Lỗi khi khởi động Windows 10, 8, 7, XP

Nếu nói về các lỗi khởi động Windows thì có lẽ lỗi màn hình xanh máy tính là phổ biến nhất cho tất cả các hệ điều hành hiện nay. Tuy vậy không chỉ có lỗi màn hình xanh máy tính là xuất hiện mà còn rất nhiều các lỗi thông báo khác khiến người dùng rất khó nhận biết cũng như cách sửa chữa các vấn đề trên.

Trong bài viết này chúng tôi sẽ tổng hợp lại các lỗi khởi động Windows hay xảy ra và phổ biến với người dùng. Giúp cho những ai đang sử dụng Windows 10, 8, 7 hay thậm chí là Windows XP cũng có thể làm theo và lỗi khởi động máy tính này một cách đơn giản và hiệu quả nhất.

Lỗi khi khởi động Windows 10, 8, 7, XP

1. Fix lỗi 0xc000000f trên máy tính

Lỗi 0xc000000f xảy ra khá phổ biến trên máy tính bao gồm hệ điều hành Windows 7, 8 hay Windows 10 và phần lớn là người dùng Windows 7 gặp phải. Để sửa lỗi khởi động Windows này chúng ta làm theo các bước sau.

Bước 1: Trước tiên chúng ta cần một USB cài Windows 7 hoặc một đĩa DVD nếu máy tính bạn hỗ trợ. Bạn đọc có thể tham khảo cách cài Windows 7 bằng USB tại đây.

Bước 2: Tiến hành cài Windows 7 như thông thường nhưng trong mục dưới chúng ta không chọn Install now mà thay thế vào đó là phần Repair your computer.

Bước 3: Chọn tiếp hệ điều hành cần sửa lỗi, ở đây là Windows 7.

Bước 4: Tại mục này chúng ta sẽ sử dụng Command Prompt để lỗi khởi động Windows.

Bước 5: Tại đây bạn gõ lệnh là bootrec.exe /fixmbr rồi sau đó khởi động lại máy tính là xong.

2. Sửa lỗi NTLDR is missing

Bước 1: Tình trạng NTLDR is missing khá thường xuyên xảy ra và đây cũng là lỗi khởi động Windows rất phổ biến. Để khắc phục được tình trạng này có một cách rất đơn giản đó chính là sử dụng USB Boot, tham khảo thêm cách tạo USB Boot bằng Hiren Boot tại đây.

Trong Hiren Boot có một chức năng đề là Fix NTLDR is Missing và bạn chỉ cần nhấn vào đó để hệ thống tự động sửa lỗi.

Bước 2: Sau đó chọn 1ST TRY THIS để hệ thống tự động khởi động sửa lỗi khởi động Windows nhé.

3. Sửa lỗi khởi động máy tính mất winload.exe

Bước 1: Để sửa lỗi mất Windoad.exe trước tiên chúng ta phải vào được chế độ Advanced Options, tham khảo liên kết hướng dẫn truy cập Advanced Optionstrước khi tiến hành sửa lỗi khởi động Windows này nhé.

Bước 2: Sau đó bạn chọn tiếp Troubleshoot.

Bước 3: Tiếp tục lựa chọn Refresh your PC để tiến hành làm mới Windows của bạn.

Đợi hệ thống khởi động lại và khởi chạy.

Bước 4: Sau đó lựa chọn hệ điều hành cần sửa lỗi khởi động Windows.

Bước 5: Nhập mật khẩu vào nếu có rồi nhấn vào Continue.

Sau bước này bạn cần phải có một USB chứa Windows hoặc đĩa DVD để hệ thống tự động làm mới lại PC của bạn cũng như phục hồi lại file Winload.exe.

4. Lỗi Operating system not found

Bước 1: Để sửa lỗi Operatin System not found chúng ta chỉ cần vào BIOS và chuyển sang định dạng Legacy, đơn giản vì ổ cứng không phải chuẩn UEFI nên không chạy được.

Lưu ý: Mỗi loại máy có cách vào BIOS khác nhau nên bạn cần xem qua cách vào BIOS tại đây để biết thêm nhé.

Bước 2: Tại phần Boot bạn chỉ cần để sang chế độ Legacy và bật trạng thái Enabled là xong.

Bước 3: Sau đó chúng ta save lại các thông số cài đặt rồi khởi động lại máy để sửa lỗi khởi động máy tính.

5. Lỗi Reboot and select proper Boot device

 

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến lỗi Reboot and select proper Boot device, có thể là do lỏng cáp HDD, hỏng cáp HDD cũng có thể gây ra lỗi này hoặc cũng có thể do phân vùng cài Win của bạn chưa được set Active, một vài nguyên nhân khác là do mất file MBR của Windows.

Và để sửa lỗi trên thì một giải pháp khá hiệu quả mà không cần phải cài lại Windows dành cho bạn. Tham khảo cách sửa lỗi BootLoader và làm theo hướng dẫn nhé, với cách sửa lỗi BootLoadersẽ giúp bạn có lại file MBR cũng như giải quyết các vấn đề trên.

6. Lỗi the specified module could not be found

Lỗi the specified module could not be found đơn giản chỉ là máy tính của bạn đang bị thiếu file DLL đó, trước tiên chúng ta cần phải xác định rõ là thiếu file nào. Khi thông áo lỗi sẽ xuất hiện và biết được file DLL nào đang bị thiếu.

