chính trị khác nhau ở ba miền để ngăn không cho nước ta thống nhất và chia cách sự đoàn kết của nhân dân ta.

Về kinh tế, chúng "bóc lột nhân dân ta đến xương tủy", "cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu", đặt ra vô số thứ thuế vô lí khiến dân ta lâm vào tình cảnh khốn đốn, bần cùng. Độc ác nhất là chúng gây ra nạn đói năm 1945 giết chết hơn hai triệu đồng bào ta. Những thủ đoạn của chúng vô cùng tàn nhẫn bộc lộ bản chất vô nhân đạo. Đó là tội ác diệt chủng. Chúng muốn xóa bỏ nước ta trên bản đồ thế giới, muốn tiêu diệt hết nòi giống ta để chúng dễ bề xâm chiếm và cai trị. Chỉ trong vòng năm năm mà "chúng bán nước ta hai lần cho Nhật" vậy mà chúng còn kể công "bảo hộ", "khai hóa". Hơn thế nữa, chúng còn khẳng định Đông Dương là thuộc địa của mình trong khi sự thực thì chúng đã đầu hàng Nhật, Đông Dương trở thành thuộc địa của Nhật và nhân dân ta đã giành lại quyền tự do, độc lập từ tay phát xít Nhật chứ không phải từ tay thực dân Pháp. Chúng thẳng tay khủng bố Việt Minh, "thậm chí đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng". Thủ đoạn của chúng không chỉ tàn nhẫn mà nhân cách của chúng còn đê tiện, tráo trở. Tuy vậy, bằng lòng nhân đạo của mình, "sau cuộc biến động ngày 9 tháng 3, Việt Minh đã giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên thùy, lại cứu cho nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật và bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ". Nhân dân ta luôn dương cao lá cờ chính nghĩa và "vẫn giữ thái độ khoan hồng" với chính kẻ thù của mình. Còn thực dân Pháp thì tàn ác, vô nhân đạo, cuộc chiến tranh mà chúng gây ra cho dân tộc ta là một cuộc chiến tranh phi nghĩa. Chúng đã phản bội phe Đồng minh, bắt tay thông đồng với bọn phát xít để chúng mở rộng công cuộc xâm chiếm thuộc địa. Những từ ngữ "tuyệt đối không cho", "dã man", "thẳng tay chém giết", "tắm", "bể máu", "bóc lột đến tận xương tủy",...đã thể hiện thái độ căm phẫn của tác giả trước những tội ác của chúng.

Qua việc vạch trần bản chất của thực dân Pháp, Hồ Chí Minh đã khẳng định tinh thần chiến đấu và truyền thống đoàn kết của dân tộc. Người tuyên bố "thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam". Chúng ta đã "lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật chứ không phải. Như vậy, nước ta không còn mối liên quan nào đến thực dân Pháp nữa. Chúng ta "một lòng kiên quyết chống lại âm mưu của chúng" và chúng ta cũng một lòng quyết chiến quyết thắng để giành lại nền độc lập, tự do cho dân tộc. Với những dẫn chứng, lí lẽ thuyết phục ấy các nước Đồng minh không thể không công nhận nền độc lập của dân tộc ta. Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập"! Từ cơ sở thực tiễn là những tội ác của thực dân Pháp, Người đã tuyên bố với toàn thể thế giới rằng: "Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã trở thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vùng quyền tự do, độc lập ấy".

Với giọng điệu hùng hồn, đanh thép cùng những bằng chứng xác thực và cách lập luận chặt chẽ, cơ sở thực tế của bản tuyên ngôn nói riêng và toàn bộ bản tuyên ngôn của Hồ Chí Minh nói chung đã khẳng định nước Việt Nam hoàn toàn độc lập, tự do. Đồng thời tác phẩm này cũng thể hiện phong cách chính luận của Người một cách rõ rệt.

-------------HẾT---------------

Tuyên ngôn độc lập là văn kiện quan trọng không chỉ có ý nghĩa chính trị, lịch sử to lớn mà còn là áng văn chính luận xuất sắc của nền văn học Việt Nam. Cùng với việc tìm hiểu nội dung bài Phân tích cơ sở thực tế bản tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh, các em có thể tham khảo thêm các bài văn mẫu khác như: Phân tích Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh, Cảm nghĩ về tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của chủ tịch Hồ Chí Minh, Chứng minh tính chính luận mẫu mực trong Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh, Bình luận những ý kiến đánh giá về Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh.

Trong Tuyên ngôn độc lập, chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa vào rất nhiều dẫn chứng thực tiễn từ hai bản tuyên ngôn của Pháp, Mĩ, từ chính cuộc đấu tranh của dân tộc. Các em hãy cùng tham khảo bài Phân tích cơ sở thực tế bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh dưới đây để thấy được tác dụng của việc đưa vào những cơ sở thực tiễn cũng như sự sắc sảo, chất trí tuệ của Hồ Chí Minh.
Phân tích bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Phân tích phần cuối của bản Tuyên ngôn độc lập
Giá trị lịch sử và chất chính luận trong Tuyên ngôn độc lập
Chứng minh tính chính luận mẫu mực trong Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh
Phân tích Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh
Dàn ý phân tích đoạn mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ Tịch Hồ Chí Minh

ĐỌC NHIỀU