Các mã HTTP truyền tải các thông tin quan trọng cho người dùng. Nếu bạn là chủ sở hữu trang web, nắm được các lỗi 404 Not Found và một số lỗi HTTP phổ biến sẽ giúp bạn cải thiện được thứ hạng trang web của mình trong công cụ tìm kiếm của Google.
Tìm hiểu mã trạng thái (status code)
Đằng sau mỗi thông báo lỗi trang mà bạn nhìn thấy trên trang web đều có một mã trạng thái HTTP (status code) mà máy chủ gửi. Mã trạng thái có dạng số gồm 3 chữ số. Chữ số đầu tiên đánh dấu lớp của mã trạng thái:
- Mã trạng thái 1XX có thông tin.
- 2XX hiển thị thành công.
- 3XX là để chuyển hướng.
Tuy nhiên thường thì các lỗi mà bạn nhìn thấy và gặp phải thuộc mã trạng thái 4XX và 5XX:
- 4XX chỉ ra lỗi từ phía client.
- 5XX chỉ ra các vấn đề từ phía máy chủ.
Lỗi HTML trên trang được hiển thị trong các trường hợp này vì client không biết cách làm thế nào để di chuyển.
Lỗi 404 Not Found và một số lỗi HTTP phổ biến
Lỗi từ phía client máy khách (mã lỗi 4XX)
1. Lỗi 400 - Bad Request
Bất cứ khi nào client gửi yêu cầu đến máy chủ mà máy chủ không hiểu, trên trang web sẽ hiển thị thông báo lỗi 400 Bad Request. Lỗi này thường xảy ra khi dữ liệu được gửi bởi trình duyệt không tuân theo các quy tắc (rule) của giao thức HTTP, vì vậy máy chủ không biết cách làm thế nào để xử lý một yêu cầu có chứa cú pháp không đúng định dạng.
Nếu nhìn thấy thông báo lỗi 400, rất có thể là do sự cố về phía client, có thể là do: hệ điều hành không được bảo vệ đầy đủ, kết nối Internet không ổn định, trình duyệt bị lỗi hoặc sự cố bộ nhớ cache.
Giải pháp lý tưởng là thử kiểm tra lại kết nối Internet, trình duyệt, máy tính của bạn trước khi liên hệ với chủ sở hữu trang web.
Đầu tiên thử mở lại đúng trang web đó trên trình duyệt khác, xóa bộ nhớ cache và kiểm tra xem bạn có cần cài đặt bản cập nhật bảo mật nào hay không. Nếu thường xuyên gặp lỗi 400 khi mở các trang web khác có thể là do máy tính hoặc Mac đang chờ cài đặt bản cập nhật bảo mật.
2. Lỗi 401 - Authorization Required
Khi một trang web được bảo vệ bằng mật khẩu sau yêu cầu của client, máy chủ sẽ phản hồi mã lỗi 401 Authorization Required. Lỗi 401 không trả về thông báo lỗi truyền thống ngay lập tức, trên màn hình sẽ hiển thị cửa sổ popup yêu cầu người dùng cung cấp mật khẩu đăng nhập.
Nếu cung cấp mật khẩu đăng nhập, mọi thứ sẽ ổn và bạn có thể tiếp tục truy cập trang web được bảo vệ mà không xảy ra bất kỳ sự cố nào. Nếu không, bạn sẽ được chuyển hướng đến trang thông báo lỗi Authorization Required.
Nếu là chủ sở hữu trang web, bạn có thể thêm cùng một mật khẩu bảo vệ cho trang web của mình hoặc một phần trang web thông qua tài khoản cPanel.
Click chọn Password Protect Directories trong menu Security và chọn thư mục web mà bạn muốn bảo vệ. Nó là lớp bảo mật tốt để hạn chế quyền truy cập vào khu vực quản trị của bạn, chẳng hạn như thư mục wp-admin trong trang web WordPress.
3. Lỗi 403 - Forbidden
Khi máy chủ hiểu yêu cầu của client nhưng vì một số lý do nào đó mà từ chối thực hiện, trên màn hình bạn sẽ nhìn thấy thông báo lỗi 403 Forbidden. Lỗi này không phải là vấn đề ủy quyền. Bằng cách trả lại mã trạng thái 403 tức là máy chủ từ chối client mà không có bất kỳ lời giải thích nào.
Nguyên nhân phổ biến gây ra lỗi là do chủ sở hữu trang web không muốn cho phép khách truy cập duyệt qua cấu trúc thư mục file của trang web. Khi kiểu bảo vệ này được kích hoạt, bạn không thể truy cập trực tiếp các thư mục trên trang web. Ngoài ra nguyên nhân khác là do file cụ thể mà client yêu cầu không được phép xem trên web.
Vì lý do bảo mật trên trang web của mình, bạn có thể thiết lập bảo vệ 403. Giải pháp lý tưởng này để bảo vệ trang web của bạn không bị tấn công bằng cách ẩn cấu trúc thư mục hoặc file chứa thông tin dễ bị tổn thương.