Để khắc phục vấn đề này bạn cần phải tải file DLL đó về, xem hướng dẫn sửa lỗi thiếu file DLL trong một bài viết của Taimienphi.vn tại đây. Chúng tôi đã có hướng dẫn đầy đủ và chi tiết với cách làm dễ nhất để sửa lỗi thiếu file DLL nhé.

7. Khắc phục lỗi "Dumping Phisical memory" của Win XP

Về cơ bản thì Dumping Phisical memory là lỗi màn hình xanh chết chóc. Cũng có khá nhiều nguyên nhân xảy ra và phần lớn là do xung đột phần mềm dẫn đến. Do đó một trong những cách sửa lỗi Dumping Phisical memor hiệu quả nhất chính là gỡ phần mềm gây Dumping Phisical memory hoặc phần mềm bạn vừa cài vào gây ra. Tuy nhiên vẫn còn một cách hiệu quả hơn mà bạn có thể làm theo hướng dẫn dưới đây.

Bước 1: Đầu tiên click chuột phải vào This PC (ở Windows 7 là My Computer) sau đó chọn Properties.

Bước 2: Sau đó lựa chọn tiếp Advanced system settings.

Bước 3: Trong phần System properties bạn lựa chọn tiếp phần Settings tại phần Startup and Recovery.

Bước 4: Và trong Startup and Recovery chúng ta chỉ cần tắt bỏ Automatically restart kèm theo đó chuyển trạng thái Write debugging infomation về none là được.

8. Lỗi khi khởi động máy tính (Win XP)

 

Bước 1: Để sửa lỗi khởi động máy tính này bạn chỉ cần bỏ đĩa, USB cài Win XP vào rồi khởi chạy quá trình cài đặt.

Bước 2: Tuy nhiên chúng ta sẽ không cài đặt mà thay vào đó nhấn R để tiến hành Repair.

Bước 3: Và trong giao diện Command Prompt chúng ta lần lượt gõ lệnh bootcfg /list và bootcfg /rebuild là xong.

Nếu máy có hỏi muốn thêm boot list hay không nhấn Y nhé và sau đó gõ lênh /fastdetect rồi khởi động lại máy.

9. Máy tính không khởi động sau khi cài Windows XP SP 2

Lỗi này về cách thức thực hiện tương tự như phần trên tức là chúng ta phải có đĩa, USB cài Windows XP và vào phần Repair của Windows XP sau đó vào tiếp giao diện Command Prompt.

Bước 1: Khi hiện lên màn hình Command Prompt các bạn lần lượt gõ:

cd $NtServicePackUninstall$\Spuninst

 

batch spuninst.txt

Sau khi gõ xong hãy khởi động lại máy tính nhé và vào đến trong máy tính hãy mở Command Prompt lên rồi gõ tiếp CD %SystemRoot%\$NtServicePackUninstall$\Spuninst spuninst.exe.

Bước tiếp theo hãy làm theo hướng dẫn của hệ thống để gỡ Windows XP ra và cài đặt lại.

10. Sửa lỗi STOP: c0000221 Unknown Hard Error

Tương tự như cách làm ở phần trên khi bạn cần phải truy cập vào phần Repair của Windows XP và sao đó là phần Command Prompt tại đây bạn nhập code lần lượt rồi Enter nhé

COPY *:\I386\NTDLL.DLL C:\WINDOWS\system32\dllcache\ntdll.dll

 

COPY *:\I386\NTDLL.DLL C:\WINDOWS\system32\ntdll.dll

Lưu ý * tương ứng với trên ổ đĩa chứa Windows XP hoặc USB chứa Windows XP.

Sau khi thực hiện thao tác xong hãy khởi động lại máy tính và xem xem còn gặp lại lỗi khởi động Windows hay không.

Trên đây là tổng hợp cá lỗi khởi động Windows bạn có thể làm theo và áp dụng. Mặc dù đấy chưa phải là tất cả các lỗi khởi động máy tính nhưng Taimienphi.vn hầu hết đã đưa các lỗi phổ biến đến bạn đọc. Và trong các bài viết lần tới chúng tôi sẽ còn bổ sung thêm nhiều lỗi khác nhau gửi đến bạn đọc.

Ngoài ra Taimienphi.vn cũng khuyến khích bạn đọc sử dụng Windows 10 vì lỗi Windows 10 ít hơn các hệ điều hành cũ do được hỗ trợ liên tục. Do đó Taimienphi.vn đề xuấ bạn nên cập nhật lên hệ điều hành mới nhất và Taimienphi.vn cũng có rất nhiều bài viết sửa lỗi Windows 10 để hỗ trợ cho bạn đọc nếu gặp phải.

Trong quá trình sử dụng máy tính chúng ta gặp rất nhiều vấn đề về lỗi khởi động Windows bao gồm Windows 10, 8, 7 hay thậm chí là XP. Và để sửa các lỗi khởi động Windows đó thì trong bài viết này Taimienphi.vn sẽ tổng hợp lại cho bạn các lỗi khởi động máy tính phổ biến nhất mà người dùng hay gặp.
Bỏ tính năng Fast Startup, fix lỗi màn hình đen khi khởi động win 8 và win 10
Khắc phục lỗi màn hình đen khi khởi động Windows 10?
Cách dùng lệnh Shutdown, Restart Windows 10, 7, 8, XP đầy đủ
Sửa lỗi BOOTMGR is missing khi khởi động Windows Vista, 7, 8, 8.1, 10
Cách xoay màn hình máy tính, laptop Windows 10, 8, 7, XP
Cách sửa lỗi LogonUI.exe trên Windows 10, 8, 7

ĐỌC NHIỀU