Dàn ý Phân tích người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa
1. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
2. Thân bài:
a. Tên tuổi và ngoại hình
* Tên tuổi:
- Không có tên tuổi, chỉ gọi phiếm chỉ “người đàn bà hàng chài”, “mụ”.
- Vô danh, đại diện cho những người phụ nữ vùng biển khác
- Là hiện thân của những mảnh đời phụ nữ cơ cực
* Ngoại hình:
- Trạc tuổi 40, ngoại hình xấu xí, thô kệch: thân hình cao lớn, mặt rỗ
- Hiện lên trong sự lam lũ, nghèo khổ, khuôn mặt mệt mỏi, tái ngắt.
- Dáng vẻ của một người phụ nữ nhà quê, mặc cảm, tự ti “dáng vẻ lúng túng”, rụt rè khi gặp Phùng và Đẩu.
b. Số phận của người đàn bà hàng chài:
- Số phận bất hạnh và khổ đau:
+ Nhà khá giả nhưng vì xấu xí và rỗ mặt nên phải lấy một anh chàng hàng chài.
+ Quanh năm phải làm lụng, lam lũ trên biển nhưng vẫn đói nghèo.
+ Bị chồng đánh đập dã man “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng” nhưng không thể phản kháng.
c. Vẻ đẹp tâm hồn của người đàn bà hàng chài:
* Vẻ đẹp của người phụ nữ từng trải, sâu sắc, thấu hiểu sự đời:
- Thông cảm cho sự vũ phu của người chồng, do hoàn cảnh ép buộc.
- Hiểu được một con thuyền lênh đênh trên biển cần bàn tay của người đàn ông.
- Hiểu được suy nghĩ của Phùng và Đẩu.
* Vẻ đẹp của người phụ nữ nhân hậu và tình mẫu tử thiêng liêng:
- Bị chồng đánh nhưng không phản kháng, trách cứ chồng mà nhận hết trách nhiệm và tội lỗi về mình.
- Chị chấp nhận những trận đòn roi vì muốn giải tỏa những áp lực cho chồng.
- Chị có tấm lòng yêu thương con sâu sắc:
+ Không bỏ chồng vì cần người đàn ông chèo chống, lo cho con cái.
+ Không muốn con chứng kiến cảnh bạo lực, xin chồng đưa lên bờ đánh.
+ Khi bị con chứng kiến cảnh bị đánh, mụ khóc, đau khổ, xấu hổ.
+ Không muốn con làm chuyện dại dột với bố nên gửi con lên bờ.
+ Khi thấy con cái ăn no, chị hạnh phúc vô cùng.
3. Kết bài:
Lòng nhân đạo của Nguyễn Minh Châu.
1. Mở bài:
Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Minh Châu, tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa và dẫn dắt vào nhân vật người đàn bà hàng chài.
2. Thân bài:
* Phân tích về ngoại hình
- Xấu xí, thân hình cao lớn, thô kệch
- Mụ rỗ mặt, khuôn mặt mệt mỏi, buồn ngủ
* Cảnh ngộ của người đàn bà hàng chài
- Bất hạnh vì ngoại hình xấu xí
- Cuộc sống sau khi có gia đình luôn thiếu thốn về vật chất, tủi nhục về tinh thần
- Thường xuyên phải chịu những trận đòn của chồng “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”.
* Phẩm chất của người đàn bà hàng chài
- Là người mẹ có tình yêu thương con vô bờ:
+ Xin chồng mang mình lên bờ để đánh → Tránh những tổn thương về tinh thần cho các con.
+ Gửi thằng Phác lên bờ sống với ông ngoại.
+ Không chịu bỏ chồng vì muốn các con có một gia đình có bố có mẹ.
- Là người vợ có tình yêu dành cho chồng vô cùng sâu sắc:
+ Thấu hiểu tâm tính của người chồng: Vốn hiền lành chăm chỉ, vì khổ quá mà sinh bạo tàn.
+ Chấp nhận những trận đòn roi tàn nhẫn để giúp chồng giải tỏa những áp lực của cuộc sống.
- Người đàn bà từng trải, thấu hiểu lẽ đời:
+ Hiểu được ý tốt và suy nghĩ của Phùng và Đẩu.
+ Hiểu được cuộc sống trên biển không thể thiếu đi vai trò của người đàn ông.
- Là người đàn bà rất giàu đức hy sinh: Chấp nhận những đau đớn về thể xác để bảo vệ hạnh phúc gia đình.
3. Kết bài:
Đánh giá nhân vật người đàn bà hàng chài và nêu cảm nghĩ về nhân vật này
1. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật người đàn bà làng chài.
2. Thân bài:
a. Hoàn cảnh, số phận nhân vật:
- Xuất hiện trong một hoàn cảnh vô cùng éo le - là nạn nhân của bạo lực gia đình.