Tin vui là nhiều máy chủ web cung cấp dịch này mặc định cho client của họ. Nhưng nếu muốn bổ sung thêm lớp bảo mật, mở tài khoản cPanel của bạn và truy cập Menu Advanced, chọn Index Manager.
Tại đây bạn có thể tùy chỉnh cách mà khách truy cập xem một thư mục cụ thể trên trang web của mình. Nếu chọn No Indexing, khi mộtclient cố gắng truy cập một thư mục cụ thể nào đó, họ sẽ nhận được thông báo lỗi 403.
4. Lỗi 404 - Not Found
404 là mã trạng thái HTTP phổ biến nhất hiện nay. Trình duyệt web sẽ trả lại trang HTML 404 khi máy chủ không tìm thấy bất cứ thứ gì trên vị trí được yêu cầu.
Có 2 nguyên nhân chính gây ra lỗi 404 Not Found page. Thứ nhất có thể là do khách truy cập nhập sai URL, hoặc nguyên nhân thứ 2 có thể là do cấu trúc permalink của trang web đã bị thay đổi và incoming link đã được di chuyển đến các vị trí khác nhau.
Thường thì lỗi 404 xuất hiện là do khách truy cập nhập sai URL. Lỗi xảy ra khi một trang web được chuyển sang máy chủ web mới và DNS vẫn trỏ đến vị trị cũ của trang. Loại lỗi này thường biến mất sau một thời gian.
Nhiều chuyên gia SEO cho rằng lỗi 404 Not Found và một số lỗi HTTP phổ biến có thể ảnh hưởng xấu đến thứ hạng công cụ tìm kiếm trên trang web của bạn, nhưng Google nói rằng lỗi 404 không ảnh hưởng gì đến thứ hạng trang web của bạn trong Google và bạn có thể bỏ qua lỗi, vì công cụ tìm kiếm coi 404 là phần bình thường của trang web.
Giải pháp phổ biến nhất để giảm lỗi 404 là sử dụng 301 chuyển hướng các trang đã bị xóa vĩnh viễn và 302 cho những trang tạm thời không có sẵn.
5. Lỗi 408 - Request Time-Out
Khi yêu cầu của client mất nhiều thời gian, máy chủ đã hết hời gian, đóng kết nối và trình duyệt sẽ hiển thị thông báo lỗi 408 Request Time-Out.
Lỗi Time-Out xảy ra vì máy chủ không nhận được yêu cầu hoàn chỉnh từ phía client trong khoảng thời gian mà nó được chuẩn bị để chờ đợi. Lỗi 408 có thể xảy ra do khối lượng công việc mà máy chủ thực hiện hoặc trên hệ thống của client quá tải.
Trong một số trường hợp cả 2 đầu kết nối hoạt động bình thường, nhưng một kết nối Internet tạm thời làm chậm việc gửi thông điệp. Các trang web lớn thường có xu hướng khắc phục lỗi 408 giống như cách mà bạn làm để khắc phục lỗi 404. Ngoài ra lỗi 408 còn được khắc phục bằng cách nhấn phím F5 để tải lại trang.
6. Lỗi 410 - Gone
Lỗi 410 khá giống với lỗi 404. Cả 2 lỗi này xảy ra là do máy chủ không tìm thấy file yêu cầu, nhưng lỗi 404 cho biết file đích có thể có sẵn ở đâu đó trên máy chủ, lỗi 410 cho biết điều kiện vĩnh viễn.
Lỗi 410 hiển thị client có tài nguyên được thực hiện có chủ ý không có sẵn, và chủ sở hữu trang web muốn xóa các incoming link khỏi Web. Lỗi 404 được sử dụng khi máy chủ không chắc chắn nếu không có sẵn các file vĩnh viễn, nhưng lỗi 410 luôn cho thấy sự chắc chắn hoàn toàn.
Nếu bạn là người quản lý máy chủ riêng của mình, điều quan trọng cần phải hiểu là cách các trình thu thập thông tin của Google xử lý lỗi 404 và 410 như thế nào. Matt Cutts, người đứng đầu bộ phận tìm kiếm và chống spam của Google đã giải thích về sự khác biệt này. Giải pháp lý tưởng là bạn nên hiểu rõ sự khác nhau giữa lỗi 404 và 410 để nâng cao tính thân thiện với Google.
Lỗi từ phía máy chủ (mã lỗi 5XX)
7. Lỗi 500 - Internal Server Error (lỗi máy chủ nội bộ)
Lỗi Internal Server Error là lỗi máy chủ phổ biến nhất. Lỗi này xảy ra bất cứ khi nào máy chủ gặp điều kiện không mong muốn, ngăn không cho máy chủ hoàn thành yêu cầu của client. Mã lỗi 500 là mã lỗi chung, được trả về khi không có mã lỗi 5XX nào khác từ phía máy chủ.
