Dàn ý phân tích nhân vật Xuân Tóc Đỏ trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia
1. Mở bài
- Vũ Trọng Phụng là nhà văn hiện thực của Việt Nam, ông đứng giữa phố phường để khai thác những góc khuất của thành thị, từ đó sáng tạo ra những thiên tiểu thuyết, những tác phẩm có giá trị hiện thực, phê phán đả kích vô cùng sâu cay một xã hội thực dân - nửa phong kiến thối nát, lố lăng, đồi bại.
- Một trong những nhân vật đại diện cho lớp người thượng lưu, lố bịch dối trá, đại diện cho kết tinh, sản phẩm của xã hội lúc bấy giờ chính là nhân vật Xuân Tóc Đỏ trong tiểu thuyết Số đỏ, xuất hiện thoáng qua trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia.
2. Thân bài
* Tác giả, tác phẩm:
- Vũ Trọng Phụng (1912-1939), mồ côi cha từ nhỏ, từng bươn chải nhiều nghề để kiếm sống trước khi bước vào con đường viết văn. Văn học của ông là tiếng nói phê phán sâu cay một xã hội rối ren với những kẻ mang danh quý tộc, thượng lưu nhưng bản chất lại là những kẻ có lối sống và tâm hồn thối nát, đồi bại.
- Tác phẩm: Số đỏ, Giông tố, Vỡ đê, Cơm thầy cơm cô, Kỹ nghệ lấy tây,...
- Đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia nằm ở chương XV của tiểu thuyết Số đỏ, kể về đám ma "thượng lưu" của cụ cố tổ, người mà vô tình bị Xuân làm tức chết.
* Hoàn cảnh xuất thân của Xuân Tóc Đỏ:
- Mồ côi, vì thói dối gian, lưu manh bên bị bác đuổi khỏi nhà, lưu lạc đầu đường xó chợ.
- Làm nghề trèo me, trèo sấu, bán thuốc dạo, nhặt ban quần,... để kiếm sống.
- Chứng kiến đủ những tệ nạn, thói đời đen bạc, hình thành nên một nhân cách bị tha hóa.
* Sự lưu manh hóa, tha hóa của Xuân Tóc Đỏ:
- Sự lưu manh của hắn xuất phát từ chính tính cách vốn gian xảo từ nhỏ, kết hợp việc phải bươn chải với cuộc sống khổ cực khiến hắn tự phát triển theo hướng lưu manh, và sự lưu manh của Xuân có phần khôn ngoan, giảo hoạt.
- Sự lưu manh hóa của Xuân không diễn ra bằng sự bạo lực, máu me, đâm thuê chém mướn mà nó lại xuất phát từ chính tâm hồn, từ chính trong lời ăn tiếng nói, cách cư xử.
- Có thể nói rằng những tối tăm, xấu xa trong cái xã hội phong kiến - nửa thực dân mực đồng thau lẫn lộn dường như đã kết tinh hết trong một con người như Xuân tóc đỏ, vô giáo dục, đầy xảo quyệt, dối gian, lẻo mép, quen lọc lừa và ưa hư vinh phù phiếm.
=> Bi kịch của Xuân cũng là bi kịch bị lưu manh hóa, tuy nhiên nhân vật này lại biết lợi dụng cái lưu manh của mình làm vốn liếng tiến thân.
* Yếu tố tác động, giúp đỡ Xuân trong con đường tiến thân:
- Đó là những con người tự xưng mình là tầng lớp thượng lưu, quý phái, sang trọng thế nhưng điểm nhân cách thì lại bằng không, họ ưa thích những thú vui thể xác, dâm đãng, ưa tiền tài, danh vọng, lố bịch và bại hoại.
- Ví dụ như bà Phó Đoan, cô Tuyết ngây thơ, ông cố Hồng, vợ chồng Văn Minh, và nhiều những người khác.
* Nhận xét về nhân vật Xuân Tóc Đỏ:
- Là một kẻ lưu manh chính hiệu, không có nhân cách, dâm đãng, vô giáo dục.