- Chị không có một cái tên cụ thể, tuổi trạc tầm 40 mươi, thân hình cao lớn, thô kệch, tấm áo bạc phếch và rách rưới.
- Ngày còn trẻ không lấy được chồng vì xấu xí, mãi về sau mới nên duyên với người chồng hiện tại.
- Cuộc sống của hai vợ chồng khó khăn, nghèo đói, đông con, có những tháng ròng biển động cả gia đình phải ăn cả xương rồng chấm muối.
- Liên tục gánh chịu sự dày vò, bạo hành của người chồng vũ phu.
b. Vẻ đẹp tâm hồn của người đàn bà làng chài:
* Tình mẫu tử thiêng liêng, sâu nặng:
- Chấp nhận cuộc sống như địa ngục để các con được ăn no, có một mái nhà đầy đủ cả cha lẫn mẹ.
- Đưa thằng Phát lên bờ sống với ông nội vì không muốn con chứng kiến cảnh bố đánh mẹ, không muốn con bị tổn thương về tâm lí.
- Đau đớn, xót xa khi thấy con trai lao vào đánh bố => Điều đó đã để lại trong tim người đàn bà làng chài những nỗi đau, nỗi bất lực, vì không bảo vệ được tâm hồn trẻ thơ của con.
* Tấm lòng bao dung, nhân hậu, thấu hiểu lý lẽ:
- Đối với việc bị bạo lực gia đình chị chỉ thuật lại bằng chất giọng bình thản, đượm buồn, chất chứa trong đó là sự cam chịu, nhẫn nhục, không hề tỏ ra căm hận, giận dữ.
- Bào chữa cho gã chồng rằng chỉ bởi lẽ vì nghèo khổ quá, phải gánh gồng áp lực mưu sinh quá lớn, khiến cho chồng chị trở nên cục cằn, vũ phu.
- Tự nhận hết lỗi về mình, nghĩ rằng giá mà có được chiếc thuyền rộng hơn, “giá mà tôi đẻ ít đi”, thì có lẽ cuộc sống đã dễ thở hơn, và chồng chị cũng không trở nên đổ đốn, vũ phu.
- Luôn ghi nhớ cái ơn nghĩa cứu vớt cuộc đời chị khi xưa của người chồng.
* Sự thấu hiểu lý lẽ, tâm hồn sâu sắc:
- Chị hiểu tấm lòng của Phùng và Đẩu, hiểu được rằng họ muốn giành lại công bằng cho chị, tất cả chỉ vì muốn chị thoát khỏi cảnh bị bạo hành, để chị có một cuộc sống tốt hơn.
- Mở lòng giải thích, tâm sự bằng những lý lẽ giản đơn, mộc mạc, để tháo gỡ hết những khúc mắc trong lòng Phùng và Đẩu.
- Có lòng tự trọng sâu sắc, dù bị đánh những đòn roi đau đớn nhưng chị không kêu lấy một tiếng, thấy xấu hổ, nhục nhã khi bị thằng con trai chứng kiến cảnh mình bị đánh.
3. Kết bài:
- Nêu cảm nhận chung.
1. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về nhà văn Nguyễn Minh Châu cùng quan điểm sáng tác của ông.
- Giới thiệu khái quát về tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa" và nhân vật người đàn bà hàng chài.
2. Thân bài
a. Tên gọi, ngoại hình của người đàn bà
- Tên gọi phiếm chỉ: mụ, chị ta, người đàn bà
→ Ý nghĩa khái quát về những người có cuộc đời, số phận và phẩm chất tương tự.
- Ngoại hình:
+ Từ nhỏ đã là một người con gái xấu xí như nét vẽ vội của tạo hóa.
+ Trạc ngoài 40, cao lớn với những đường nét thô kệch
+ Khuôn mặt mệt mỏi, tái ngắt, tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá
→ Ngoại hình mang những nét đặc trưng của một người đàn bà miền biển lam lũ.
b. Cuộc sống của người đàn bà hàng chài
- Nghèo khổ về vật chất
+ Nơi ở: trên thuyền lênh đênh, chật chội
+ Lúc biển động, suốt cả tháng toàn phải ăn cây xương rồng luộc chấm muối
- Đau đớn về thể xác và tinh thần:
+ Thường xuyên bị chồng đánh đập tàn nhẫn: "Ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng".
+ Bị chồng nguyền rủa: "Mày chết đi cho ông nhờ"
c. Người đàn bà hàng chài là người mẹ yêu thương con
- Nhẫn nhục, chịu đựng đòn roi của chồng để nuôi con
- Luôn cố gắng để con tránh được những tổn thương về tinh thần
- Đau đớn, dằn vặt vì không thể che chở cho tâm hồn ngây thơ của con.