Mặc dù không thể giải quyết tận gốc sự cố này, nhưng bạn có thể áp dụng một số giải pháp tạm thời để khắc phục sự cố như tải lại trang (vì lỗi có thể là tạm thời), xóa bộ nhớ cache trình duyệt (vì nguyên nhân gây ra sự cố có thể là do phiên bản được lưu trong bộ nhớ cache của trang web), xóa cookie trình duyệt và khởi động lại trình duyệt.
Ngoài ra bạn có thể liên hệ với Webmaster (quản trị viên trang web) (giống như các sự cố khác trên máy chủ) để họ có thể khắc phục các sự cố trên trang web của mình.
Nếu gặp phải lỗi 500 trên trang web riêng của mình, bạn nên liên hệ với nhà cung cấp hosting. Nguyên nhân có thể là do quyền cho phép, file .htaccess bị lỗi hoặc giới hạn bộ nhớ thấp. Nếu trang web của bạn là WordPress, nguyên nhân gây lỗi 500 có thể là do plugin của bên thứ 3. Thử kiểm tra bằng cách vô hiệu hóa từng plugin này đi, cho đến khi tìm ra thủ phạm là nguyên nhân gây lỗi.
8. Lỗi 502 - Bad Gateway
Lỗi 502 xảy ra đồng nghĩa với việc xảy ra sự cố giao tiếp giữa 2 máy chủ, lỗi 502 xảy ra khi client kết nối với một máy chủ đang hoạt động như một gateway hoặc proxy cần truy cập máy chủ nguồn cung cấp thêm dịch vụ cho nó.
Máy chủ khác nằm ở vị trí cao hơn trong hệ thống phân cấp máy chủ. Nó có thể là máy chủ web Apache được truy cập bởi một máy chủ proxy, hoặc máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ Internet lớn được truy cập bởi máy chủ cục bộ.
Khi gặp phải lỗi Bad Gateway, máy chủ sẽ nhận được phản hồi không hợp lệ từ máy chủ nguồn.
Trong hầu hết trường hợp, lỗi xảy ra không có nghĩa là máy chủ nguồn bị giảm, nhưng 2 máy chủ giao tiếp trên giao thức không đồng ý về cách trao đổi dữ liệu.
Điều này thường xảy ra khi một trong số các máy chủ được cấu hình hoặc được lập trình không chính xác. Liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ hosting của bạn nếu gặp phải lỗi 502 trên trang web riêng của mình.
9. Lỗi 503 - Service Temporarily Unavailable
Lỗi Service Temporarily Unavailable (hoặc đôi khi là lỗi Out of Resources) xảy ra khi máy chủ tạm thời bị quá tải, hoặc khi máy chủ đang trong quá trình bảo trì định kỳ. Mã lỗi 503 có nghĩa là máy chủ web hiện không có sẵn. Các điều kiện tạm thời này sẽ được giải quyết sau một thời gian trì hoãn.
Nếu là chủ trang web, điều quan trọng là bạn phải có kiến thức về mã trạng thái 503 để xử lý đúng quy trình bảo trì. Nếu không xử lý bảo trì định kỳ đúng cách, có thể sẽ ảnh hưởng xấu đến công cụ tìm kiếm xếp hạng trang web của bạn.
10. Lỗi 504 - Gateway Time-Out
Lỗi Gateway Time-Out xảy ra đồng nghĩa với việc quá trình giao tiếp giữa máy chủ - máy chủ gặp phải sự cố nào đó, tương tự như lỗi 502 Bad Gateway. Khi mã trạng thái 504 được trả về, một máy chủ cấp cao hơn có nhiệm vụ phải gửi dữ liệu tới máy chủ được kết nối với client. Trong trường hợp này máy chủ cấp thấp hơn không nhận được phản hồi kịp thời từ máy nguồn mà nó truy cập.
Sự cố time-out này cũng tương tự như trong trường hợp mã trạng thái 408 Request Time-Out, nhưng không xảy ra giữa client và máy chủ mà là giữa 2 máy chủ trong back end. Lỗi Gateway Time-Out cho biết quá trình giao tiếp giữa 2 máy chủ xảy ra chậm, và lỗi cũng có thể xảy ra khi máy chủ cấp cao hơn bị giảm hoàn toàn.
Lỗi 504 cũng liên quan đến các vấn đề kết nối mạng, chỉ những người có quyền truy cập mạng đó mới có thể khắc phục lỗi. Giống như các lỗi HTTP từ phía máy chủ khác, đôi khi chỉ cần làm mới lại trang, tải lại trang cũng có thể khắc phục được vấn đề, tất nhiên chỉ có các nhà cung cấp dịch vụ mạng mới có thể làm được điều này.
Trên đây Taimienphi.vn vừa cung cấp cho bạn danh sách lỗi 404 Not Found và một số lỗi HTTP phổ biến, cũng như cách khắc phục các lỗi duyệt web thường gặp. Nếu có ý kiến gì cần giải đáp, vui lòng để lại câu hỏi của bạn trong phần bình luận bên dưới bài viết nhé!