Luật An toàn thực phẩm 2010, Luật số 55/2010/QH12 của quốc hội

Luật An toàn thực phẩm là một công cụ quan trọng để Nhà nước quản lý công tác vệ sinh an toàn thực phẩm. So với pháp lệnh cũ trước đây, Luật An toàn thực phẩm 2010 đã có những thay đổi, bổ sung quy định phù hợp hơn với tình hình thực tế và các chủ trương, đường lối trong thời kỳ hội nhập này.

Luật An toàn thực phẩm 2010 mới nhất, những nội dung đáng chú ý
 

Mục Lục bài viết:
1. Khái quát về Luật An toàn thực phẩm.
2. Những nội dung đáng chú ý của Luật An toàn thực phẩm.
2.1. Nguyên tắc quản lý an toàn thực phẩm.
2.2. Thêm nhiều hành vi bị cấm.
2.3. Điều kiện đảm bảo an toàn đối với thực phẩm.
2.4. Xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm.
2.5. Kiểm nghiệm thực phẩm, phân tích nguy cơ đối với ATTP.
2.6. Thêm quy định quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

* Danh mục từ viết tắt

- ATTP: An toàn thực phẩm.
 

1. Khái quát về Luật An toàn thực phẩm

- Luật An toàn thực phẩm mới nhất hiện nay đang có hiệu lực thi hành là Luật An toàn thực phẩm 2010. Luật có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2011.

- Luật được hướng dẫn bởi Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm.

- Phạm vi điều chỉnh của luật gồm những vấn đề sau đây:

+ Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong bảo đảm ATTP;

+ Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm, sản xuất, kinh doanh thực phẩm và nhập khẩu, xuất khẩu thực phẩm;

+ Quảng cáo, ghi nhãn thực phẩm; kiểm nghiệm thực phẩm; phân tích nguy cơ đối với ATTP;

+ Phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm;

+ Thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm;

+ Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

- Luật có 11 chương và 72 điều, cụ thể như sau:

+ Chương I. Những quy định chung gồm 6 điều (từ Điều 1 đến Điều 6).

+ Chương II. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong bảo đảm ATTP gồm 3 điều (từ Điều 7 đến Điều 9).

+ Chương III. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm gồm 9 điều (từ Điều 10 đến Điều 18).

+ Chương IV. Điều kiện bảo đảm an toàn trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm gồm 15 điều (từ Điều 19 đến Điều 33).

+ Chương V. Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm gồm 4 điều (từ Điều 34 đến Điều 37).

+ Chương VI. Xuất khẩu và Nhập khẩu thực phẩm gồm 5 điều (từ Điều 38 đến Điều 42).

+ Chương VII. Quảng cáo và Ghi nhãn thực phẩm gồm 2 điều (Điều 43 và Điều 44).

+ Chương VIII. Kiểm nghiệm thực phẩm, phân tích nguy cơ đối với ATTP, phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về ATTP gồm 11 điều (từ Điều 45 đến Điều 55) và chia thành 4 mục.

+ Chương IX. Thông tin, giáo dục truyền thông về ATTP gồm 5 điều (từ Điều 56 đến Điều 60).

+ Chương X. Quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm gồm 10 điều (từ Điều 61 đến Điều 70).

+ Chương XI. Điều khoản thi hành gồm 2 điều (Điều 71 và Điều 72).

* Tải Luật An toàn thực phẩm TẠI ĐÂY

 

2. Những nội dung đáng chú ý của Luật An toàn thực phẩm


2.1. Nguyên tắc quản lý an toàn thực phẩm

- Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2003 trước đây chỉ có nội dung quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Trong khi đó, Điều 3 Luật An toàn thực phẩm 2010 thì nêu ra 06 nguyên tắc quản lý gồm có:

+ Bảo đảm ATTP là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

+ Sản xuất, kinh doanh thực phẩm là hoạt động có điều kiện; tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải chịu trách nhiệm về an toàn đối với thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh.

+ Quản lý ATTP phải trên cơ sở quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, quy định do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành và tiêu chuẩn do tổ chức, cá nhân sản xuất công bố áp dụng.