- Xót đau khi chứng kiến đứa con vì bảo vệ mẹ mà phạm phải lỗi đạo với cha.
- Ý thức về thiên chức người mẹ.
d. Người đàn bà hàng chài là người vợ yêu thương chồng, thấu hiểu chồng và giàu lòng vị tha.
- Chịu ơn chồng: Cứu vớt cuộc đời của người đàn bà lầm lỡ, mang đến cho chị hạnh phúc làm vợ, làm mẹ.
- Yêu chồng: bộc lộ gián tiếp qua chi tiết: đứa con mà chị yêu thương nhất là thằng Phát - "cái thằng từ tính khí đến mặt mũi giống như lột ra từ cái lão đàn ông đã hành hạ mụ"
- Thấu hiểu chồng:
+ Hiểu tính cách chồng: "cục tính nhưng hiền lành lắm"
+ Cảm thông với chồng vì hoàn cảnh mà tha hóa: vì nghèo khổ, túng quẫn..., lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh.
- Là người phụ nữ bao dung, giàu lòng vị tha
+ Tự nhận lỗi về mình: Đám đàn bà đẻ nhiều quá, mà thuyền lại chật; "Giá đẻ ít đi", biện minh cho hành động hung hăng của chồng bằng cách chỉ ra lỗi thuộc về sự nghèo đói, lạc lậu.
+ Chắt chiu, trân trọng những khoảnh khắc vợ chồng, con cái sống hòa thuận, vui vẻ.
3. Kết bài
Khái quát ý nghĩa của hình tượng người đàn bà hàng chài.
1. Mở bài
Giới thiệu tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa" và nhân vật người đàn bà
2. Thân bài
- Tên gọi, ngoại hình:
+ Không có tên riêng → Chị cũng giống như những người đàn bà ở vùng biển khác nhỏ bé, bình thường, vô danh.
+ Trạc ngoài bốn mươi, cao lớn với những đường nét thô kệch, rỗ mặt, mặt tái ngắt, dường như đang buồn ngủ → Người đàn bà lam lũ, vất vả, nhọc nhằn với cuộc sống mưu sinh trên biển.
- Số phận: Bi kịch, bất hạnh vì ngoại hình xấu xí, nghèo khổ, phải chịu những trận đòn roi từ người chồng.
- Vẻ đẹp tâm hồn:
+ Vị tha, bao dung: Chị hiểu được nguyên nhân mà người chồng trở nên vũ phu như vậy và đồng cảm, cam chịu để chồng đánh. Chị nhận hết lỗi về mình
+ Giàu đức hi sinh và tình yêu thương con:
+ Chị hiểu hoàn cảnh của mình, hiểu lẽ đời, hiểu lòng tốt của Phùng và Đẩu nhưng lòng tốt ấy lại không thể áp dụng trong trường hợp của chị.
→ Người đàn bà hàng chài đã mang đến cho Phùng và Đẩu một cách nhìn nhận thực tế hơn và bao quát hơn.
3. Kết bài
Cảm nghĩ về nhân vật người đàn bà trong "Chiếc thuyền ngoài xa"
1. Mở bài
- Giới thiệu Nguyễn Minh Châu
- Giới thiệu truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa
- Giới thiệu nhân vật người đàn bà hàng chài
Tham khảo mở bài của đề này trong mục Phân tích.
2. Thân bài
* Tên tuổi
- Không tên tuổi cụ thể, gọi phiếm định "người đàn bà hàng chài", "mụ".
- Chỉ là một người vô danh như bao người đàn bà vùng biển khác, nhưng số phận con người ấy lại được tác giả tập trung thể hiện và được người đọc quan tâm nhất trong truyện ngắn này.
* Vóc dáng ngoại hình
- Thô kệch, rỗ mặt, lúc nào cũng xuất hiện với "khuôn mặt mệt mỏi"- đó là hình anh một con người lam lũ, mất hết sinh lực, niềm vui, sức sống.
- Nghèo khổ, nhọc nhằn (lưng áo bạc phếch)
- Mặc cảm, tự ti ( dáng vẻ lúng túng)
=> Nhà văn thể hiện nỗi xót thương cho số phận con người ngay khi miêu tả ngoại hình, dáng vẻ của nhân vật.
* Số phận đau khổ, bất hạnh
*Chuyển ý:
Nguyễn Minh Châu không chỉ dừng lại ở vẻ ngoài của nhân vật mà ngòi bút thấm đẫm tinh thần nhân đạo của ông đã lách thật sâu để khám phá cho được cái mạch ngầm hiện thực về số phận bất hạnh của người đàn bà hàng hàng.