- Là một kẻ cực kỳ nhạy bén và thức thời, sẵn sàng thích nghi được với hoàn cảnh, luôn chuẩn bị cho mình những kịch bản, những cái mặt nạ khác nhau để ứng phó với đủ mọi thể loại người, thậm chí là nắm bọn quyền quý ấy trong lòng bàn tay.
- Tuy nhiên rất thẳng thắn với bản thân rằng mình là một kẻ không ra gì, hạ lưu.
3. Kết bài
- Cả cuộc cuộc đời Xuân và sự lưu manh của Xuân đã phơi bày ra cái bộ mặt lố bịch, đốn mạt của cái tầng lớp tự xưng là thượng lưu của cái xã hội nửa tây nửa ta lúc bấy giờ.
- Xuân là kết tinh là sản phẩm không phải của tạo hóa mà là của chính xã hội ấy, giữa một xã hội thật giả đúng sai lẫn lộn, một kẻ đầu đường xó chợ, lưu manh không nghề ngỗng phải tự cứu lấy mình bằng chính sự lưu manh, chính thói lẻo mép bẩn thỉu, chính những lời xảo ngôn, lọc lừa sao cho xứng với những kẻ tự xưng là quyền quý.
Trong dòng văn học hiện thực từ năm 1930 đến năm 1945, các nhà văn hiện thực luôn có một lối suy nghĩ rằng "các anh muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết, còn chúng tôi và những người đồng quan điểm của chúng tôi muốn tiểu thuyết phải là sự thực ở đời". Một trong số các nhà văn có quan điểm như vậy chính là nhà văn Vũ Trọng Phụng, nếu như Nam Cao đứng giữa nông thôn Việt Nam, đi sâu vào tầng lớp nhân dân cùng khổ để tìm tòi hiện thực, để đón lấy những vang động của đời, thì Vũ Trọng Phụng lại đứng giữa thành thị để khai thác những góc khuất của đời sống thành thị, để từ đó sáng tạo ra những thiên tiểu thuyết, những tác phẩm có giá trị hiện thực, phê phán đả kích vô cùng sâu cay một xã hội thực dân - nửa phong kiến thối nát, lố lăng, đồi bại. Số đỏ là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của nhà văn Vũ Trọng Phụng, mà đỉnh điểm của sự lố lăng, điên rồ của nó có lẽ nằm gọn trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia. Ở trong đoạn trích nhân vật chính của tiểu thuyết là Xuân Tóc Đỏ chỉ xuất hiện thấp thoáng thế nhưng người ta cũng đủ thấy, đủ cảm nhận được bộ mặt lố bịch, dối trá của hắn ta.
Vũ Trọng Phụng (1912-1939), mồ côi cha từ nhỏ, từng bươn chải nhiều nghề để kiếm sống trước khi bước vào con đường viết văn. Văn học của ông là tiếng nói phê phán sâu cay một xã hội rối ren với những kẻ mang danh quý tộc, thượng lưu nhưng bản chất lại là những kẻ có lối sống và tâm hồn thối nát, đồi bại. Các tác phẩm tiêu biểu phải kể đến như tiểu thuyết Số đỏ, Giông tố, Vỡ đê,...(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu đầy đủ Phân tích nhân vật Xuân Tóc Đỏ trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia tại đây.
------------------HẾT-------------------
Ngoài Dàn ý Phân tích nhân vật Xuân Tóc Đỏ trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia đã được chia sẻ như trên, chúng tôi còn chia sẻ đến các bạn học sinh những bài văn hay lớp 11 liên quan đến tác phẩm này như: Cảm nhận về tiếng khóc của Phán mọc sừng trong Hạnh phúc của một tang gia; Phân tích nghệ thuật châm biếm sắc sảo của Vũ Trọng Phụng qua đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia; Phân tích cảnh đám ma gương mẫu trong Hạnh phúc của một tang gia; Phân tích tâm trạng của các nhân vật trong Hạnh phúc của một tang gia;...