+ Quản lý ATTP phải được thực hiện trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên cơ sở phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm.

+ Quản lý ATTP phải bảo đảm phân công, phân cấp rõ ràng và phối hợp liên ngành.

+ Quản lý ATTP phải đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Nội dung chính của Luật An toàn thực phẩm 2010

2.2. Thêm nhiều hành vi bị cấm

Quy định cũ chỉ đưa ra 07 hành vi bị cấm, tuy nhiên theo luật mới thì có đến 13 hành vi bị cấm. Theo đó, luật mới đã bổ sung thêm các hành vi như:

- Sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại cơ sở không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP theo quy định. Chủ thể phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm có thể là cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp có sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

- Quảng cáo thực phẩm sai sự thật, gây nhầm lẫn đối với người tiêu dùng.

- Người mắc bệnh truyền nhiễm tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

- Che dấu, làm sai lệch, xóa bỏ hiện trường, bằng chứng về sự cố an toàn thực phẩm hoặc các hành vi cố ý khác cản trở việc phát hiện, khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm.

- ...

2.3. Điều kiện đảm bảo an toàn đối với thực phẩm

- Điều kiện đảm bảo an toàn đối với thực phẩm và điều kiện đảm bảo ATTP trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm; chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhập khẩu và xuất khẩu thực phẩm đã được luật quy định cụ thể hơn rất nhiều so với pháp lệnh cũ, trong đó, nội dung trọng tâm là hồ sơ, thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Luật bãi bỏ việc cơ quan có thẩm quyền công bố tiêu chuẩn vệ sinh ATTP mà do tổ chức, cá nhân tự công bố.

 

2.4. Xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm

- Điểm mới của Luật so với pháp lệnh cũ ở vấn đề này là quy định xử phạt theo lỗi vi phạm và theo giá trị lô sản phẩm thực phẩm và tịch thu tiền do hành vi vi phạm thu được.

- Bên cạnh đó, quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân cũng được Luật quy định rõ ràng hơn trong pháp lệnh.

 

2.5. Kiểm nghiệm thực phẩm, phân tích nguy cơ đối với ATTP

- Quy định cũ chỉ nêu về vấn đề phòng ngừa, khắc phục ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm.

- Luật mới đã quy định thêm việc phân tích nguy cơ, phòng ngừa và ngăn chặn, khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm, triển khai truy xuất nguồn gốc thực phẩm, thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn.

 

2.6. Thêm quy định quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

- Luật mới quy định 5 điều về vấn đề quản lý nhà nước về ATTP (Điều 61 - 65), trong khi đó pháp lệnh cũ chỉ quy định 2 điều.

- Luật mới cũng quy định trách nhiệm chung và trách nhiệm cụ thể của từng bộ, ngành trong việc quản lý nhà nước về ATTP.

Trên đây là những thông tin về luật an toàn thực phẩm mà bạn đọc có thể theo dõi. Những quy định mới đã thể chế hóa các đường lối, chủ trương của Nhà nước, đồng thời nâng cao trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức, các cấp, ban ngành có liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm. Bạn đọc có thể xem thêm các văn bản quy phạm pháp luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam như Luật an ninh mạng, Luật an ninh mạng, Luật chăn nuôi, Luật dân sự, Luật chứng khoán, ...

Trước đây, công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm thực hiện theo Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm 2003. Tuy nhiên, trong thời đại phát triển, các quy định của pháp lệnh dường như đã không còn phù hợp, gây nhiều khó khăn khi thực hiện. Chính vì vậy, sự ra đời của Luật An toàn thực phẩm đã giải quyết vấn đề nêu trên. Cùng Taimienphi.vn tìm hiểu nội dung chi tiết tại bài viết sau.
Top Phần mềm quản lý cầm đồ tốt nhất
Top phần mềm quản lý cửa hàng điện thoại
Phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng tốt nhất
Phần mềm quản lý tiệm vàng
[HOT] Phần mềm quản lý phòng GYM TimeGym Online
Top phần mềm quản lý shop quần áo tốt nhất

ĐỌC NHIỀU