1. Mở bài
- Hoàng Lê nhất thống chí là cuốn tiểu thuyết lịch sử được tác giả Ngô gia văn phái ghi chép lại, ngoài việc tái hiện lại hiện thực xã hội lúc bấy giờ còn khắc họa thành công hình ảnh người anh hùng Quang Trung, đặc biệt qua hồi thứ 14 của tác phẩm.
2. Thân bài
* Quang Trung Nguyễn Huệ là người có sự mạnh mẽ quyết đoán khi hành động
- Khi nghe tin giặc đã đến kinh thành: Ông "định thân chinh cầm quân đi ngay"
- Chỉ trong vòng một tháng có thể làm được nhiều việc lớn: "tế cáo trời đất", lên ngôi vua, hạ lệnh xuất quân...
* Là người có trí tuệ sáng suốt, nhạy bén trong mọi trường hợp:
- Phơi bày những tội ác của giặc để nhắc nhở nhân dân, nêu ra các tấm gương quả cảm để tiếp thêm sức mạnh cho quân sĩ.
- Biết cách thuyết phục những kẻ mềm lòng, dễ thay lòng đổi dạ.
- Khen, chê, thưởng, phạt đúng người đúng việc.
* Có tầm nhìn xa trông rộng khi nói chắc như đinh đóng cột "phương lược tính đánh đã có sẵn", cách ngoại giao khi chiến tranh kết thúc...
* Tài thao lược, dùng binh như thần: Chỉ huy cuộc hành quân thần tốc.
* Hình ảnh vị vua tài năng còn hiện lên lẫm liệt khi chính ông cũng tham gia vào trận chiến, xông pha trước những mũi tên của giặc.
3. Kết bài
Qua ngòi bút tài tình, điêu luyện của Ngô gia văn phái, nhân vật Quang Trung Nguyễn Huệ đã hiện lên thật chân thực, đẹp đẽ, vừa tài năng lại vừa lẫm liệt, anh dũng.
Hoàng Lê Nhất thống chí là tiểu thuyết chương hồi nổi tiếng của nhóm tác giả Ngô Gia Văn Phái. Những sự kiện lịch sử được ghi chép lại một cách đầy chi tiết và đảm bảo tính chân thực. Ngoài các sự kiện đã xảy ra trong cuộc chiến tranh chấp quyền lực giữa nhà Lê và phong trào Tây Sơn, tác phẩm còn tập trung phác họa, tái hiện chân dung anh hùng Quang Trung Nguyễn Huệ, điều này được thể hiện rõ nét trong hồi thứ 14.
Trước hết, ta có thể thấy Quang Trung là một con người đầy quyết đoán. Mỗi việc làm của mình, nhà vua đều suy nghĩ rất thấu đáo, biết được mục đích cần phải làm và quyết tâm hành động để làm nên nó. Điều đó được chứng minh bằng các sự kiện cụ thể. Khi biết rằng giặc Thanh đang đánh chiếm thành Thăng Long - vị trí quân sự quan trọng của quân ta, ông không hề tỏ ra sợ hãi hay nao núng mà họp bàn các tướng lĩnh để đề ra những kế sách,...(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu đầy đủ Phân tích nhân vật Quang Trung trong đoạn trích Hoàng Lê nhất thống chí tại đây.
------------------------HẾT------------------------
Hoàng Lê nhất thống chí là một tác phẩm viết bằng chữ Hán của tác giả Ngô Gia Văn Phái, tác phẩm được giới thiệu với các em học sinh trong tuần học thứ 5 SGK Văn lớp 9. Bên cạnh Dàn ý phân tích nhân vật Quang Trung trong đoạn trích Hoàng Lê nhất thống chí, các bài văn mẫu hay được giáo viên yêu cầu với tác phẩm này bao gồm: Cảm nghĩ của em về người anh hùng Nguyễn Huệ trong chương XIV của Hoàng Lê nhất thống chí, Phân tích và nêu cảm nghĩ về hồi thứ mười bốn Hoàng Lê nhất thống chí, Soạn bài Hoàng Lê nhất thống chí, Phân tích nhân vật Quang Trung trong đoạn trích Hoàng Lê nhất thống chí ngắn gọn;...