- Một người đàn bà bất hạnh, nhẫn nhục chịu đựng (người đàn bà bị đánh)
- Người đàn bà chịu những nỗi đau khổ chồng chất: mệt mỏi sau những đêm thức trắng kéo lưới, chịu đựng những trận đòn của chồng, nơm nớp lo sợ con cái bị tổn thương khi phải chứng kiến cảnh bạo lực gia đình.
* Vẻ đẹp tâm hồn và tính cách
Chuyển ý:
-Tham khảo chuyển ý sau:
Đằng sau cái vóc dáng thô kệch ấy, đằng sau cái vẻ ngoài rách rưới ấy, đằng sau cái hành động nhẫn nhịn ấy người đọc còn nhận ra vẻ đẹp tâm hồn, tính cách khuất lấp của người đàn bà hàng chài này.
Hoặc:
Nếu bạn đọc từng yêu nhân vật nữ trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu thì sẽ thấy không ở đâu yếu tố "thiên nữ tính" lại thăng hoa tuyệt vời ở người đàn bà rách rưới này.
* Vẻ đẹp của một người từng trải sâu sắc: đẹp nhất nhưng đặc biệt nhất
- Nguyên nhân vũ phu của người chồng: do hoàn cảnh ép buộc chứ không phải bản chất
- Người đàn bà hàng chài cần một người đàn ông trên thuyền để chèo chống khi phong ba bão táp ập đến.
- Từ khi có Đảng, nhà nước cuộc sống còn bất cập: không hợp lý, không hợp lòng dân.
* Vẻ đẹp khoan dung, nhân hậu, độ lượng: thiên chức của người phụ nữ.
- Chị tự nguyện cho chồng đánh, không kêu, không chống trả, không chạy trốn -> Một kẻ ngu muội chìa lưng cho chồng đánh (cái nhìn từ xa)
- Nhìn vào tấm lưng bạc phếch (nhìn vào cái nghèo đói, đau khổ), ông ta thương vợ nên ông ta đánh vợ => biểu hiện tiêu cực.
- Chị không trách chồng mà kéo tội lỗi về phía mình (vẻ đẹp nhân hậu của người phụ nữ Việt Nam)
- Chị chấp nhận những trận đòn như một cách giải tỏa những bức bách, u uất trong lòng người chồng -> hi sinh cao cả, chị hiểu chồng mình
- Chị thấy trong chuyện này mình là người có lỗi.
* Vẻ đẹp tình mẫu tử thiêng liêng
- "Người đàn bà hàng chài chúng tôi sống cho con chứ không phải sống cho mình"
-> Người mẹ này vừa thương con vô cùng, khi vô tình để thằng bé Phác nhìn thấy cảnh trái ngang -> vừa đau đớn, vừa xấu hổ
- Van nài đứa con, ôm chầm lấy nó -> sợ nó hành động dại dột với bố nó.
- Khi nhắc đến cảnh hòa thuận trên thuyền, chị hạnh phúc khi "ngồi nhìn đàn con chúng nó được ăn ngon", "khuôn mặt xám xịt của mụ chợt ửng sáng lên như một nụ cười"
3. Kết bài
Cảm nghĩ về nhân vật
Người nghệ sĩ vốn là người suốt đời đi tìm cái đẹp, cái toàn mỹ toàn thiện. Thế nhưng không phải vẻ đẹp nào cũng đơn giản mà có thể nó còn ẩn giấu những sự thật không hoàn mĩ bên trong. Câu chuyện về người đàn bà hàng chài trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu đã cho chúng ta cái nhìn sâu sắc về bản chất của cuộc sống, nhìn sâu vào mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời. Một bức tranh thuyền và biển “toàn bích” nhưng lại ẩn chứa trong đó là số phận đau khổ của người lao động nghèo mà điển hình là người đàn bà hàng chài. Từ đó, ta có thể thấy được những giá trị nhân đạo sâu sắc mà tác giả gửi gắm.
Chiếc thuyền ngoài xa là câu chuyện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng trong chuyến công tác đi tìm một bức ảnh cho bìa cuốn lịch mới. Trong chuyến đi đó, anh đã chọn nơi chiến trường cũ của mình để tìm nguồn cảm hứng và quả thực, anh đã có được một bức ảnh để đời, một bức ảnh với vẻ đẹp “đơn giản và toàn bích"...(Còn tiếp)
>> Xem chi tiết bài mẫu Phân tích người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa tại đây.
--------------------HẾT---------------------
“Chiếc thuyền ngoài xa” đã xây dựng thành công hình tượng một người phụ nữ ngời sáng những vẻ đẹp ẩn sâu vẻ bề ngoài xấu xí, thô kệch. Các em có thể tìm đọc Cảm nhận về vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa, Phân tích hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, Phân tích hình tượng chiếc thuyền ngoài xa, Phân tích hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa để cảm nhận sâu sắc hơn về quan điểm nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Minh Châu.